Luận Văn Nghiên cứu vai trò hệ thống kênh mương đối với Hà Nội. Đề xuất giải phỏp cho quận Đống Đa

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    A Lý do chọn đề tài
    Môi trường và sự phát triễn bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của thế giới và là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại.
    Bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người là vấn đề lớn ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp của mọi quốc gia và phát triễn kinh tế trên toàn thế giới, đó là khát khao khẩn cấp của các dân tộc và là nhiệm vụ của mọi chính phủ.
    Đô thị được xem là một cơ thể sống động, nhất là ở một nước phát triễn như nước ta. Sự tăng trưởng đi đôi với sự đòi hỏi tiện nghi và khi nền văn minh đã được giao lưu trên toàn cầu thì nhu cầu của người dân đô thị không dừng lại ở sự hợp lý về công năng mà còn phải thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ ngày càng cao.
    Một đô thị được hình thành không chỉ thỏa mãn một thế hệ mà phải phục vụ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, vấn đề tổ chức qui hoạch, xây dựng, quản lý môi trường cảnh quan tiện nghi và thẩm mỹ không chỉ xem xét đến những việc làm hiện tại mà phải tận dụng tối đa cái tốt hiện có để phát triễn trong tương lai. Chúng ta phải biết sẵn sàng hi sinh, bỏ qua những cái lợi nhỏ nhặt trước mắt để nghĩ xa hơn về những điều tốt đẹp trong tương lai.
    Quá trình công nghiệp hóa và Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thời đại. Đi kèm với nó là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị nếu chúng ta không biết giữ gìn.
    Trong những năm qua, Hà Nội với vai trò và vị trí là thủ đô của cả nước đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế xã hội. Nền kinh tế Hà Nội tăng trưởng với nhịp độ nhanh chưa từng thấy, tỉ lệ tăng trưởng tổng sản lượng theo khu vực (RGDP) đạt 11,8% mỗi năm. Về khía cạnh phát triễn công nghiệp, Hà Nội là một trong những tỉnh thành có mức công nghiệp hóa cao nhất, chiếm 85% tổng sản phẩm công nghiệp của cả nước.trong khi dân số chỉ chiếm 3%. Sự phát triễn nhanh chóng về kinh tế và công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ra các vùng ngoại thành Hà Nội và quá trình hiện đại hóa mạng lưới đường bộ, các khu nhà ở mới
    Qui hoạch tổng thể 2020 do UBND thành phố Hà Nội xây dựng dự báo tổng dân số Hà Nội sẽ là 1,7 triệu năm 2005 và tăng lên 2,5 triệu năm 2020. Sự tăng trưởng về kinh tế trong điệu kiện còn thiếu các trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũ kỷ, quản lý kém, thiếu các biện pháp xử lý vi phạm về ô nhiễm đang gây nên sự xuống cấp nghiêm trọng môi trường trong thành phố. Hà Nội với lịch sử hình thành và phát triễn mang nhiều đặc trưng của một miền sông nước tất yếu sẽ mang nhiều “thương tích” do ô nhiễm môi trường mang lại. Từ ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn đang làm mất dần hình ảnh về một thủ đô thơ mộng. Vì lẽ đó, cải tạo nâng cao chất lượng môi trường, cảnh quan đô thị càng trở nên cấp bách.
    Vì thế, năm 1992, chính phủ Việt Nam đã đề nghị chính phủ Nhật Bản hỗ trợ về kỹ thuật để thực hiện nghiên cứu “Qui hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thành Phố Hà Nội”. Theo đó, Cơ quan hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) đã tiến hành thực hiện dự án nghiên cứu này.
    Trong dự án đã nhấn mạnh vai trò của sông hồ để điều hoà lưu lượng và thoát nước. Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình thiết bị và các giải pháp kỹ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước. Muốn hệ thống hoạt động hiệu quả thì không chỉ sông hồ mà các cống rãnh, kênh mương cũng cần nghiên cứu cải tạo.
    Quan niệm sống người Việt Nam luôn muốn gần gũi với thiên nhiên, lưu giữ những giá trị bản sắc cổ xưa nên vấn đề cải tạo kênh mương theo hướng cống hoá và giữ làm cảnh quan cần phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng để không mất đi những gì mà thiên nhiên đã ưu đãi tạo ra cho chúng ta nhưng vẫn phù hợp với Qui hoạch thoát nước.
    B Mục tiêu nghiên cứu
     Đánh giá thực trạng hệ thống kênh mương
     Cơ sở khoa học để đánh giá vai trò và khả năng sử dụng cảnh quan không gian của kênh mương.
     Đề xuất một số giải pháp kiến trúc, qui hoạch, quản lý đô thị, thoát nước để thực hiện cải tạo cảnh quan và giảm bớt ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.

    C Giới hạn của đề tài :
    Giới hạn về không gian : phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong địa bàn của dự án “ Qui hoạch tổng thể thoát nước thành phố Hà Nội” do UBND thành phố Hà Nội cùng Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đề xuất. Nội dung nghiên cứu của đề tài có thể xem như phần bổ sung của dự án về vấn đề cảnh quan kênh mương.
    Giới hạn về thời gian : đề tài nghiên cứu cho giai đoạn 2005-2020.
    Giới hạn về đối tượng : vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở hệ thống kênh mương Hà Nội và giải pháp cho quận Đống Đa.
    D Phương pháp nghiên cứu
     Phương pháp khảo sát thực địa.
     Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu liên quan.
     Phương pháp bản đồ.
     Phương pháp đánh giá tác động môi trường.
     Phương pháp dự báo.
     Phương pháp phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh.







    PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ CẢNH QUAN SINH THÁI
    MẶT NƯỚC VÀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG HÀ NỘI
    1.1 Hệ thống sông hồ mặt nước và cảnh quan Hà Nội qua các thời kì
    1.1.1 Từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX (thời kì phong kiến)
    A Thăng Long thời Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407)
    Trước ngày xây dựng Kinh thành Thăng Long, miền Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc, buôn bán thịnh vượng mặc dù không phải là kinh đô của các triều đại trước (Ngô, Đinh, Tiền Lê). Chính nhờ những điều kiện kinh tế xã hội sẵn có mà khi dời đô tới, Lý Thái Tổ chỉ phải lo xây dựng Hoàng thành còn những khu dân cư vốn có không phải xây dựng gì nhiều. Khi mới xây dựng Kinh thành Thăng Long chia làm 2 phần : Hoàng thành và Kinh thành. Một vòng thành ngoài cùng bao bọc toàn bộ khu vực thành và thị gọi là thành Đại La tức Thăng Long ngoại thành. Vòng ngoài này đắp bằng đất với chức năng vừa phòng vệ vừa ngăn ngừa lũ lụt. Mặt Đông, thành chạy dọc theo hữu ngạn sông Hồng như một đoạn đê của sông này, mặt Bắc dựa theo sông Tô Lịch từ phía nam hồ Tây cho đến Yên TháI (đường Hoàng Hoa Thám ngỳa nay), mặt Tây theo tả ngạn sông Tô Lịch từ Yên Thái đến Ô Cầu Giấy và mặt Nam theo sông Kim Ngưu đến Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền nối với đê sông Hồng. Như vậy tổng thể thành Đại La dược giới hạn khá rõ rệt bằng ba con sông : sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu. Trong qui hoạch tự nhiên, thành cũng là đê, sông cũng là hào.
    Phía ngoài bốn cửa thành là chợ, lớn nhất là chợ Đông (cửa sông Tô Lịch) và chợ Tây, là nơI trao đổi trực tiếp giữa bộ phận thành và bộ phận thị, cũng là nơI tập trung những hoạt động buôn bán của Kinh thành. Khu vực Đông Bắc lấy sông Tô Lịch và sông Nhị làm giới hạn, là trung tâm thương nghiệp lớn nhất của Thăng Long khi đó. Ơ đây tập trung khá nhiều phố phường – chợ bến, trung tâm là phường Hà Khẩu, chợ Đông, bến cảng cửa sông Tô và ngược lên phía trên, bến cảng Triều Đông (dốc Hoè Nhai). Phố phường, chợ bến tấp nập tạo nên cảnh trên bến dưới thuyền của một khu buôn bán tấp nập.
    Nội thành, Tô Lịch, Kim Ngưu uốn khúc, nối liền với hồ Gươm và hồ Bảy Mẫu. Thuyền mành san sát, đỗ vào tận bến Giang Tân ở mạn Nghĩa Đô, Yên Thái, nơi Tô Lịch nhận thêm nước của sông Thiên Phù từ sông Nhị chảy vào, len lỏi qua làng La (Xuân La) nổi tiếng trồng dưa. Đời Lý Nhân Tông, sông Thiên Phù bị lấp, sông Tô Lịch bị cát bồi nhiều, song nhà Lý vẫn rất cố gắn nạo vét sông Tô làm trục giao thông thủy của Kinh thành, ven sông Tô Lịch mọc lên những vườn cây trĩu quả ở các cửa ô : bưởi, dừa, mơ, nhãn
    Năm nhịp cầu bắc ngang sông Tô, thắng cảnh Thăng Long : cầu Đuống xây đá (hàng Đường), cầu gỗ Thái Hoà (mé dưới nhà máy bia), cầu Cau (Thuỵ Khuê), cầu Tây Dương (cầu Giấy), cầu Dừa (ô chợ Dừa). Thân cau, thân dừa hoà với gỗ, đá, than, gạch nhói trong tay người Thăng Long đều là vật liệu xây dựng đẹp bền, đa dạng về kiểu dáng Và còn cầu Yên Quyết (cống Cót), cầu Nhân Mục (cống Mọc) miền ven nội.
    Kinh thành Thăng Long có nhiều cảnh trí thiên nhiên rất đẹp, lại dược bàn tay nhân dân các thời tô điểm ngày càng phong phú. Kinh thành có sông Hồng, sông Nhuệ bao bọc và có sông Tô Lịch chảy qua, ngoài ra còn có nhiều hồ lớn như hồ Dâm Đàm (hồ Tây), hồ Lục Thuỷ (hồ Hoàn Kiếm), Thái Hồ những sông hồ ấy một mặt giúp cho kinh thành thoáng đãng êm dịu, mặt khác còn tạo ra những nơi du lịch, giải trí, nghỉ ngơi tại những thăng cảnh đó.
    HÌNH 1.1 : THÀNH THĂNG LONG 1490



    B Thăng Long thời Lê (1428-1527), Mạc (1527-1592), Trịnh (1593-1787), Tây Sơn (1788-1802)
    Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi và các đời vua sau đều đóng đô ở kinh thành Thăng Long. Kinh thành Thăng Long trong thời nhà Hồ gọi là Đông Đô, khi quân Minh chiếm đóng thành bị đổi tên thành Đông Quan. Năm 1428, sau khi lên ngôi Vua, Lê Lợi lập lại tên Đông Đô, nhưng đến cuối năm 1430 thì gọi là Đông Kinh. Tuy nhiên tên Thăng Long vẫn thông dụng đến cuối thế kỷ XIX trước khi chuyển thành Hà Nội . Căn cứ vào bản đồ Hồng Đức năm 1490, thì Hoàng thành thời Lê bao gồm cả khu vực Hoàng thành Thăng Long thời Lý-Trần và khu vực tỉnh Hà Nội vào thời Nguyễn sau này, nghĩa là rộng hơn so với Hoàng thành thời Lý-Trần và tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn. Nhưng những bản đồ này được vẽ theo kiểu ước lệ nên các vị trí chưa xác định chính xác trên bản đồ thời nay.
    Sự bố trí trong kinh thành Thăng Long từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII không khác gì so với kinh thành Thăng Long thời Lý-Trần. Khu phía Nam kinh thành vẫn là nơi binh sĩ ở. Nhân dân ở khu vực các phường dân cư ngoài Hoàng thành không ngừng phát triễn. Năm 1466, vùng kinh sư đặt thành phủ Trung Đô (đổi thành phủ Phụng Thiên 1496) gồm hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương. Khu dân cư của hai huyện chia thành 36 phường, nguồn gốc 36 phường Thăng Long bắt nguồn từ đó.
    Năm 1588, nhà Mạc (Mạc Hậu Hợp) huy động quân dân bốn trấn vùng đồng bằng đắp thêm ba lần luỹ ngoài thành Đại La, đưa toàn bộ khu hồ Tây vào phạm vi thành Thăng Long. Có thể coi công việc xây dựng của Mạc Hậu Hợp đã ấn định vị trí và diện mạo của hoàng thành Thăng Long suốt từ cuối thế kỷ XVI cho đến cuối thế kỷ XVIII.
    Năm 1592, quân Trịnh sau khi đánh bại quân Mạc đã phá huỷ toàn bộ thành luỹ phòng vệ của nhà Mạc, trong thời gian dài kinh thành Thăng Long không có vòng thành ngoài.
    Sau khi thống nhất đất nước, chấm dứt thời kỳ Trịnh- Nguyễn phân tranh, Nguyễn Huệ và vương triều Tây Sơn đóng đô ở thành Qui Nhơn, bắt đầu một giai đoạn đổi mới của đô thị Thăng Long từ vị trí Kinh thành trở thành trấn thành.
    C Thăng Long thời Nguyễn (thế kỷ XIX)
    Sau khi Tây Sơn thất bại hoàn toàn 1802, nhà Nguyễn định đô ở Huế và thành Thăng Long tiếp tục sự chuyển đổi của mình từ kinh thành trong 800 năm thành Trấn thành rồi dần trở thành tỉnh thành.
    Khu vực phía Bắc hồ Hoàn Kiếm ngày nay (thường gọi là khu phố cổ 36 phố phường) đã được hình thành chủ yếu trong thời kỳ nàyvà đến nay trở thành một bộ phận quan trọng trong di sản kiến trúc đô thị của thủ đô và cũng là một trong những nét hấp dẫn của khách đến thăm thủ đô mà các nơi khác không có được. Ơ đây người ta thấy có sự hoà trộn của những yếu tố kinh tế, chính trị, xã hộicủa một nông thôn và của một thành thị, những dấu tích văn hoá,lịch sử gợi lại một thời kỳ phát triễn đô thị lâu dài. Nhiều lớp nhà lô nhô bám theo một hệ thống đường nhỏ hẹp, nhiều chỗ quanh co đã cấu tạo nên một dạng cấu trúc đô thị khá đặc biệt và gây nhiều ấn tượng.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...