Luận Văn Nghiên cứu vấn đề tăng hiệu quả phanh bằng các giải pháp kết cấu và điều khiển ( Hệ thống phanh ABS

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Nghiên cứu vấn đề tăng hiệu quả phanh bằng các giải pháp kết cấu và điều khiển ( Hệ thống phanh ABS / ASC + T )


    Sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam mới bắt đầu, với chiến lược phát triển của nhà nước, chính sách nội địa hoá phụ tùng ôtô trong việc sản xuất và lắp ráp ôtô tạo điều kiện cho các nhà thiết kế nghiên cứu, chế tạo các cụm, các hệ thống trên ôtô trong nước trong đó có hệ thống phanh. Vấn đề nghiên cứu nâng cao hiệu quả phanh thông qua kết cấu và điều khiển là vô cùng quan trọng. Do đường xá ngày càng được cải thiện tốt hơn cho nên tốc độ chuyển động của xe cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, mật độ phương tiện cơ giới trên đường ngày càng cao cho nên vấn đề tai nạn giao thông trên đường là vấn đề quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài:“Nghiên cứu vấn đề tăng hiệu quả phanh bằng các giải pháp kết cấu và điều khiển ( Hệ thống phanh ABS / ASC + T )” Với tình hình hiện nay ngành công nghiệp ôtô của ta chủ yếu là lắp giáp nên để có thể độc lập chế tạo trong tương lai rất cần những nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn. Nghiên cứu vấn đề tăng hiệu quả phanh bằng các giải pháp kết cấu và điều khiển là một vấn đề rất phức tạp và nó rất phù hợp với tình hình thực tế của ngành công nghiệp ôtô còn non trẻ của nước ta.
    Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các mối quan hệ giữa ôtô với môi trường hoạt động. Trong đó, vấn đề quan trọng hàng đầu là mối quan hệ giữa lốp và mặt đường để từ đó đưa ra các kết cấu, cách điều khiển của các hệ thống điều khiển lực phanh, lực kéo có liên quan đến hiệu quả phanh và tính ổn định động học của ôtô khi phanh cũng như khi chuyển động nói chung.
    Đề tài cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu về tính hiệu quả của phanh khi cần giảm tốc độ cũng như hiệu quả phanh trong quá trình điều khiển động học của ôtô. Sử dụng phần mềm lập trình Dephi và lập trình ghép nối máy tính trong Windows cùng với mô hình hệ thống phanh kết hợp với hệ thống điều khiển lực kéo (TRC) đơn giản để mô phỏng quá trình hoạt động của hệ thống TRC trên thực tế.
     
Đang tải...