Chuyên Đề Nghiên cứu vấn đề Vở sạch-Chữ đẹp

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 23/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A: ĐẶT VẤN ĐỀ
    I: LỜI NÓI ĐẦU
    Người xưa thường dùng thành ngữ: “Văn hay chữ tốt” để khen những học sinh giỏi viết chữ đẹp. Bên cạnh đó cũng có câu “văn dai như chảo, chữ vuông như hòm” để chê những học trò dốt, chữ viết xấu. rõ ràng từ xưa cha ông ta đã coi trọng chữ viết chẳng khác gì nội dung văn chương.
    Ngày nay với sự nghiệp giáo dục con người phát triển một cách toàn diện thì vấn đề chữ viết lại càng được coi trong hơn. Chữ viết đẹp dễ gây được thiện cảm cho người đọc. Chữ viết đẹp phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mỹ và tính nết của người viết, như bác Phạm Văn Đồng đã nói “chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người, dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính nkỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài viết của mình”. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục từ năm 2001 - 2002, Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào viết chữ đẹp trên toàn quốc ở bậc tiểu học, cuộc thi này đề ra nhằm đạt được các mục đích sau:
    - Góp phần thúc đẩy phong trào “Vở sạch-Chữ đẹp” của học sinh tiểu học, nâng cao chất lượng dạy tập viết của giáo viên.
    - Tạo cho học sinh thói quen trau rồi kĩ năng viết chữ và trình bày bài, từ đó giúp trẻ em hình thành và phát triển phẩm chất tốt như tính cẩn thận, lòng kiên trì, khiếu thẩm mĩ về sáng tạo, lòng tự trọng biết quý trọng và giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc.
    - Phát huy vai trò trách nhiệm của người giáo viên, động viên, khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện viết chữ cho học sinh tiểu học.
    - Huy động sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynhvà các tổ chức xã hội đối với việc “Luyện nét chữ , rèn nét người” cho học sinh. Đồng thời giúp các nhà ngôn ngữ, các nhà giáo có cơ sở đề xuất mẫu chữ viết Tiếng việt thích hợp nhất dùng trong tiểu học.
    - Nhận thấy được tầm quan trọng của chữ viết nên tôi đã đi sâu và tìm hiểu nghiên cứu vấn đề “Vở sạch-Chữ đẹp”.
    II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Phong trào vở sạch chữ đẹp đã được phát động trong nhiều năm qua và từ năm học 2001 - 2002 được triển khai một cách đồng bộ, sâu, rộng. Để phong trào “Vở sạch-Chữ đẹp” đạt được kết quả cao, chúng ta không thể làm một sớm một chiều được mà nó phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ, thường xuyên, liên tục của cả giáo viên và học sinh. Với trình độ vàthời
    gian có hạn nên tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu trong phạm vi lớp mình phụ tránh.
    1. Thực trạng:
    Năm học 2005 - 2006 tôi được trường phân công giảng dạy lớp 4A
    với tổng số học sinh 20 học sinh gồm 11 em nữ và 9 em nam.
    Đa số học sinh trong lớp tôi phụ trách và giảng dạy là con em gia đình nông nghiệp. Điều kiện kinh tế gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn. Bố mẹ còn mãi lo bươn trải với cuộc sống nên sự quan tâm đén việc học tập của con cái còn rất hạn chế, tất cả đều giao phó cho giáo viên, cho nhà trường. Vì thế công tác giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các môn học cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và có người kèm cặp bên cạnh như môn tập viết, chính tả, toán.
    Bên cạnh cái khó khăn đó tôi cũng có được một số thuận lợi cư bản đó là: các em đều ngoan ngoãn, biết vâng lời, ham học hỏi và kiên trì luyện tập. Đồng thời được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, tập thể hội đồng giáo viên đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...