Chuyên Đề nghiên cứu vấn đề lãi suất

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    ------ o0o ------
    1. Cơ sở hình thành đề tài.
    Trong năm 2011 thì lãi suất Ngân hàng ở Việt Nam có sự biến động rất lớn, không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng mà còn tác động lớn đối với nền kinh tế. Điều này đang ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng trong việc huy động vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.
    Và sự biến động đó đang tiếp diễn cho tới thời điềm này và gây ra không ít những khó khăn cho nền kinh tế.
    Có thể nói ngân hàng là ngành có vai trò quan trọng và được coi như là trái tim của nền kinh tế. Các nghiệp vụ ngân hàng nói không những mang lại cho doanh nghiệp, chủ thể kinh tế cơ hội tiếp cận nguồn vốn khi cần thiết mà còn tạo ra cho mọi chủ thể kinh tế một kênh lợi nhuận thông qua hình thức gởi tiền. Như vậy, đối với mọi chủ thể kinh tế lãi suất ngân hàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
    Nếu có được cái nhìn mang tính khái quát cho sự biến động của lãi suất trong tương lai, qua đó có thể xây dựng được kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý thì chắc chắn rằng chủ thể kinh tế sẽ có được sự chủ động trước sự biến động của thị trường qua đó đem lại cho mình những ưu thế lớn trên thương trường.
    Bên cạnh đó con số lãi suất ngân hàng cũng nói lên hàng loạt vấn đề, hàng loạt thống kê của những yếu tố liên quan khác mà khi phân tích chúng sẽ có thể thấy được bức tranh tổng quát của nền kinh tế ở một khía cạnh, một góc nhìn riêng để có thể vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho bản thân mình.
    Vậy trong năm 2012 tình hình lãi suất sẽ có những diễn biến như thế nào? Đâu là những nguyên nhân? Hệ quả mà nó mang lại là gì?
    Nhằm đi tìm lời giải cho những câu hỏi trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài “dự báo lãi suất Việt Nam năm 2012”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    - Xác định tương quan giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế và lãi suất?
    - Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến sự biến động của lãi suất ?
    - Biên độ biến động của lãi suất ?
    - Hệ quả mà nó mang đến là gì ?
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    - Thu thập, phân tích số liệu quá khứ về lãi suất và các chỉ số kinh tế khác có liên quan qua đó đánh giá, ước lượng mối quan hệ giữa các yếu tố trên.
    - Đưa ra các giả thuyết về những yếu tố sẽ ảnh hưởng tới sự biến động và chiều hướng thay đổi của lãi suất, sau đó thu thập số liệu, thông tin, đánh giá để cho ra kết luận.
    - Dựa trên những yếu tố tác động, chính sách của nhà nước ban hành, hiện trạng thực tế của nên kinh tế và mức lãi suất hiện tại để dự đoán sự biến động.
    - Dựa trên mức biến động cao hay thấp để phân tích, thu thập thông tin trong quá khứ về sự thay đổi trong hoạt động của các thành phần kinh tế đối với mức thay đổi lãi suất trước đó để đánh giá, ước lượng sự thay đổi cho mức lãi suất trong tương lai.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Sự biến động lãi suất huy động (VNĐ) trong năm 2012
    - Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lãi suất.
    - Hệ quả mà tình hình biến động lãi suất mang lại.
    - Tạo cái nhìn tổng quan về tình hình lãi suất trong thời gian tới.
    - Số liệu thu thập từ 2010 năm hoặc 2011năm tùy theo mục đích là cho thấy mối tương quan trong quá khứ hay là sự biến động hoặc các tháng hay quý hiện hành để thấy được thực trạng đang xảy ra.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Thời gian: trong năm 2012.
    - Không gian: sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam.
    5. Ý nghĩa đề tài.
    - Thấy được sự biến động của lãi suất trong thời gian tới, qua đó giúp các thành phần kinh tế chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình để đạt được hiệu quả tốt, hay có biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của sự biến động này.
    - Tìm ra đâu là nguyên nhân gây ra sự biến động của lãi suất, và sự đánh đổi của sự biến động này với các mục tiêu kinh tế.
    - Rèn luyện kỹ năng phân tích báo cáo và dự báo của sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên Ngân hàng nói riêng.
    6. Bố cục, nội dung nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...