Luận Văn Nghiên cứu và tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suất 300MW

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu và tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suất 300MW


    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, Điện lực giữ vai
    trò đặc biệt quan trọng. Vì điện năng là nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi
    nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Năng lượng được sử dụng trong các lĩnh
    vực như: giao thông, nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Từ dạng năng
    lượng sơ cấp có thể qua các công nghệ năng lượng khác nhau để đạt tới các dạng
    năng lượng hữu ích khác nhau. Nhà máy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng
    sơ cấp như: than, dầu khí, thủy năng thành điện và nhiệt năng. Vì vậy nhà máy
    điện là một khâu quan trọng trong hệ thống điện. Hiện nay nền kinh tế nước ta
    có những bước phát triển vượt bậc để hội nhập với khu vực và thế giới thiết kế
    và mở rộng nhà máy điện là một vấn đề tất yếu. Thiết kế phần điện cho nhà máy
    điện là một khâu quan trọng đòi hỏi người thiết kế phải am hiểu về thiết bị và
    phương thức vận hành nhà mày điện. Đối với sinh viên ngành điện, việc am hiểu
    về thiết kế phần điện nhà máy điện là một vấn đề cần thiết giúp cho sinh viên
    củng cố thêm được nhiều kiến thức để đóng góp cho công nghiệp hóa – hiện đại
    hóa đất nước.
    Sau 4 năm học tập tại trường, đến nay em đã hoàn thành chương trình học
    của mình và được giao đề tài: “ Nghiên cứu và tính toán phần điện cho nhà
    máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suất 300MW ” do cô giáo Thạc sỹ Đỗ Thị
    Hồng Lý hướng dẫn.
    Bản đồ án được chia thành các phần như sau:
    Chương 1: Khái niệm chung về nhà máy điện.
    Chương 2: Tính toán phụ tải và cân bằng công suất.
    Chương 3: Sơ đồ nối điện và lựa chọn các phần tử trong sơ đồ.
    2
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ
    1.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    Tên gọi bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH 1TV NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ.
    Tên gọi bằng tiếng Anh: UONGBI THERMAL POWER COMPANY
    LIMITER.
    Tên viết tắt: EVNTPC UONG BI (UPC)
    Địa chỉ: Phường Quang Trung – Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
    Điện thoại: 033 3854284 ; FAX: 033 3854181
    Email: Uongbi_ nmd @ evn.com.vn
    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5700548601 cấp ngày 02 tháng
    11 năm 2010 do Sở Kế họach và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp.
    Tài khoản số: 102010000225115 Ngân hàng CP Công thương Uông Bí.
    Diện tích đất đang quản lý: 407.665,8 m2
    Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh: 391.950,3 m2
    Công ty Nhiệt điện Uông Bí là doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước đầu tư vốn
    thành lập. Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện Lực Việt Nam, có tư
    cách pháp nhân trong phạm vi Tổng công ty uỷ quyền .
    Ngày 19 tháng 5 năm 1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Trung
    ương Đảng và Chính phủ Việt Nam đã về thăm và bổ nhát cuốc đầu tiên khởi
    công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Đây là đứa con đầu lòng của
    ngành Điện Việt Nam được đặt trên vùng Đông bắc của Tổ Quốc, vì vậy nguồn
    điện phát ra có ý nghĩa rất quan trọng cho nền công nghiệp nước ta, phục vụ trực
    tiếp cho khu mỏ và nền kinh tế quốc dân .
    Nhà máy nhiệt điện Uông bí (nay là Công ty nhiệt điện Uông bí) là Nhà
    máy phát điện do Liên xô (trước đây) giúp đỡ xây dựng. Giai đoạn 1 gồm 4 lò, 4


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Hữu Khái (2005), Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp phần
    điện,Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
    2. Nguyễn Xuân Phú – Nguyễn Cộng Hiền – Nguyễn Bội Khuê (2001), Cung
    cấp điện, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
    3. Phạm Văn giới – Bùi Tín Hữu – Nguyễn Tiến Tôn (2002), Khí cụ điện, Nhà
    xuất bản khoa học và kỹ thuật.
    4. Ngô Hồng Quang – Vũ Văn Tẩm (2005), Thiết kế cấp điện, Nhà xuất bản
    khoa học và kỹ thuật.
    5. Đào Quang Thạch – Phạm Văn Hòa (2004), Phần điện trong nhà máy điện
    và trạm biến áp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
    6. Lã Văn Út (2000), Ngắn mạch trong hệ thống điện, Nhà xuất bản Khoa học
    và kỹ thuật.
    7. Đặng Văn Đào – Lê Văn Doanh (1997), kỹ thuật điện, Nhà xuất bản Khoa
    học và kỹ thuật.
    8. Vũ Gia Hanh – Trần Khánh Hà – Phan Tử Phụ - Nguyễn Văn Sáu (2003),
    Máy điện 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
    9. Ngô Hồng Quang (2002), Sổ tay tra cứu các thiết bị điện từ (0,4ư500)kV,
    Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
    10. Nguyễn Lân Tráng (2005), Quy hoạch phát triển hệ thống điện, Nhà xuất
    bản Khoa học và Kỹ thuật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...