Đồ Án Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
    Đề tài luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
    Chuyên ngành: Kinh tế Công nghiệp
    Thực hiện: 03/2011
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hải Bắc
    Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS Vũ Phán 2. TS.Dương Đình Giám

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    Việc nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ một địa phương sẽ giúp cho các nhà quản lý có một cách nhìn trực quan, dài hạn và bền vững hơn trong việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế của các địa phương cũng như của quốc gia. Luận án đã sử dụng lý luận cơ bản về phát triển bền vững để đánh giá mối quan hệ tương tác, thuận nghịch giữa các nhân tố kinh tế - xã hội - môi trường, sự cân bằng lợi ích giữa thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau trong quá trình phát triển, từ đó phác thảo nội dung cụ thể của phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ một địa phương, đồng thời xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững công nghiệp tương ứng – điều chưa từng được thực hiện trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam. Các nội dung và tiêu chí đánh giá nêu trên là cơ sở khoa học và là căn cứ lý luận, thực tiễn quan trọng để xây dựng và đảm bảo sự thành công của chính sách phát triển bền vững công nghiệp của các địa phương.
    Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
    Trên cơ sở sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá đã được xây dựng, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001-2008 để thấy được: tốc độ tăng trưởng không ổn định; giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ VA/GO giảm dần; sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp không cao, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh yếu; quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp còn chậm, chưa rõ ràng; quá trình sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất sạch, sản phẩm thân thiện môi trường; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn hạn chế; phân bố công nghiệp còn chưa hợp lý; từ đó rút ra kết luận: mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều năm, cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã phát triển không bền vững.

    Luận án đã đề xuất đồng bộ 6 nhóm giải pháp về chính sách nhằm phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm: lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn và phát triển công nghiệp phụ trợ; điều chỉnh phân bố công nghiệp, xây dựng và phát triển đồng bộ các khu công nghiệp; thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp và phát triển công nghiệp môi trường; xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận và cả nước, đặc biệt là với Hà Nội nhằm mục tiêu phát triển bền vững; nâng cao vai trò quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp. Các giải pháp nêu trên đã được đề cập một cách toàn diện, đồng bộ và có tính khả thi, nhiều giải pháp đã được lượng hoá, tính toán chi tiết, nhưng cũng có giải pháp cần tính toán cụ thể hơn và có thể được tiếp tục phát triển thành các công trình nghiên cứu độc lập sau này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...