Luận Văn Nghiên cứu vận dụng kiến trúc sinh thái thiết kế nhà chung cư cao tầng cho các khu đô thị mới ở hà n

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐỀ TÀI: “ NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG KIẾN TRÚC SINH THÁI THIẾT KẾ NHÀ CHUNG CƯ CAO TẦNG CHO CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI”
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 9
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 10
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 15
    1. Lý do chọn đề tài 15
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 16
    3. Đối tượng nghiên cứu 17
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . .17
    5. Phạm vi nghiên cứu 18
    6. Phương pháp nghiên cứu 18
    7. Đóng góp của đề tài 18
    8. Cấu trúc của luận văn 19
    B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG KIẾN TRÚC SINH THÁI TRONG THIẾT KẾ NHÀ CAO TẦNG TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ Ở HÀ NỘI . 20
    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM . 20
    1.1.1. Khái niệm về Kiến trúc bền vững 20
    1.1.1.1. Sự ra đời của Kiến trúc bền vững 20
    1.1.1.2. Khái niệm về Kiến trúc bền vững .22
    1.1.2. Khái niệm về Hệ sinh thái và sinh thái học 24
    1.1.2.1. Hệ sinh thái .24
    1.1.2.2. Sinh thái học 24
    1.1.3. Khái niệm về Kiến trúc sinh thái .24
    1.1.4. Khái niệm về Khu đô thị mới .26
    1.1.5. Khái niệm về nhà chung cư cao tầng trong các Khu đô thị mới 26
    1.1.6. Khái niệm về Kiến trúc sinh thái trong nhà chung cư cao tầng 27
    1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI 27
    1.2.1. Kinh nghiệm phát triển Kiến trúc sinh thái ở các nước Âu- Mỹ .27
    1.2.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên Bang Nga 28
    1.2.1.2. Kinh nghiệm của Mỹ 29
    1.2.2. Kinh nghiệm phát triển Kiến trúc sinh thái ở các nước Châu Á 31
    1.2.2.1. Kinh nghiệm của Singapore 31
    1.2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc .34
    1.2.2.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản .36
    1.2.3. Tình hình nghiên cứu về Kiến trúc sinh thái nhà ở cao tầng 37
    1.2.3.1. Kiến trúc sư Ken Yeang 37
    1.2.3.2. Kiến trúc sư Norman Foster 45
    1.2.3.3. Kiến trúc sư Charles Correa 48
    1.2.4. Một số công trình nhà cao tầng sinh thái trên thế giới trong thời gian gần đây 50
    1.2.4.1. Tòa nhà cánh chuồn chuồn- Nam Rooselvelt, thành phố New York .50
    1.2.4.2. Trang trại trong lòng đô thị - Harvest Green Tower 52
    1.2.4.3. Tòa nhà năng lượng mặt trời ở Dubai 53
    1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC SINH THÁI NHÀ CHUNG CƯ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM VÀ HÀ NỘI .53
    1.3.1. Tình hình phát triển nhà ở cao tầng ở Việt Nam và Hà Nội 53
    1.3.1.1. Tình hình phát triển nhà ở cao tầng ở Việt Nam .53
    1.3.1.2. Tình hình phát triển nhà ở cao tầng ở Hà Nội .54
    1.3.2. Tình hình vận dụng Kiến trúc sinh thái trong thiết kế nhà chung cư cao tầng ở Việt Nam và Hà Nội .61
    1.3.3. Sự ô nhiễm môi trường do các công trình xây dựng gây ra .63
    1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ CẦN NGHIÊN CỨU .64
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG KIẾN TRÚC SINH THÁI THIẾT KẾ NHÀ CHUNG CƯ CAO TẦNG CHO CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘI .68
    2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KHÍ HẬU HÀ NỘI .68
    2.1.1. Vị trí địa lý 68
    2.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn 68
    2.1.2.1. Địa hình .68
    2.1.2.2. Địa chất .68
    2.1.2.3. Thuỷ văn 69
    2.1.3. Đặc điểm khí hậu .70
    2.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .73
    2.2.1. Kinh tế và tiềm năng tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội 73
    2.2.2. Xu hướng phát triển xã hội .74
    2.2.2.1. Sự biến đổi về dân số Hà Nội 74
    2.2.2.2. Sự biến đổi về cấu trúc gia đình .75
    2.2.2.3. Sự biến đổi về cấu trúc nghề nghiệp .75
    2.3. CƠ SỞ VĂN HOÁ- TRUYỀN THỐNG 76
    2.3.1. Thói quen cư trú của người dân Hà Nội 76
    2.3.2 .Đặc điểm văn hoá, lối sống người Hà Nội .78
    2.3.3. Những quan niệm về thẩm mỹ và bền vững trong kiến trúc truyền thống 79
    2.4. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 80
    2.4.1. Dự báo dân số .81
    2.4.2. Dự báo sử dụng đất .81
    2.4.3. Định hướng phát triển không gian 81
    2.5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 .83
    2.5.1. Định hướng phát triển nhà ở Hà Nội đến năm 2030 .83
    2.5.2. Nhu cầu phát triển nhà ở của người dân Hà Nội 86
    2.5.3. Các dạng nhà chung cư cao tầng thường được sử dụng hiện nay 86
    2.5.3.1. Nhà tháp .87
    2.5.3.2. Nhà tấm 87
    2.6. MỘT SỐ CƠ SỞ THẨM MỸ .89
    2.6.1. Sức cảm thụ thị giác của công trình chung cư sinh thái 89
    2.6.2. Đóng góp vào bộ mặt chung của khu đô thị 90
    2.7. MỘT SỐ CƠ SỞ VỀ VẬT LÝ KIẾN TRÚC, KHÍ HẬU KIẾN TRÚC .91
    2.7.1. Mối quan hệ giữa con người với khí hậu .91
    2.7.2. Ảnh hưởng của khí hậu, bức xạ mặt trời, gió tới kiến trúc và con người .94
    2.7.3. Khả năng thích ứng khí hậu và sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên .97
    2.7.3.1. Khả năng thích ứng khí hậu 97
    2.7.3.2. Khả năng sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên 98
    2.8. MỘT VÀI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẶC TRƯNG CỦA KIẾN TRÚC SINH THÁI 98
    2.8.1. Kiến trúc thích ứng khí hậu 98
    2.8.2. Kiến trúc có hiệu quả về năng lượng .100
    2.8.3. Kiến trúc kế thừa và phát triển những tinh hoa của kiến trúc truyền thống .100
    2.9. MỘT SỐ CƠ SỞ PHÁP LÝ THIẾT KẾ NHÀ CHUNG CƯ CAO TẦNG SINH THÁI TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI .101
    2.9.1. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 323: 2004 về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở cao tầng .101
    2.9.2. Quy chuẩn xây dựng QCXDVN 09:2005, các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả 101
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC SINH THÁI NHÀ CHUNG CƯ CAO TẦNG TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI .103
    3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CHUNG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC SINH THÁI NHÀ CHUNG CƯ CAO TẦNG TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 103
    3.1.1. Những nguyên tắc trong thiết kế 103
    3.1.2. Yêu cầu chung .104
    3.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CÁC KHU CHUNG CƯ CAO TẦNG 105
    3.2.1. Quy hoạch tổng mặt bằng .105
    3.2.2. Bố cục các công trình trong khu ở .107
    3.2.3. Chọn hướng nhà .110
    3.2.4. Xác định khoảng cách giữa các nhà 110
    3.2.5. Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong khu ở .113
    3.2.5.1. Cây xanh .113
    3.2.5.2. Mặt nước .115
    3.3. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHUNG CƯ CAO TẦNG THEO NGUYÊN TẮC SINH THÁI .117
    3.3.1. Mặt bằng công trình 117
    3.3.1.1. Giải pháp mặt bằng mở .120
    3.3.1.2. Giải pháp mặt bằng bố cục theo lớp .122
    3.3.1.3. Giải pháp bố trí lõi sinh thái .124
    3.3.2. Mặt bằng căn hộ 125
    3.3.3. Giải pháp hình khối công trình , .127
    3.3.4. Giải pháp mặt đứng .128
    3.3.4.1. Kết cấu bề mặt tường ngoài chống nóng 128
    3.3.4.2. Kết cấu che nắng và tạo bóng .131
    3.3.5. Giải pháp mái công trình 135
    3.3.6. Mặt cắt công trình .136
    3.3.6.1. Giải pháp để trống một phần hay toàn bộ tầng 1 136
    3.3.6.2. Giải pháp tầng trống công cộng 136
    3.3.6.3. Giải pháp tổ chức vùng đệm ở hướng bất lợi 137
    3.3.7. Bố trí nội thất trong các căn hộ 139
    3.3.8. Giải pháp bố trí cây xanh trong công trình .142
    3.4. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG THÔNG MINH .144
    3.4.1. Thông gió tự nhiên 145
    3.4.2. Sử dụng ánh sáng tự nhiên .145
    3.4.3. Sử dụng năng lượng mặt trời .145
    3.5. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ĐỘNG, LINH HOẠT .146
    3.5.1. Các tầng tự xoay quanh trục 146
    3.5.2. Mặt đứng chuyển động nhờ gió 147
    3.5.3. Giải pháp kết cấu che nắng linh hoạt .147
    3.6. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG MÀU SẮC, CÁC LOẠI VẬT LIỆU BAO CHE MỚI .150
    3.6.1. Sử dụng màu sắc .150
    3.6.2. Sử dụng vật liệu bao che mới .150
    3.7. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG 150
    3.7.1. Giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế 150
    3.7.2. Giải pháp ứng dụng công nghệ xây dựng hiên đại .151
    3.8. VÍ DỤ VẬN DỤNG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC SINH THÁI CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 151
    3.8.1. Mô tả hiện trạng 151
    3.8.2. Ý tưởng và giải pháp thực hiện .152
    C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .164
    1. KẾT LUẬN 164
    1.1. Đánh giá tổng hợp 164
    1.2. Dự kiến khả năng áp dụng 166
    2. KIẾN NGHỊ .166
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
    Tài liệu tiếng Việt .168
    Tài liệu tiếng Nước ngoài .169
    Danh sánh các website tham khảo 169

    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển các loại hình nhà ở, cư dân đô thị có xu hướng sống trong các khu đô thị mới. Các khu đô thị mới thực sự đã đem tới một diện mạo mới mẻ cho thủ đô, đem lại sự năng động, trẻ trung cho thành phố. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số chóng mặt kéo theo sự gia tăng các khu đô thị, chung cư, nhà ở cao tầng khiến việc đầu tư thích đáng cho môi trường sống bị lơ là.
    Do dân số đô thị có xu hướng càng ngày càng tăng thêm, nên việc tìm ra một loại hình không gian ở thích hợp, vừa tiết kiệm diện tích đất xây dựng, vừa phục vụ được số đông người dân, lại đem lại một môi trường sống thoải mái và tiện nghi là một nhu cầu bức thiết. Nhà chung cư cao tầng là một loại hình nhà ở đáp ứng được các yêu cầu trên, và hiện nay đang được áp dụng xây dựng rộng rãi trong các khu đô thị mới.
    Xây dựng các khu chung cư là yêu cầu bức thiết, các nước có nền kinh tế - xã hội phát triển đã đi trước chúng ta cả thập kỷ về loại hình này. Ưu điểm của khu chung cư là tiết kiệm đất đô thị, giải quyết được chỗ ở cho nhiều người dân, tăng diện tích cây xanh và các công trình công cộng, tạo tiện lợi và thông thoáng về giao thông trật tự, và điều đáng kể nhất là tạo nên bộ mặt văn minh đô thị hiện đại.
    Tại Hà Nội, nơi vấn đề nhà ở luôn luôn "nóng sốt" từ 5- 7 năm trở lại đây, hàng loạt dự án xây khu chung cư đã và đang được triển khai. Hiện thành phố có hơn 70 khu đô thị mới như Định Công, Linh Đàm, Pháp Vân, Tứ Hiệp, Đại Kim, Mỹ Đình, làng Quốc tế Thăng Long, Nam Thăng Long, Trung Hòa - Nhân Chính . với gần 200 khu chung cư. Đó là tín hiệu khởi sắc, mở đầu cho tiến trình phát triển đô thị văn minh, hiện đại. Nhưng trong quá trình triển khai lại nảy sinh những bất cập từ thiết kế đến thi công và quản lý sử dụng các khu đô thị mới, khu chung cư.
    Hầu hết chung cư được xây dựng đều có kiến trúc na ná nhau, thậm chí giống nhau cả về mầu sắc trang trí. Kiến trúc của khu nhà này giống khu nhà khác, kiến trúc của mỗi căn hộ giống hệt nhau đã tạo nên sự đơn điệu, thậm chí bất tiện, không thỏa mãn nhiều loại nhu cầu.
    Nhà chung cư cao tầng hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ở của người dân. Các chung cư cao cấp cũng đã cung cấp được các không gian ở rộng rãi, đầy đủ tiện nghi với hệ thống hạ tầng và phục vụ công cộng đầy đủ. Tuy nhiên, việc xây dựng ồ ạt các chung cư cao tầng, chủ yếu để phục vụ mục đích kinh tế và đầu tư, nên đã coi nhẹ yếu tố bảo vệ môi trường, làm cho kiến trúc hoà hợp với thiên nhiên và thích ứng với điều kiện khí hậu ở địa phương. Đây là lúc chúng ta phải nghĩ đến kiến trúc sinh thái và việc đưa những ứng dụng trong thiết kế kiến trúc sinh thái vào thiết kế nhà chung cư cao tầng.
    Khái niệm Kiến trúc sinh thái đòi hỏi người Kiến trúc sư phải quan tâm đến mối tương tác giữa công trình và hệ sinh thái. Một ý nghĩa rộng hơn, người Kiến trúc sư cần phải nắm được luận điểm dựa trên mối liên hệ giữa thiên nhiên và sự tiến bộ xã hội. Tàn phá thiên nhiên để đổi lấy văn minh có thể sẽ không bao giờ mang lại một giải pháp bền vững cho những vấn đề môi trường hiện tại.
    Một không gian nhà ở chung cư cao tầng thực sự tiện nghi, đem lại cuộc sống thoải mái, hài hoà với thiên nhiên, phù hợp với khí hậu địa phương và thân thiện với môi trường ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện nay vẫn chưa có.
    Việc xây dựng nhà chung cư cao tầng ở Hà Nội đang ở giai đoạn khởi đầu. Chúng ta còn phải xây dựng một khối lượng nhà ở rất lớn. Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư, nhà chung cư cao tầng vì thế cũng được xây dựng nhiều. Môi trường không khí ở đây cũng đang bị ô nhiễm nặng, mà nguyên nhân xuất phát từ ngành xây dựng và do các công trình xây dựng thải ra cũng đóng góp phần nào. Việc nghiên cứu và xây dựng chung cư sinh thái hài hoà với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đem lại cuộc sống tiện nghi cho con người là hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện Hà Nội hiện nay.
    1. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài đánh giá thực trạng các nhà chung cư cao tầng được xây dựng ở Hà Nội hiện nay và đề ra các giải pháp thiết kế nhà chung cư sinh thái, giúp tạo ra một môi trường sống tiện nghi, hài hoà với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, đảm bảo phát triển bền vững.
    Xác định cơ sở khoa học cho việc phát triển nhà ở chung cư cao tầng ở Hà Nội theo hướng sinh thái. Tạo ra nền tảng và định hướng cho việc phát triển đô thị bền vững trong tương lai.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu vận dụng kiến trúc sinh thái để thiết kế chung cư cao tầng trong các khu đô thị mới ở Hà Nội.
    Khách thể nghiên cứu là nhà chung cư cao tầng trong các khu đô thị mới ở Hà Nội.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Khảo sát và đánh giá những công trình chung cư cao tầng đã được xây dựng ở Hà Nội về khả năng thích ứng với môi trường và tạo môi trường ở tiện nghi. Tổng kết những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế của các công trình chung cư cao tầng đã được xây dựng.
    Nghiên cứu về kiến trúc sinh thái vận dụng trong nhà chung cư cao tầng trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội, từ đó đề ra giải pháp thiết kế. Nội dung chính bao gồm:
    - Tìm hiểu về kiến trúc sinh thái và tổng quan tình hình vận dụng kiến trúc sinh thái trong thiết kế nhà cao tầng trên thế giới, ở Việt Nam và tại Hà Nội.
    - Phân tích các cơ sở khoa học, những nguyên tắc có liên quan trong việc vận dụng kiến trúc sinh thái trong thiết kế chung cư cao tầng: thông qua việc phân tích khí hậu địa phương, thông qua vấn đề văn hoá lối sống của người dân, thông qua vấn đề thẩm mỹ mà kiến trúc sinh thái mang lại.
    - Đề xuất các giải pháp vận dụng kiến trúc sinh thái trong chung cư cao tầng ở Hà Nội: quy mô cụm công trình, trong một công trình cụ thể, trong các căn hộ.






    4. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các công trình chung cư cao tầng ở Hà Nội, chỉ phục vụ nhu cầu để ở.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
    - Phương pháp khảo sát thực địa
    - Phương pháp điều tra xã hội học
    - Phương pháp phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh
    - Phương pháp thống kê thu thập tài liệu
    - Phương pháp đánh giá môi trường
    - Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia.
    6. Đóng góp của đề tài
    - Tổng hợp và hệ thống những ứng dụng của kiến trúc sinh thái trong thiết kế chung cư cao tầng trên thế giới, ở Việt Nam.
    - Đề xuất một số giải pháp để áp dụng thiết kế kiến trúc sinh thái cho nhà chung cư cao tầng trong các khu đô thị mới ở Hà Nội.
    - Mở đường cho việc nghiên cứu sâu hơn về kiến trúc sinh thái và ứng dụng của nó trong các công trình nhà ở hiện nay.
    7. Cấu trúc của luận văn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...