Thạc Sĩ Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/2/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của vấn đề
    Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu phát triển cho vùng thủ đô Hà Nội, trong đó có mối quan hệ hữu cơ giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh xung quanh như Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, TP Hải Phòng và TP Hạ Long, không gian vùng thủ đô Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục được đầu tư để hình thành các mối liên kết về phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và không gian phát triển hệ thống đô thị, các cơ sở sản xuất, dịch vụ trên diện rộng. Các khu vực liền kề cửa ngõ hướng vào thủ đô Hà Nội sẽ chịu những tác động trực tiếp, giao thoa trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, đô thị, công ăn việc làm, thị trường cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, Điều này tạo ra nhiều cơ hội trong đầu tư và phát triển.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định 1081/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1259/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; với quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Trong đó, không gian đô thị xanh là một thành phần quan trọng của các hệ sinh thái đô thị. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quy hoạch là làm thế nào để tối ưu hóa lợi ích của không gian đô thị xanh.
    Trong các quy hoạch hiện nay như: quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch chung xây dựng thủ đô . đều có nói đến vai trò và sự phát triển của vành đai xanh. Vành đai xanh phải đáp ứng các yêu cầu như: tạo ra các không gian công viên cây xanh tại các cửa ra vào của khu dân cư, bảo vệ các khu vực nông nghiệp và các khu vực có năng suất cao dễ bị lũ lụt, bảo tồn các giá trị văn hóa và di sản, thúc đẩy các hoạt động phù hợp với bảo vệ môi trường và phát triển, cho phép một kết nối chặt chẽ hơn giữa các khu vực nông thôn, đô thị và ngoại thành, duy trì sự ổn định của các làng nghề hiện có và phát triển du lịch sinh thái .
    Tuy nhiên, chức năng, vai trò vành đai xanh và làm thế nào để xây dựng vành đai xanh 1 cách bền vững thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể . Xuất phát từ thực tế trên, tôi xin lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội” để nghiên cứu, tìm hiểu một cách cụ thể hơn về vai trò, chức năng của vành đai xanh trên cơ sở đó chỉ ra những định hướng phát triển vành đai xanh phù hợp với quy hoạch của thủ đô Hà Nội.
    2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu
    Xác lập cơ sở khoa học, đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng phát triển vành đai xanh phù hợp với quy hoạch thủ đô Hà Nội.
    2.2. Nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu các khái niệm liên quan
    - Khái quát thực trạng vành đai xanh tại khu vực Hà Nội
    - Nghiên cứu định hướng phát triển vành đai xanh phù hợp với quy hoạch thủ đô Hà Nội và đề xuất một số mô hình phát triển vành đai xanh.

    3. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương, trong đó:
    - Chương 1: Tổng quan tài liệu
    Trong chương này, tôi nêu lên những khái niệm cơ bản nhất về không gian xanh, hành lang xanh, vành đai xanh, quy hoạch phát triển đô thị và những đặc điểm tự nhiên – xã hội chung nhất của khu vực nghiên cứu.
    - Chương 2: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
    Chương này làm rõ các bước tiến hành nghiên cứu và các phương pháp được thực hiện
    - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Nội dung chính của Chương 3 là nêu rõ những kết quả đạt được trong việc thu thập và xử lý số liệu thực địa.


    Mục lục
    1. Tính cấp thiết của vấn đề 1
    2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
    2.1. Mục tiêu 2
    2.2. Nội dung nghiên cứu 2
    3. Cấu trúc luận văn 2
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
    1.1. Khái niệm 4
    1.1.1. Không gian xanh, hành lang xanh, vành đai xanh 4
    1.1.2. Vành đai xanh là canh tác nông nghiệp 4
    1.1.3. Cây xanh công cộng trong đô thị (theo TCXDVN 362:2005 – Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế) 5
    1.1.4. Phần xanh có công trình xây dựng 5
     Kiến trúc sinh thái 5
     Nhà chung cư cao tầng 6
     Nhà vườn 7
    1.2. Các chỉ số xanh trong đô thị [5] 7
    1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 9
    1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 9
    1.3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 15
    1.3.3. Dân cư và lao động 19
    1.3.4. Diễn biến sử dụng đất 21
    1.4. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 23
    1.4.1. Tổng quan về vành đai xanh điển hình trên thế giới có tính học thuật 23
    1.4.2. Tổng quan về vành đai xanh ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng 26
    1.4.3. Một số ví dụ chứng minh các luận điểm về tổng quan vành đai xanh 27
    a, Khu nhà cao tầng 27
    b, Nông nghiệp đô thị 29
    c, Nhà vườn 30
    1.4.4. Vai trò của vành đai xanh trong phát triển đô thị 31
     Các vành đai xanh giúp hạn chế việc mở rộng quá mức của các đô thị 33
     Tạo cảnh quan hấp dẫn gần nơi mà người dân sinh sống 33
     Giữ lại đất trong nông nghiệp, lâm nghiệp 33
     Cải thiện điều kiện vi khí hậu 33
     Cải thiện chất lượng môi trường không khí 35
     Ý nghĩa kinh tế 38
    1.4.5. Điểm qua các quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội trong đó có lĩnh vực vành đai xanh 38
     Phân loại đô thị 38
     Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (trong lĩnh vực vành đai xanh) 41
     Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (trong lĩnh vực vành đai xanh) 41
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
    2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 43
    2.1.1. Phạm vi nghiên cứu 43
    2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 43
    2.2. Nội dung nghiên cứu 43
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 44
    2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 44
    2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát 44
    2.3.3. Phương pháp lập bản đồ 45
    2.3.4. Tiến trình làm việc 45
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
    3.1. Quy mô không gian và hiện trạng phát triển vành đai xanh tại Hà Nội 46
    3.1.1. Quy mô không gian Vành đai xanh tại Hà Nội, cần ? bản đồ 46
    3.1.2. Hiện trạng phát triển Vành đai xanh 46
    a, Hiện trạng dân cư ở khu vực vành đai xanh 46
    b, Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất 48
    c, Hiện trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn 51
    d, Hiện trạng kinh tế - xã hội 52
    3.2. Phân tích vai trò, chức năng của vành đai xanh trong phát triển của thủ đô Hà Nội 53
    ã Vành đai xanh là cầu nối giữa vùng trung tâm thủ đô Hà Nội với thiên nhiên 53
    ã Các vành đai xanh giúp hạn chế việc mở rộng quá mức của đô thị và giữ lại đất trong nông nghiệp, lâm nghiệp 54
    ã Tạo cảnh quan hấp dẫn gần nơi mà người dân sinh sống 55
    ã Ý nghĩa kinh tế 56
    3.3. Đề xuất một số mô hình phát triển khu vực vành đai xanh theo hướng phát triển thủ đô Hà Nội 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...