Thạc Sĩ Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/6/17.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trong gần ba thập kỷ gàn đây tỉnh, Thái Nguyên đã khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, khoáng sản, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong tổng sản phẩm toàn tỉnh và nông nghiệp cả nước nhưng có một số loại sản phẩm chiếm vị trí khá như cây chè. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn, làng nghề tiếp tục được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Các hoạt động tìm kiếm du nhập nghề mới, khôi phục và phát triển nghề cũ diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Nhiều loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã được hình thành trong các làng nghề. Tuy nhiên vùng nông thôn tỉnh Thái Nguyên đang đứng trước khó khăn thách thức đó là: bình quân thu nhập và mức sống trên đầu người thấp so với thành thị, sản xuất vẫn chủ yếu là nông, lâm nghiệp, ngành nghề chưa phát triển, sức ép lao động nông thôn dôi dư ngày càng tăng, lao động thiếu việc làm, nhất là các thời điểm nông nhàn và sự dịch chuyển lao động ra thành phố ngày càng lớn. Để từng bước đưa nông thôn phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần thiết phải bố trí lại cơ cấu lao động, phát triển ngành nghề nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đồng thời đưa nhanh công nghiệp phục vụ chế biến nông lâm sản, xây dựng, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vào nông thôn. Theo định hướng này, duy trì, phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương có nghề truyền thống.

    Sau gần 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với đó các vấn đề môi trường đang ngàycàng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức. Nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khoẻ cộng đồng, văn hóa, giáo dục, du lịch, thủy sản, tài chính, đa dạng sinh do hoạt động sản xuất làng nghề đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Công tác quản lý làng nghề chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên từ lâu đã được chính quyền các cấp quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, việc quản lý và xử lý chất thải từ làng nghề chế biến này đang gặp rất nhiều khó khăn bởi sự phân bố lẻ tẻ của các hộ gia đình sản xuất chưa có quy hoạch cụ thể. Hầu hết các hộ sản xuất đều có công nghệ thô sơ, lạc hậu, các chất thải đều chưa được thu gom đúng quy định. Với phương thức chôn lấp là chính và không để ý tới hộ xung quanh. Như vậy, bảo vệ môi trường nói chung và quản lý làng nghề chế biến chè nói riêng đã, đang và chắc chắn sẽ trở thành một vấn đề bức xúc đối với tỉnh Thái Nguyên Từ thực tế khách quan đó, nhu cầu đó, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Trường Đại học khoa học tự nhiêvà dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Trình, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ”. Đề tài nhằm nêu lên hiện trạng quản lý làng nghề chế biến chè, xác định các thách thức, để từ đó đề ra những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quản lý làng nghề một cách tổng thể, toàn diện.

    Mục đích nghiên cứu
    - Xác định rõ hiện trạng môi trường làng nghề chế biến chè hiện tại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
    - Nêu lên các vấn đề môi trường trong quá trình trồng và chế biến chè tại các làng nghề chế biến chè xã Tân Cương – thành phố (TP) Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
    - Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi quản lý tốt làng nghề chế biến chè định hướng lâu dài trong tương lai, phù hợp với nhu cầu cấp thiết của người dân trong làng nghề.
    Yêu cầu
    - Số liệu thu thập phải trung thực, khách quan, chính xác.
    - Đề xuất các phương án, giải pháp cần có tính khả thi, thực tế và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Thái Nguyên
    Ý nghĩa của luận văn
    Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch và quản lý làng nghề chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    - Cung cấp dữ liệu về hiện trạng phát sinh của làng nghề chế biến chè.
    - Cung cấp thông tin, kiến thức về các công nghệ quản lý làng nghề chế biến chè, phù hợp cho điều kiện tỉnh Thái Nguyên hiện nay và tương lai.
    Ý nghĩa thực tiễn
    - Đề tài cung cấp một giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để quản lý làng nghề chế biến chè cho tỉnh Thái Nguyên.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN . 4
    1.1.1. Vị trí địa lý 4
    1.1.2. Khí hậu 4
    1.1.3. Điều kiện địa hình 5
    1.1.4. Tài nguyên khoáng sản 7
    1.1.5. Tài nguyên đất . 8
    1.1.6. Tài nguyên nước 11
    1.1.6.1. Tài nguyên nước mặt 11
    1.1.6.2. Tài nguyên nước ngầm 12
    1.2. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP NÔNG
    THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN 12
    1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 10
    1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp . 10
    1.2.2.1.Trồng trọt . 11
    1.2.2.2. Chăn nuôi . 14
    1.2.2.3. Lâm nghiệp . 14
    1.2.3. Thực trạng dân cư vùng nông thôn . 15
    1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÁI NGUYÊN . 15
    1.3.1. Thông tin chung về làng nghề 15
    1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành nghề chế biến chè tỉnh Thái Nguyên 18
    Luận văn thạc sỹ
    Trần Thế Long ii K17-Khoa học Môi trường
    1.4. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ XÃ TÂN CƯƠNG . 20
    1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các làng nghề trồng và chế biến chè ở xã
    Tân Cương 20
    1.4.1.1. Địa hình 20
    1.4.1.2. Khí hậu và thủy văn 20
    1.4.1.3. Kinh tế xã hội xã Tân Cương 21
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
    25
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 25
    2.1.3. Nội dung nghiên cứu 25
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 26
    2.2.2. Phương pháp khảo sát môi trường tự nhiên 26
    2.2.2.1. Thu mẫu, phân tích chất lượng nước . 26
    2.2.2.2. Thu mẫu, phân tích chất lượng đất 27
    2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học 28
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Hiện trạng trồng trè và các vấn đề môi trường trong trồng trè ở làng nghề chế
    biến chè Tân Cương 29
    3.1.1. Phương pháp canh tác 29
    Luận văn thạc sỹ
    Trần Thế Long iii K17-Khoa học Môi trường
    3.1.2. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân hóa học 29
    3.1.2.1. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật 29
    3.1.2.2. Sử dụng phân bón hóa học 32
    3.1.3. Chất thải trên đồng 32
    3.1.4. Hiện trạng quản lý chất thải trên ruộng chè 33
    3.2. Hiện trạng chế biến chè và các vấn đề môi trường ở làng nghề chè Tân Cương
    34
    3.2.1. Phương pháp chế biến . 34
    3.2.2. Phương pháp sản xuất chè ở làng nghề chế biến chè Quyết Thắng xã Tân
    Cương . 39
    3.2.2.1. Hiện trạng sản xuất tại xưởng chế biến . 39
    3.2.3.2. Chất thải và các thứ không liên quan tới chất thải trong quá trình chế biến
    chè và tác động môi trường . 42
    3.2.4. Kết quả phân tích chất lượng đất, nước một số khu vực làng chè . 44
    3.3. Đề xuất các biện pháp BVMT ở làng nghề chè . 51
    3.3.1. Các biện pháp BVMT trong trồng trọt 51
    3.3.1.1. Sử dụng hợp lý nguồn nước 51
    3.3.1.2. Bảo vệ môi trường không khí 51
    3.3.1.3. Áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ trong trồng chè 51
    3.3.1.4. Giáo dục môi trường . 52
    3.3.2. Quản lý phân hóa học, hóa chất BVTV 52
    3.3.3. Quản lý dịch hại tổng hợp 60
    3.3.4. Thu gom và xử lý chất thải rắn 64
    3.4. Các biện pháp BVMT trong chế biến chè . 64
    Luận văn thạc sỹ
    Trần Thế Long iv K17-Khoa học Môi trường
    3.4.1. BVMT lao động 64
    3.4.2. Quản lý chất thải rắn 65
    3.4.3. Quản lý khí thải . 65
    3.5. Giải pháp kỹ thuật và quản lý trong trồng và chế biến chè tại xã Tân
    Cương 65
    3.5.1. Giải pháp kỹ thuật 65
    3.5.1.1. Chuyển đổi làng nghề thành khu lưu giữ các di sản văn hoá và khu du lịch
    với các sản phẩm đặc sắc có tính nghệ thuật cao 65
    3.5.1.2. Áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề 66
    3.5.1.3. Biện pháp trồng, chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP . 67
    3.5.2. Giải pháp quản lý môi trường làng nghề chè 67
    3.5.2.1. Thành lập tổ quản lý môi trường tại mỗi làng nghề . 67
    3.5.2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả của thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp
    luật về BVMT . 68
    3.5.3. Giải pháp giáo dục . 69
    3.5.3.1. Xây dựng ý thức của người dân, sự tham gia của cộng đồng về BVMT nông
    nghiệp nông thôn Thái Nguyên 69
    3.5.3.2. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong BVMT 71
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 73
    PHỤ LỤC 75
     
Đang tải...