Đồ Án Nghiên cứu và xây dựng chương trình quản lý - hỗ trợ tính toán thí nghiệm địa chất

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu và xây dựng chương trình quản lý - hỗ trợ tính toán thí nghiệm địa chất


    Đồ án dài 66 trang:
    I. Tổng quan về công tác thí nghiệm địa chất

    1. Tổng quan

    Cơ học đất là một ngành của cơ học ứng dụng chuyên nghiên cứu về đất. Hầu hết các công trình xây dựng đều đặt trên đất, nghĩa là dùng đất làm nền cho các công trình, một số khác các công trình như nền đường, đê, đập đất thì lại dùng đất làm vật liệu xây dựng. Vì vậy, muốn cho các công trình được tốt, nghĩa là công trình ổn định, bền lâu và tiết kiệm chi phí thì nhất thiết phải nắm rõ các tính chất cơ, lý của đất khi dùng nó làm vật liệu xây dựng hay làm nền cho các công trình xây dựng. Như vậy đối tượng nghiện cứu của cơ học đất là các loại đất thiên nhiên, là sản phẩm của quá trình phong hóa các đá gốc ở lớp trên cùng của vỏ quả đất. Mỗi loại phong hóa diễn ra trong thời gian rất lâu có tác dụng phá hủy đá gốc khác nhau và nó tạo ra các loại đất khác nhau. Các sản phẩm phong hóa có thể nằm nguyên tại chỗ, hoặc chịu tác động của dòng nước làm sụt trượt theo sườn dốc, hoặc bị dòng nước xói mòn cuốn trôi rồi lắng đọng lại tạo thành các bãi bồi. Tùy thuộc vào vị trí so với nơi tạo thành, đất có những tên gọi sau:
    - Đất tàn tích: Là sản phẩm phong hóa còn nằm nguyên tại chỗ bao gồm nhiều mảnh vụn thô, các hạt có cạnh sắc, phần keo sét chưa bị rửa trôi, đất có tính dính dẻo cao.
    - Đất sườn tích: Là sản phẩm phong hóa trượt theo sườn dốc và đọng lại, có những đặc điểm như đất tàn tích, nhưng một phần hạt nhỏ mịn và keo sét bị cuốn trôi.
    - Đất trầm tích lòng sông suối: Sản phẩm phong hóa bị cuốn trôi đi tương đối xa rồi đọng lại, phần lớn là các hạt cuội sỏi tròn cạnh, cát sạn rời rạc, không có tính dính dẻo.
    - Đất bồi tích: Sản phẩm phong hóa do nước cuốn trôi mang đi rất xa và lắng đọng lại ở đồng bằng châu thổ có kích thước hạt rất nhỏ mịn, có tính dẻo và độ chứa nước rất cao.
    Đặc điểm cơ bản của đất là hệ phân tán rời, vụn, xốp, lỗ rỗng chứa đầy khí và nước. Đất là một vật thể gồm nhiều hạt rắn riêng rẽ không gắn với nhau hoặc gắn kết với nhau bằng các liên kết có sức bền nhỏ hơn nhiều lần so với sức bền của bản thân hạt đất. Do quá trình hình thành đất mà chúng tồn tại độ rỗng trong đất và độ rỗng này lại có khả năng thay đổi dưới ảnh hưởng của tác động bên ngoài. Ngoài ra trên bề mặt hạt đất có năng lượng, chúng gây ra các hiện tượng vật lý và hóa lý phức tạp, dẫn đến làm thay đổi các tính chất vật lý và cơ học của đất.
    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn
    Lời nói đầu
    CHƯƠNG 1: MÔ TẢ BÀI TOÁN 3
    I. Tổng quan về công tác thí nghiệm địa chất 3
    1. Tổng quan. 3
    2. Các chỉ tiêu vật lý của đất 4
    3. Phân loại đất 11
    II. Tính cấp thiết của đề tài 12
    1. Nội dung phương thức quản lý hiện cũ. 12
    2. Ưu nhược điểm của hệ thống cũ. 13
    3. Giải pháp và yêu cầu cho hệ thống mới 13
    4. Mục tiêu, giới hạn nghiên cứu của đề tài 14
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG 15
    I. Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng. 15
    II. Mô tả hệ thống bằng các biểu đồ luồng dữ liệu. 16
    1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh. 16
    2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh. 17
    3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh. 18
    III. Đặc tả một số chức năng chính của hệ thống. 21
    1. Đặc tả chức năng nhập liệu. 21
    2. Đặc tả chức năng tính toán. 21
    3. Đặc tả chức năng thống kê báo cáo. 21
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU 22
    I. Xây dựng biểu đồ thực thể liên kết 22
    1. Các hồ sơ thu thập được. 22
    2. Xác định các thực thể 24
    3. Biểu đồ thực thể liên kết 25
    4. Xác định kiểu liên kết giữa các thực thể. 25
    II. Thiết kế mô hình quan hệ. 27
    CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 28
    I. Lựa chọn môi trường phát triển hệ thống. 28
    1. Tổng quan về Microsoft .NET. 28
    2. Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình C#. 32
    3. Một số đặc trưng của ngôn ngữ C#. 34
    4. Tìm hiểu thuộc tính, phương thức, sự kiện và làm việc với dự án. 36
    5. Các điều khiển và công cụ thông dụng. 38
    II. Thiết kế cơ sở dữ liệu. 38
    1. Giới thiệu về Hệ quản trị CSDL SQL Server 39
    2. Thiết kế các bảng trong CSDL. 45
    III. Thiết kế chương trình. 49
    IV. Thiết kế giao diện. 51
    V. Thiết kế các kiểm soát 56
    VI. Chạy chương trình và kiểm thử. 56
    Kết luận. 57
    Hướng phát triển của đề tài 58
    Phụ lục: Hướng dẫn cài đặt chương trình. 59
    Tài liệu tham khảo. 63
     
Đang tải...