Đồ Án Nghiên cứu và ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu Atlas hành chính thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ thời xa xưa cho đến ngày nay, vấn đề tranh giành đất đai, phân chia ranh giới giữa các quốc gia, các dân tộc, vẫn là mối quan tâm nóng, có tầm quan trọng hàng đầu trong vấn đề chính trị của thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Lịch sử phát triển của bản đồ đặc biệt là sự phát triển của bản đồ hành chính – chính trị đã bắt đầu từ rất sớm và gắn chặt với sự phân chia, ranh giới hành chính, chính trị của xã hội loài người. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhiều ngành khoa học, thì bản đồ hành chính – chính trị không chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ phân chia ranh giới lãnh thổ mà nó còn được mở rộng, chuyên sâu hơn đáp ứng nhu cầu của nhiều vấn đề xã hội khác.
    Kết hợp với các số liệu cụ thể thu thập được từ vùng cần thành lập bản đồ và công nghệ GIS, bản đồ hành chính đang là nguồn dữ liệu mở không thể thiếu cho nhiều ngành khoa học khác nói riêng và sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung.
    TÍNH CẤP THIẾT
    Sau ngày 1/8/2008, diện tích của thủ đô Hà Nội đã mở rộng gấp 3 lần diện tích cũ. Với một diện tích rộng lớn và dân số lên tới 6688600 người (theo Niên giám thống kê Hà Nội - 2010), điều này đã gây sức ép lớn lên mọi mặt đời sống cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Một vấn đề cấp thiết đặt ra là các ban ngành lãnh đạo của thành phố phải quản lý sao cho thật hợp lý, hiệu quả, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. Mà để làm được điều đó cần phải có những công cụ quản lý hiệu quả. Trong khi đó, Bản đồ hành chính - với tư cách là mô hình không gian của lãnh thổ, tích hợp các thông tin đa dạng về nội dung theo lãnh thổ đã có sự trợ giúp của công nghệ thông tin - đã và đang và chắc chắn sẽ là một trong những công cụ hỗ trợ quản lý hiệu quả nhất
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ VÀ ATLAS
    I.1. TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ
    I.1.1 Định nghĩa và đặc điểm cơ bản về bản đồ
    I.1.2 Bản đồ kinh tế - xã hội
    I.1.3 Bản đồ hành chính
    I.1.4 Đặc điểm của việc thành lập bản đồ hành chính, chính trị
    I.2 TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ SỐ VÀ BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ
    I.2.1 Khái quát về bản đồ số
    I.2.2 Khái quát về bản đồ điện tử
    I.3 TỔNG QUAN VỀ TẬP BẢN ĐỒ ( ATLAS)
    I.3.1 Khái niệm về Atlas
    I.3.2 Phân loại của Atlas
    I.3.3 Đặc điểm của Atlas
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...