Tiểu Luận Nghiên cứu Văn hóa Ấn Độ - Bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu Văn hóa Ấn Độ - Bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

    MỤC LỤC

    Lời mở đầu
    Chương 1. Văn hóa Ấn Độ
    1.1 Văn hóa 4
    1.1.1 Khái niệm văn hóa 4
    1.1.2 Văn hóa kinh doanh 5
    1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa Ấn Độ 6
    1.2.1 Vị trí địa lý 6
    1.2.2 Địa hình 6
    1.2.3 Khí hậu – Tài nguyên thiên nhiên 9
    1.3 Văn hóa Ấn Độ 10
    1.3.1 Ngôn ngữ 10
    1.3.2 Tôn giáo 11
    1.3.3 Truyền thống - Phong tục 14
    1.4 Văn hóa Ấn Độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của Geert - Hofstede 16
    1.4.1 Khoảng cách quyền lực 17
    1.4.2 Né tránh sự không rõ ràng 18
    1.4.3 Tính mềm mỏng và tính cứng rắn 18
    1.4.4 Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn 19
    Chương 2. Con người Ấn Độ và mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
    2.1 Con người và doanh nhân Ấn Độ 21
    2.1.1 Con người Ấn Độ 21
    2.1.2 Doanh nhân Ấn Độ 24
    2.1.3 Tính cách người Ấn và doanh nhân Ấn Độ 26
    2.1.4 Sự khác biệt của doanh nhân Ấn Độ với thế giới 28
    2.2 Nền kinh tế Ấn Độ 30
    2.2.1 Thời kỳ cổ đại đến khi bị Anh xâm chiếm làm thuộc địa 31
    2.2.2 Thời kỳ thuộc địa 32
    2.2.3 Thời kỳ sau khi độc lập 33
    2.2.4 Thời kỳ sau 1991 35
    2.3 Quan hệ bang giao Việt Nam - Ấn Độ 39
    2.3.1 Từ trong lịch sử 39
    2.3.2 Thời kì sau 1945 tới nay (2011) 43
    Chương 3. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với người Ấn Độ
    3.1 Trên góc độ vĩ mô 48
    3.2 Trên góc độ vi mô 50
    3.2.1 Hiểu về Ấn Độ 51
    3.2.2 Lưu ý khi tiếp xúc với người Ấn Độ 53
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    LỜI NÓI ĐẦU
    Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ như là một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại. Trong lịch sử, Ấn Độ đã phát triển nền văn hóa của họ đến mức rực rỡ hàng ngàn năm trước công nguyên.
    Ngày nay những di sản ấy vẫn còn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Ấn Độ đã và đang đóng góp rất nhiều vào kho tàng văn hóa nhân loại. Không chỉ là thơ ca, nghệ thuật, tư tưởng triết học, những công trình kiến trúc nổi bật mà nổi bật nhất là bao thế hệ con người tài hoa đang duy trì văn hóa của họ và đóng góp ngày càng nhiều cho nhân loại.
    Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, có diện tích ngày nay vào khoảng hơn 3,3 triệu km2, xếp hạng thứ 9 thế giới. Biên giới trên bộ Ấn Độ giáp với nhiều nước như Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bănglađét và phần lớn nữa giáp Ấn Độ Dương. Ấn Độ tuy không có đường biên giới trực tiếp giáp với Việt Nam, nhưng bán đảo Đông Dương lại nằm trên bán đảo Trung Ấn. Về mặt dân số thì Ấn Độ hiện nay đứng hàng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc nhưng tương lai có thể vượt Trung Quốc. Dân số Ấn Độ hiện nay có cơ cấu dân số vàng và còn duy trì trong nhiều năm nữa.
    Người Ấn Độ nổi tiếng với các điệu múa, phụ nữ ăn mặc cầu kì và họ có nhiều điểm thú vị. Có một người khi lên một diễn đàn về du lịch nói rằng: sang Ấn Độ, anh ta trông thấy một phiến bia đá của đế quốc Anh ca ngượi người Anh đã anh hùng khi đánh tan quân mọi rợ Ấn Độ và thống trị đất nước Ấn suốt nhiều năm. Nếu như ở Việt Nam, ngay sau khi dành độc lập, chúng ta đã đập những thứ như thế nát như cám. Mà thực có vậy. Sức hút của Ấn Độ không chỉ ở diện tích lớn, dân số đông, lịch sử rực rỡ (con gái Ấn Độ có nét quyến rũ riêng, múa đẹp, nghệ thuật phong phú ) mà hiện nay, Ấn Độ đang là nền kinh tế thứ 10 thế giới về quy mô. Trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ là một cường quốc.
    Việt Nam cũng xác lập mối quan hệ với Ấn Độ từ lâu. Trước kia, cương vực của Việt Nam chủ yếu là ở miền Bắc và chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc. Qua quá trình mở rộng lãnh thổ, người Việt Nam mở mang đất nước của mình đến những vùng đất phương Nam, những nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, và từ đó văn hóa Ấn Độ một phần nào đó được hấp thu nhiều. Ngoài ra có thể kể đến Việt Nam đón nhận văn hóa Ấn Độ qua tôn giáo (Phật giáo) và giao thương Nhưng xét cho cùng có một điểm chính yếu mà các sử gia đánh giá, đó là Việt Nam và Ấn Độ giao lưu văn hóa là do hợp tác, dung hòa nhau. Khác hẳn cách Việt Nam hấp thụ văn hóa Trung Quốc, đa phần từ đối đầu, thù địch. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của Ấn Độ lên Việt Nam không nhiều như Trung Quốc. Do vậy ngày nay, Ấn Độ vẫn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Việc giao thương cũng như các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về Ấn Độ cũng chưa thực sự nhiều. Điều này cần phải thay đổi. Tư tưởng của nhân loại thật vĩ đại và phong phú. Người Việt Nam nên biết nhiều hơn ngoài những cái cũ nát của tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Nếu như có thể tiếp nhận tư tưởng mới thì cũng là điều mà chúng ta đáng làm, sẽ có nhiều khác biệt thú vị và nhiều điều để chúng ta so sánh.
    Điều này ngày nay thực sự cần thay đồi. Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều ở châu Á, giao lưu đã có từ rất lâu, cả hai trong thế kỉ XX đều bị thống trị bởi ngoại bang và giành độc lập trong khoảng thời gian gần như nhau. Và quan trọng nhất là ngày nay cũng giống như trong lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước vẫn là hợp tác và bổ sung là chủ yếu. Trong bối cảnh Ấn Độ hiện nay đang trên đà phát triển mạnh và triển vọng lớn trong tương lai, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, người Ấn Độ ngày nay nói tiếng Anh là chủ yếu, khoảng cách địa lý lại không quá xa. Đó là các yếu tố mà doanh nhân cả hai nước cần đặc biệt phải quan tâm.
    Việc Việt Nam chậm trễ trong quan hệ kinh tế với Ấn Độ là một sai lầm về tầm nhìn. Nhận thấy việc nghiên cứu về Ấn Độ có nhiều điều thú vị. Chúng ta biết quá ít về Ấn Độ mà đã dành quá nhiều sự “ưu ái” không đáng cho Trung Quốc. Thực sự đây có thể là một con đường mới dù rằng con đường này chúng ta nên đi từ lâu. Tức là Việt Nam ngày nay, nhất là các doanh nhân cần hiểu nhiều hơn về Ấn Độ và hợp tác với họ. Trong mọi quan hệ, nếu quan hệ kinh tế tốt đẹp thì có thể dẫn tới nhiều ích lợi khác. Giao thương ngay từ trong lịch sử đã được coi trọng và ngày nay vẫn vậy. Hiểu nhau và giao lưu với nhau sẽ dẫn tới nhiểu lợi ích cho cả hai
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...