Tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do lựa chọn đề tài
    Việt Nam là một trong những nước nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán, và cũng là nước có những yếu tố đặc thù về thời tiết khí hậu, lại luôn xảy ra chiến tranh, nên người Việt đă dựng bia đá từ hơn 1000 năm nay như là một phương thức hữu hiệu để lưu giữ các ghi chép và truyền tải thông tin ở thời cổ và trung đại.
    Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá là một trong những địa phương c̣n lưu giữ được bia đá tương đối dồi dào về số lượng, phong phú về nội dung và nghệ thuật. Đến bất cứ thôn làng nào ở huyện Đông Sơn đều có thể bắt gặp những tấm bia đá được dựng ở đ́nh, chùa, đền, miếu, từ đường, lăng mộ, hoặc ngoài cánh đồng, trong hang động, thậm chí bia đá c̣n có mặt trong các ngơ xóm, tư gia với kích thước và h́nh dáng khác nhau, tạo nên một vẻ đẹp cổ kính cho cảnh quan và toát lên một màu sắc văn hoá khá độc đáo của Việt Nam nói chung và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
    Văn bia huyện Đông Sơn có một lịch sử lâu dài vào loại nhất nước. Bia sớm nhất được đặt tại xă Đông Minh, huyện Đông Sơn là Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn 大 隨 九 真 郡 寶 安 道 場 之 碑 文, khắc năm Đại Nghiệp thứ 14 (618) nhà Tuỳ. Nội dung bia ca tụng giáo lư nhà Phật và ca ngợi đạo học cùng sự nghiệp của Viên thứ sử Cửu Chân họ Lê. Bia đă bị mờ nhiều chữ, tác phẩm không c̣n nguyên vẹn, nhưng nó là văn bản văn bia cổ nhất c̣n lại ở Việt Nam. Tấm bia tiêu biểu có niên đại muộn nhất của đầu thế kỷ XX là bia Ngọc Tích bi kư.玉 積 碑 記, tạo năm Việt Namdân quốc năm Bính Tuất thứ 2 (1946) thuộc xă Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Với lịch sử trải dài trên 13 thế kỷ tồn tại, văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đă góp phần quan trọng trong việc t́m hiểu niên đại và nghiên cứu các vấn đề lịch sử, địa lư, tín ngưỡng của Việt Nam nói chung và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
    Cùng với đó, văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá c̣n hàm chứa trong nó những giá trị về ngôn ngữ, là cứ liệu quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu chung về quá tŕnh phát triển của tiếng Việt. Đồng thời, qua văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, nhất là ở phương diện văn xuôi c̣n thể hiện một cách chính xác và rơ ràng về sự phát triển của tiếng Việt, văn phong tiếng Việt thông qua quá tŕnh chuyển đạt ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ viết.
    Với khá nhiều bài thơ đề vịnh phong cảnh, văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá c̣n mang trong nó những giá trị văn học. Đó là những bài thơ ngự đề của vua chúa ViệtNam, của các bậc danh nho khoa bảng, Từ những bài thơ vách đá này có thể giúp cảm nhận được phần nào sự hưng suy của thế cuộc, sự cùng thông của vận nước, sự biến đổi của nhân tâm trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đồng thời cũng phần nào đóng góp cho việc t́m ra tác giả đích thực của một số bài thơ bị tồn nghi. Có thể nói, đây là những tài sản văn hóa rất quư giá đáng được trân trọng, giữ ǵn.
    Văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá c̣n phán ánh sinh động những sinh hoạt văn hoá, t́nh h́nh vận động và phát triển của làng xă, cũng như đời sống tôn giáo tín ngưỡng của người dân địa phương trải qua các thời kỳ lịch sử. Nội dung văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá chứa đựng nhiều nét dân gian phán ánh sinh hoạt làng xă như tập tục bầu Hậu, lập Hậu; việc sửa đ́nh, chùa, xây dựng đường xá, cầu cống; việc lập khoán ước, tinh thần khuyến học; . Với nội dung hết sức phong phú đa dạng đó là những tư liệu góp phần bổ sung những chi tiết mà chính sử không ghi, đồng thời giúp nghiên cứu khá hữu hiệu về phong tục tập quán cùng sự vận động phát triển của địa phương nói riêng, của xă hội Việt Nam thời cổ và trung đại nói chung.
    Có thể nói, văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá là loại h́nh văn bản mang đầy đủ những đặc trưng của văn bia Việt Nam nói chung. Hơn nữa, văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá tuy từ lâu đă được nhiều nhà nghiên cứu Hán học lưu tâm, dịch và công bố, song đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy có một công tŕnh nghiên cứu nào mang tính chất bao quát, tổng hợp. Những công tŕnh nghiên cứu trước đây, hoặc là chỉ nghiên cứu, giới thiệu mang tính độc lập cho từng di tích lịch sử văn hoá; hoặc là chỉ hướng tới mục đích công bố một số văn bia tiêu biểu của huyện Đông Sơn. Vấn đề số lượng bia đá, số lượng thác bản văn bia hiện có và địa điểm đặt bia của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá ngày nay vẫn c̣n chưa mang tính đích xác, văn bia c̣n bị xếp nhập nhằng giữa xă này với xă khác, giữa huyện Đông Sơn với huyện khác. T́nh trạng này đă gây ít nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi muốn sử dụng, khai thác văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
    Huyện Đông Sơn là địa phương chứa đựng nhiều bia cổ, nhiều chủng loại, nhiều bài văn bia đạt đến tŕnh độ nghệ thuật, là một kho tác phẩm quư của thể loại văn bia Việt Nam. Ở đây, chúng ta có thể khai thác nhiều tư liệu quư về sử học, phong tục học, dân tộc học, văn học và nhiều vấn đề kinh tế chính trị khác. V́ vậy, việc nghiên cứu nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá là việc cần thiết và có ư nghĩa. Trong đó, việc tập hợp đầy đủ, chính xác số lượng văn bia, đưa văn bia về đúng vị trí đươc đặt của nó, cũng như việc khảo cứu tổng quan để t́m hiểu đặc điểm, nội dung và giá trị văn bia, đồng thời tiến hành phiên âm, dịch nghĩa các văn bản văn bia tiêu biểu của huyện Đông Sơn để nghiên cứu và phục vụ cho việc nghiên cứu là công việc thiết thực, nằm trong chuyên môn của ngành Hán Nôm.
    Với những lư do trên, chúng tôi chọn đề tài : Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn - chuyên ngành Hán Nôm.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
    Văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá từ lâu đă thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm t́m hiểu. Cụ thể là trong các cuốn sách Khảo sát văn hoá truyền thống Đông Sơn do Trần Thị Liên - Phạm Văn Đấu biên soạn năm 1988; Địa chí Thanh Hoá, tập II- Văn hoá xă hội/ Nxb KHXH, năm 2004; Địa chí huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá/ Nxb KHXH, 2006 đều có giới thiệu một vài văn bia tiêu biểu của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
    Trong Tạp chí Hán Nôm, số 3 - 2000, Trần Thị Băng Thanh có bài Thanh Hoá vườn văn bia, ở đó tác giả giới thiệu khái quát sự phong phú đa dạng về số lượng và nội dung văn bia trong cả mảng khắc thơ đề vịnh và bi kư của tỉnh Thanh Hoá, trong đó bao gồm cả giới thiệu về một số văn bia huyện Đông Sơn.
    Năm 2000, trong Thông báo Hán Nôm học, Phạm Thị Hoa đă có bài viết Văn khắc Hán Nôm ở Đền thờ Nguyễn Nghi có giới thiệu tóm tắt về ngôi đền thờ Nguyễn Nghi cùng với ba tấm bia được đặt tại đền, thuộc xă Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
    Phần Phụ lục trong cuốn Văn khắc Hán Nôm do GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng chủ biên cũng có giới thiệu khoảng 20 văn bia của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
    Có thể thấy, những bài viết nêu trên chỉ nghiên cứu, giới thiệu mang tính độc lập cho từng di tích lịch sử văn hoá; hoặc là chỉ hướng tới mục đích công bố một số văn bia tiêu biểu của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Hoàn toàn chưa có một công tŕnh nào tŕnh bày về văn bia huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá một cách hệ thống.
    3. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi tư liệu - Phương pháp nghiên cứu.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu.
    Luận văn nghiên cứu hệ thống các bài văn bia của huyện Đông Sơn hiện sưu tầm được. Do điều kiện khuôn khổ luận văn, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu về mặt văn tự trên bia đá, v́ đó là một đối tượng nghiên cứu ở phạm vi rộng. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là các bài văn bia của huyện Đông Sơn tính theo địa lư hành chính hiện nay, cụ thể là tất cả những đoạn văn, bài thơ được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm chuyển tải đầy đủ một nội dung hoàn chỉnh được khắc trên bia đá.
    3.2. Phạm vi tư liệu
    Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát hơn 160 thác bản văn bia huyện Đông Sơn có khắc chọn bài thơ, bài văn, đoạn văn được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm do người bản huyện sáng tác. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thông qua các văn bia hiện vật được thực hiện trong quá tŕn đi điễn dă để tham chiếu và khảo chứng.
    3.3. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành Luận văn, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
    3.3.1. Phương pháp văn bản học.
    Thông qua mô tả văn bản về các mặt như kích cỡ bia, độ dài bài văn bia, đặc điểm trang trí trên bia, đặc điểm viết chữ, chúng tôi đưa ra một số nhận định về đặc điểm của văn bia huyện Đông Sơn, về vấn đề niên đại, về thời đại và tác giả. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp đối chiếu văn bản giữa văn bản được khắc trên bia đá và văn bản được chép trong thư tịch cổ để đính chính những chỗ sai sót, nhẫn lẫn.
    3.3.2. Phương pháp thống kê định lượng.
    Chúng tôi tiến hành một loạt các thao tác thống kê định lượng đối với tư liệu văn bia huyện Đông Sơn thu thập được theo các tiêu chí: sự phân bố theo không gian và thời gian, tác giả biên soạn, và các vấn đề có liên quan, v.v Thông qua các kết quả đó, chúng tôi đưa ra những nhận xét tổng quát về t́nh h́nh và đặc điểm của văn bia huyện Đông Sơn.


    3.3.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
    Cùng với thao tác thống kê định lượng, chúng tôi c̣n tiến hành so sánh đối chiếu với các yếu tố: đồng đại, đồng thể, đồng tự dạng v.v
    3.3.4. Phương pháp tổng hợp.
    Phương pháp tổng hợp liên ngành là phương pháp quan trọng trong quá tŕnh tiến hành nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi dựa vào phương pháp này để bước đầu đưa ra những nhận định tổng quát về văn bia huyện Đông Sơn.
    Ngoài những phương pháp trên, chúng tôi c̣n tiến hành phương pháp nghiên cứu điền dă để khảo chứng, xác minh, và bổ sung tư liệu mới về văn bia huyện Đông Sơn.
    4. Đóng mới của luận văn
    - Bước đầu khảo sát văn bản, xác định được chính xác vị trí đặt bia, thống kê tương đối đầy đủ về mặt số lượng văn bia huyện Đông Sơn được sưu tầm trong những năm qua, hiện đang được lưu trữ ở Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Ngoài ra, chúng tôi c̣n tiến hành thu thập thêm một số văn bản văn bia huyện Đông Sơn thông qua các tài liệu khác, và qua quá tŕnh điền dă
    - Lần đầu tiên văn bia huyện Đông Sơn được tŕnh bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về t́nh trạng và đặc điểm.
    - Tŕnh bày cụ thể một số giá trị cơ bản, riêng có của văn bia huyện Đông Sơn như: vấn đề văn học, vấn đề văn hoá, vấn đề nghệ thuật tạo h́nh. Tất cả những giá trị đó được đề cập một cách cụ thể.
    - Phần Phụ lục giới thiệu những bài văn bia huyện Đông Sơn tiêu biểu, bao gồm có nguyên văn kèm phiên âm, dịch nghĩa và chú thích.
    - Đưa ra Danh mục văn bia huyện Đông Sơn mà chúng tôi thu thập và làm lược thuật theo 8 tiêu chí.


    5. Bố cục của luận văn
    - Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và Phần phụ lục.
    - Phần Nội dung được chia làm 3 chương:
    + Chương 1:Giới thiệu khái quát về huyện Đông Sơn.
    + Chương 2: T́m hiểu về văn bia huyện Đông Sơn.
    + Chương 3: Giá trị của văn bia huyện Đông Sơn.
    - Phần Phục bao gồm:
    + Phụ lục 1. Danh mục văn bia huyện Đông Sơn.
    + Phục lục 2. Phiên âm, dịch nghĩa giới thiệu một số văn bia huyện Đông Sơn.
    + Phụ lục 3. Nguyên văn một số bài văn bia giới thiệu.
    6. Quy ước tŕnh bày
    - Trong phần danh mục văn bia tóm lược, kích thước văn bia được đo theo h́nh thức: chiều ngang x chiều cao, đơn vị tính là cm.
    - Những chữ trên thác bản bị mờ, chúng tôi chưa chắc chắn về phương án phiên âm sẽ được đặt trong dấu []
    - Trong luận văn, chúng tôi có sử dụng một số kư hiệu viết tắt như sau:
    DMVKHN: Danh mục văn khắc Hán Nôm.
    NT: như trên.




    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1
    GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐÔNG SƠN
    Đông Sơn là một huyện đồng bằng của châu thổ Sông Mă, nằm ở trung tâm của tỉnh Thanh Hoá, cách 5 km về phía Tây Thành Phố. Đông Sơn là một vùng đất được kiến tạo trên một địa h́nh tương đối ổn định, có đồng bằng mầu mỡ ph́ nhiêu, có hệ thống núi đồi g̣ băi phong phú, và c̣n có cảnh quan rất đẹp, hài hoà. Đông Sơn là huyện có nhiều tiềm năng đất đai và con người, có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hoá xă hội của tỉnh Thanh Hoá.
    1.1. Địa lư
    1.1.1. Địa lư tự nhiên
    Về diện tích.
    Đông Sơn là huyện có diện tích nhỏ nhất tỉnh Thanh Hoá. Theo số liệu thống kê năm 2003, Đông Sơn có diện tích là 10635,42 ha. B́nh quân diện tích tự nhiên là 0,1 ha/người.
    Về địa giới.
    Phía Đông giáp Thành phố Thanh Hoá, gồm các xă, thị trấn: Đông Hưng, Đông Tân, Đông Lĩnh và Thị trấn Rừng Thông; Phía Tây giáp huyện Triệu Sơn, gồm các xă: Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Hoà, Đông Yên, Đông Văn, Đông Phú; Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, gồm các xă: Đông Nam và Đông Vinh; Phía Bắc giáp huyện Thiệu Hoá, gồm các xă: Đông Lĩnh, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Khê, Đông Hoàng.
    Về địa h́nh.
    Địa h́nh huyện Đông Sơn tương đối bằng phẳng, thấp, trũng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam; có núi, đồi xen lẫn đồng bằng.
    Về đất đai, thổ nhưỡng.
    Đất đai huyện Đông Sơn h́nh thành chủ yếu do quá tŕnh trầm tích, là kết quả của lắng đọng các mẫu chất, đất từ nơi khác do nước chuyển tới. Đồng đất của Đông Sơn h́nh thành chủ yếu do phù sa của sông Chu và sông Mă bồi đắp nên có độ mùn khá cao, các chất dinh dưỡng trong đất phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, Đông Sơn c̣n có một diện tích đất không nhỏ thường bị úng nước mưa mùa hè, phân bố ở địa h́nh thấp, trũng hoặc ḷng chảo của vùng châu thổ.
    Nh́n chung, đất Đông Sơn tốt cả về hoá tính và lư tính, không chua, thích hợp với các loại cây lương thực và cây công nghiệp.[SUP]([1])[/SUP]
    Về khí hậu, sông ng̣i.
    Khí hậu của huyện Đông Sơn cũng như các huyện trong vùng đồng bằng Thanh Hoá, đều chịu sự ảnh hưởng, chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
    Sông ng̣i của Đông Sơn gồm có 2 sông chính là sông Hoàng và thuỷ nông sông Chu. Ngoài ra c̣n có trên 325ha ao hồ phân bố hầu hết các xă trong huyện.­­[SUP]([2])[/SUP]
    Về tài nguyên, khoáng sản.
    Đông Sơn là một trong những huyện của Thanh Hoá có đồi, núi đá vôi phong phú, nằm rải rác ở các xă trong huyện với trữ lượng khoảng 20 triệu m[SUP]3 [/SUP]. Phần lớn các núi đá này có chất lượng tốt, đáp ứng cho nhu cầu xây dựng các công tŕnh vĩnh cửu, làm đá mỹ nghệ, ôplat có giá trị cao. Đặc biệt là đá núi Nhồi: “Ở phía Tây Nam huyện, có một quả núi lớn và cao gọi là núi An Hoạch, Sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất biếc xanh như khói nhạt. Sau này đục đá làm khí cụ, ví như đẽo đá làm khánh, đánh lên th́ tiếng ngân muôn dặm; dùng làm bia văn chương th́ c̣n măi ngàn đời ” (Bia “An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kư”.). Đá núi Nhồi được h́nh thành cách ngày nay khoảng 200 – 300 triệu năm, là loại đá không liền tấm, cứng nhưng không gịn, không có tạp chất, mịn, các khối đá tạo thành từng lớp có độ dày mỏng khác nhau.
    Ngoài ra, huyện Đông Sơn c̣n có các tài nguyên khác như: đất sét (dùng làm gạch, ngói, gốm, sứ, tiêu biểu là đất sét Đông Ngàn, xă Đông Vinh); than bùn; nước ngầm;
    1.1.2. Địa lư hành chính
    1.1.2.1. Tên huyện và Lỵ sở huyện Đông Sơn
    - Tên huyện
    Thời thuộc Hán - Tam Quốc - Lưỡng Tấn, “Đông Sơn là miền đất thuộc huyện Tư Phố và một phần thuộc huyện Cư Phong. Theo “Di Biên của Cao Biềnth́ lúc này có huyện Đông Dương, sau gọi là Đông Cương tức là Đông Sơn sau này”[SUP]([3])[/SUP]. Thời Tuỳ Đường đến thời Đinh - Tiền Lê - Lư, Đông Sơn vẫn là vùng đất thuộc vào huyện Cửu Chân [SUP]([4])[/SUP].
    Thời Trần - Hồ, phủ lộ Thanh Hoá gồm có 7 huyện và 3 châu. Cụ thể là: huyện Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Định, Lương Giang, châu Thanh Hoá, châu Ái, châu Cửu Chân. Tên gọi Đông Sơn bắt đầu từ đây.
    Thời thuộc Minh, Trấn Thanh Đô đổi thành phủ Thanh Hoá, lănh 4 châu và 11 huyện, trong đó có Đông Sơn [SUP]([5])[/SUP].
    Thời Lê - Nguyễn. Thanh Hoa lănh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu. Huyện Đông Sơn lúc này thuộc vào phủ Thiệu Thiên. Năm Gia Long thứ 14 (1815) đổi phủ Thiệu Thiên thành phủ Thiệu Hoá.
    Năm 1928, huyện Đông Sơn được đổi gọi là phủ Đông Sơn.
    - Lỵ sở của huyện.
    Trước thời Nguyễn, lỵ sở của huyện Đông Sơn đóng ở xă Cổ Đô (làng Vạc) tức xă Thiệu Đô, huyện Thiệu Hoá ngày nay.
    Năm Gia Long thứ 7 (1808) dời về xă Thạch Khê (tức Ke Rủn), tổng Thạch Khê, nay là xă Đông Khê. Đến năm Minh Mệnh thứ 4 (1823), lỵ sở huyện dời đến xă Thọ Hạc (nay thuộc Thành phố Thanh Hoá), gọi là phủ Đông (địa điểm ga Thanh Hoá ngày nay) [SUP]([6])[/SUP].
    Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tên huyện Đông Sơn vẫn giữ nguyên. Huyện lỵ Đông Sơn đóng ở Rừng Thông (nay là Thị trấn Rừng Thông)
    1.1.2.2. Địa danh làng xă.
    Theo kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhất là Khảo cổ học và Sử học cho thấy, Đông Sơn là một trong những vùng đất cổ nhất của Thanh Hoá và cương vực lúc đó rộng gấp nhiều lần hiện nay. “Kẻ” - một từ chỉ địa danh cổ nhất nước ta, c̣n lưu danh ở nhiều vùng ở Đông Sơn, như: Kẻ Trổ, Kẻ Dậu, Kẻ Môi, Kẻ Th́a, Kẻ Trầu, Kẻ Chiếu, Kẻ Rủn, Kẻ Bôn, Kẻ Chẻo, Kẻ Bụt, . Và những từ chỉ địa danh như: xá, trang, ấp, phường, vạn, cũng xuất hiện và có không ít ở vùng đất này như: Nguyên Xá, Lê Xá, Ngô Xá, Quảng Xá, Bồ Lồ trang, phường Vạn Niên, là những bằng chứng sinh động về sự phong phú và đa dạng của một vùng đất cổ nổi tiếng của Thanh Hoá. Theo tiến tŕnh phát triển của xă hội, những từ chỉ địa danh hành chính đó đă sự thay đổi. như: Kẻ Bôn chuyển thành Cổ Bôn; Kẻ Rủn chuyển thành làng Rủn (nay là xă Đông Khê); Kẻ Bụt chuyển thành thôn Cửa Bụt; Kẻ Lậu chuyển thành thôn Ngọc Lậu;
    Theo sách “Tên làng xă Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, vào thời kỳ này Đông Sơn gồm có 6 tổng (Thọ Hạc, Thạch Khê, Đại Bối, Vận Quy, Quang Chiếu, Lê Nguyễn), 145 xă, thôn, trang, vạn, giáp, sở, phường [SUP]([7])[/SUP].
    Dưới thời vua Minh Mệnh, một số tên tổng, làng, xă của huyện Đông Sơn được đổi tên, như: tổng Lê Nguyễn đổi thành tổng Thanh Hoa; xă Nguyễn Xá (tổng Vận Quy) đổi thành tổng Quy Xá; xă Ngọc Đôi (tổng Thạch Khê) đổi thành xă Ngọc Tích; chia tổng Thọ Hạc thành 2 tổng (Thọ Hạc và Bố Đức); tổng Quang Chiếu thành 2
     
Đang tải...