Chuyên Đề Nghiên cứu và ứng dụng lúa lai hai dòng trên thế giới và Việt Nam

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHUYÊN ĐỀ CÂY TRỒNG

    “NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG LÚA LAI HAI DÒNG
    TẠI VIỆT NAM”
    1. Đặt vấn đề
    Lúa (Oryza sativa L.) là loại cây lương thực có vai trò quan trọng rất lớn đối với an ninh lương thực thế giới. Sản xuất lúa gạo hiện đang cung cấp khoảng 20% nhu cầu năng lượng thực phẩm toàn cầu và 60 – 70% cho người châu Á (Trần Văn Đạt, 2005). Theo dự đoán của FAO, năm 2030 dân số sẽ đạt xấp xỉ 8 tỉ người và cần hơn 800 triệu tấn lúa, tức cần tăng thêm 38% sản lượng trung bình so với năm 1997/1999 mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Quĩ đất ngày càng thu hẹp, mức gia tăng năng suất hàng năm có xu hướng giảm dần, từ 2,5% trong thập niên 80 xuống chỉ còn 1,1% vào những năm 1990 (Trần Văn Đạt, 2005), đã đặt ra nhiều thách thức trong việc gia tăng sản lượng lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo ngày càng tăng của thế giới trong tương lai.
    Nỗ lực gia tăng sản lượng lương thực đang được các nhà khoa trên thế giới giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó việc tìm ra và khai thác các giống lúa sử dụng ưu thế lai được xem là một trong những thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật của thế kỷ XX. Lúa lai đã tạo ra cuộc cách mạng xanh lần thứ hai trên thế giới trong việc gia tăng sản lượng lương thực và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của nhiều quốc gia đông dân trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Năm 1964 Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu lúa lai (Yuan, 1994). Năm 1974 các giống lúa lai 3 dòng đã được thương mại hóa ở Trung Quốc. Năm 1994 giống lúa lai 2 dòng đầu tiên được phổ biến ra sản xuất đạt trà. Kể từ đó đến nay nhiều tổ hợp có năng suất cao, thích nghi tốt với các điều kiện sinh thái bất thuận (phèn, mặn, hạn ) đã gieo trồng trên 200 triệu ha. Năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần khoảng 2,02 tấn/ha. Theo Yuan (2010) nếu 50% diện tích lúa toàn cầu được trồng lúa lai thì sản lượng có thể tăng được 150 triệu tấn và nuôi sống được trên 400 triệu người trên thế giới.
    Nghiên cứu và phát triển lúa lai không những thực hiện thành công ở Trung Quốc mà còn mở rộng ra hơn 20 nước trồng lúa trên thế giới như: Ấn Độ, Philippine, Indonesia, Malaysia, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều tiên . (Hoàng Tuyết Minh, 2002). Sau Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá là nước thành công nhất về nghiên cứu và phát triển lúa lai. Mặc dù đi sau Trung Quốc, nhưng do tận dụng được các thành quả đạt được của các nước khác trên thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc nên Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển lúa lai. Đến nay diện tích lúa lai của Việt Nam đạt khoảng 706 nghìn ha, chiếm gần 10% tổng diện tích lúa gieo trồng trên cả nước (bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009). Với năng suất trung bình 6,3 tấn/ha cao hơn lúa thuần 1,81 tấn/ha, lúa lai đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và góp phần không nhỏ vào vị thế nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới của Việt Nam.
    Lúa lai hai dòng, một công nghệ được lựa chọn cho việc phát triển lúa lai trong thế kỷ XXI không những ở Trung Quốc mà còn ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ (Hoàng Tuyết Minh, 2002). Việc lựa chọn công nghệ lúa lai hai dòng làm hướng đi chính cho nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam cũng đã được khẳng định và tham gia mạnh mẽ của hàng loạt các Trường, Viện như Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội, Trung Tâm Nghiên cứu Lúa lai, Viện Di truyền Nông Nghiệp trên cả nước
    Chuyên đề này nhằm tổng kết quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lúa lai hai dòng ở Việt Nam, những thách thức và cơ hội đối với việc ứng dụng công nghệ lúa lai hai dòng ở Việt Nam trong tương lai
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...