Thạc Sĩ Nghiên cứu và thiết lập biện pháp tăng cường kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tôm sú nuôi t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu và thiết lập biện pháp tăng cường kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tôm sú nuôi tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu Sóc Trăng

    MỤC LỤC
    TRANG
    MỤC LỤC 1
    CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 3
    DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU 4
    MỞ ĐẦU 6
    1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 9
    1.2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỜI HỘI NHẬP TOÀN CẦU, XU THẾ THẾ
    GIỚI VÀ NHỮNG RÀO CẢN KỸ THUẬT 13
    1.3. VẤN ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ YÊU CẦU KIỂM SOÁT
    TRÊN THẾ GIỚI. 18
    1.4. HIỆN TRẠNG KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG
    THỦY SẢN NUÔI TẠI VIỆT NAM 24
    1.5 TÔM SÚ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DƯ LƯƠNG HÓA CHẤT
    ĐỘC HẠI TRONG TÔM SÚ. 30
    CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.2.1. Phương pháp lấy mẫu 40
    2.2.2. Phương pháp đánh giá thực trạng và khả năng nhiễm dư lượng hoá chất
    độc hại trong tôm sú nuôi tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng 40
    2.2.3. Phương pháp phân tích dư lượng hoá chất độc hại 40
    2.2.3. Phương pháp thiết lập biện pháp kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trên
    tôm sú nuôi 42
    2.2.4. Bố trí thí nghiệm tổng quá quá trình nghiên cứu 43
    2.3. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 43
    2.3.1. Hóa chất 43
    2.3.2. Thiết bị chủ yếu sử dụng trong luận văn: 43
    2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 43
    CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
    3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG NHIỄM DƯ LƯỢNG HÓA
    CHẤT ĐỘC HẠI TRONG TÔM SÚ NUÔI TẠI 3 TỈNH CÀ MAU, BẠC LIÊU
    VÀ SÓC TRĂNG 44
    3.1.1. Thực trạng tình hình nuôi và khả năng lây nhiễm dư lượng thuốc BVTV
    và kim loại nặng từ môi trường nuôi 44
    3.1.2. Thực trạng khả năng lây nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh từ thức ăn
    và thuốc thú y thủy sản 46
    3.2. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG DƯ LƯỢNG HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI: CÁC
    ION KIM LOẠI NẶNG (Pb, Hg, Cd), THUỐC TRỪ SÂU GỐC CHLOR HỮU
    2
    CƠ, CÁC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH VÀ ĐỘC TỐ NẤM AFLATOXIN
    TRONG CƠ THỊT TÔM SÚ TỪ GIAI ĐOẠN 2,5 THÁNG TUỔI ĐẾN
    THƯƠNG PHẨM 48
    3.3. THIẾT LẬP BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI
    TRÊN TÔM SÚ NUÔI NHẦM ĐẨM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
    CHO NGUYÊN LIỆU TÔM SÚ NUÔI TẠI 3 TỈNH CÀ MAU, BẠC LIÊU VÀ
    SÓC TRĂNG 53
    1) Thu thập thông tin, số liệu và điều tra, khảo sát: 54
    2) Xác định vùng nuôi: 55
    3) Xây dựng kế hoạch lấy mẫu theo dõi và triển khai thực hiện: 55
    4) Đánh giá và xử lý kết quả 60
    5) Thiết lập các biện pháp kiểm soát đối với các mẫu bị phát hiện vượt mức giới
    giới hạn tối đa cho phép 60
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 62
    1. KẾT LUẬN 62
    2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
    PHỤ LỤC I: HÌNH ẢNH THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH 66
    PHỤ LỤC II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ THU THẬP THÔNG TIN69
    PHỤ LỤC III. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 91

    MỞ ĐẦU
    Trong các năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có những bước phát triển
    mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu ở
    Việt Nam, chỉ sau Dầu khí và Dệt may. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
    năm 2005 đạt mức 2,6 tỷ USD, năm 2007 là 3,752 tỷ USD và năm 2009 là 4,251 tỷ
    USD. Sở dĩ có hiện tượng này là vì Việt Nam có lợi thế bờ biển dài hơn 3000 km.
    Nhưng trong những năm qua xuất khẩu thủy sản tăng không tương xứng với tiềm
    năng vốn có của đất nước. Nguồn lợi thuỷ sản đánh bắt trong cả nước có dấu hiệu sụt
    giảm và nguồn lợi hải sản ở một số ngư trường có nguy cơ bị cạn kiệt. Để bảo vệ đa
    dạng sinh học và sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản, ngành thuỷsản đã hạn
    chế khai thác thuỷ sản tự nhiên và khuyến khích chuyển hướng sang nuôi trồng thuỷ
    sản. Chính vì thế, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta ngày càng tăng và đã
    chiếm gần 50% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, dự kiến tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng
    trong thời gian tới. Các đối tượng thủy sản chủ yếu đang được phát triển nuôi trồng
    tại nước ta như: tôm sú, cá tra, cá basa, cá chẽm, cá mú, cua, nhuyễn thể hai mảnh
    vỏ,
    Do nghề nuôi nhiều nơi phát triển một cách tự phát hoặc người nuôi muốn
    dùng mọi biện pháp bao gồm cả dùng các loạikháng sinh hay hóa chất cấm để xử lý
    môi trường nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh thủy sản, nâng cao năng suất, dẫn tới nguy
    cơ ô nhiễm môi trường và mất an toàn thực phẩm. Các mối nguy làm mất an toàn
    thực phẩm thường gặp trong thủy sản nuôi trồng hiện nay là[4], [11]:
    - Mối nguy vật lý: bao gồm những vật cứng, sắc, nhọn, có thể gây thương tích
    cho hệ tiêu hoá của người tiêu dùng.
    - Mối nguy sinh học: bao gồm các loại ký sinh trùng, virút, các loại vi khuẩn
    gây bệnh.
    - Mối nguy hoáhọc: là các hoá chất độc hại trong thực phẩm có thể gây hại
    đến sức khoẻ người tiêu dùng như các loại kháng sinh: chloramphenicol,
    nitrofuran, các chất kích thích sinh sản, ion kim loại nặng do môi trường nuôi bị ô
    nhiễm, thuốc bảo vệ thực vật, độc tố nấm có nguồn gốc từ thức ăn nuôi thủy sản,
    7
    Theo các nhà khoa học, trong 3 loại mối nguy trên, nhóm mối nguy hóa học là
    nguy hiểm nhất, bởi chúng thường gây ra các bệnh hiểm nghèo (ung thư, nhũn não,
    mất trí nhớ, liệt cơ, nhờn thuốc .) cấp tính hoặc tích tụtrong cơ thể người sử dụng và
    gây bệnh sau một thời gian sử dụng nhất định.
    Từ năm 2001, nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và
    một số nước khác, phát hiện có dư lượng kháng sinh cấm trong sản phẩm thủy sản
    nuôi tại Việt Nam như chloramphenicol, dẫn xuất nitrofuran, Chẳng hạn, năm
    2006 phát hiện 80 lô hàng và năm 2007 phát hiện 213 lô hàng thủy sản Việt Nam bị
    nhiễm kháng sinh. Vì thế, tháng 5/2007, cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa
    Kỳ đã công bố danh sách 28 nhà xuất khẩu thủy hải sản và thực phẩm Việt Nam có
    hơn 30 mặt hàng vi phạm các tiêu chuẩn vi sinh, kháng sinh, tạp chất, bao bì không
    đạt . và bị từ chối nhập khẩu. Nga cũng cử một đoàn thanh tra sang Việt Nam để tìm
    hiểu xem liệu có nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam nữa hay không, sau đó cử đoàn
    công thanh tra sang Việt Nam để kiểm tra định kỳ hàng năm. Những động thái này
    cho thấy nếu ngành thủy sản nước ta không có các biện pháp kịp thời, cụ thể để quản
    lý chất lượng thủy sản nuôi, chúng ta có thể đánh mất các thị trường truyền thống
    (Nhật Bản, Châu Âu) hay thị trường mới đầy tiềm năng (Nga, Hoa Kỳ, Nhật .) và
    không thực hiện được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên mức 4.5 tỷ
    USD[1], [2].
    Do vậy, thực hiện đề tài “nghiên cứu và thiết lập biện pháp tăng cường kiểm
    soát dư lượng các chất độc hại trong tôm sú nuôi tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu Sóc
    Trăng” là một nhu cầu bức thiết đang đặt ra cho toàn ngành thủy sản Việt Nam.
    Mục đích của đề tài: tìm ra và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất
    lượng nguyên liệu tôm sú nuôi tại khu vực Cà Mau, Bạc Liêu Sóc Trăng, đây là
    những tỉnh nuôi trồng tôm sú chủ yếu tại Việt Nam.
    Nội dung của đề tài:
    1) Đánh giá thực trạng và khả năng nhiễm dư lượng hoá chất độc hại trong
    tôm sú nuôi tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
    2) Nghiên cứu sự biến động của dư lượng hoá chất độc hại: các Ion kim loại
    nặng (Pb, Hg, Cd), thuốc trừ sâu gốc chlor hữu cơ, các hoá chất, kháng sinh và độc
    8
    tố nấm aflatoxin trong cơ thịt tôm sú từ giai đoạn từ 2,5 tháng tuổi đến thương
    phẩm.
    3) Thiết lập biện pháp kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trên tôm sú nuôi
    nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nguyên liệu tôm sú nuôi tại 3 tỉnh Cà
    Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
    Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
    - Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng có bờ biển dài hàng trăm km và có
    điều kiện khí hậu phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhất là tôm sú. Vì
    thế trong những năm gần đây ở các tỉnh trên đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu
    sử dụng đất nông nghiệp từ đất canh tác trồng lúa chuyển đổi sang nuôi tôm và hình
    thức nuôi tôm cũng chuyển từ quảng canh sang nuôi thâm canh. Vì thế, các tỉnh trên
    được xem là vựa tôm của cả nước với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm 1/3 kim
    ngạch xuất khẩu của cả nước và sản lượng tôm sú nuôi của các tỉnh này đã chiếm
    trên 80% tổng sản lượng thuỷ sản hàng năm của mỗi tỉnh. Vì thế sự thành công của
    đề tài là cơ sở để ngành thủy sản có các biện pháp cụ thể, thích hợp nhằm tăng cường
    kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tôm sú nuôi tại các tỉnh này. Thành công
    của đề tài góp phần đảm bảo cho nguyên liệu tôm nuôi tại khu vực “vựa tôm” này
    đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia và tiêu chuẩn vệ sinh an
    toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, Hoa
    Kỳ, Nga, . đảm bảo các thoả thuận song phương giữa Việt Nam với các thị trường
    lớn này và nâng cao uy tín quốc gia. Thêm vào đó sự thành công của đề tài sẽ giúp
    người nuôi tôm tại các tỉnh quản lý tốt quá trình nuôi, giảm thiểu thiệt hại do dịch
    bệnh tôm và ô nhiễm môi trường.
    - Số liệu của đề tài chính là các số liệu thực tế bổ sung và làm phong phú
    thêm nội dung giảng dạy của môn học quản lý chất lượng thủy sản thuộc chuyên
    ngành công nghệ chế biến thủy sản do khoa Chế biến quản lý.

    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
    1.1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
    [1], [2], [11], [26], [28]
    Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản (nuôi biển, nuôi
    nước lợ và nuôi nước ngọt) trên khắp mọi miền đất nước. Nghề nuôi trồng thuỷ sản
    từ chỗ là một nghềsản xuất phụ, mang tính chất tự phát đã trở thành một ngành sản
    xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
    quốc dân. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản không ngững tăng suốt từ những năm 1991
    tới nay (hình 1.1). Các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất
    khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, đã mang lại những hiệu quả
    kinh tế đáng kể thể hiện qua sản lượng nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu không
    ngững tăng trong các năm qua (hình 1.2 và 1.3). Nuôi trồng thủy sản đã từng bước
    phát huy được tiềm năng tự nhiên vốn có của đất nước, nguồn vốn và sự năng động
    sáng tạo của doanh nghiệp và người dân, đồng thời góp phần hết sức quan trọng
    trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như cho xoá đói giảm
    nghèo. Do nuôi trồng thủy sản thủy sản phát triển tạo nguồn nguyên liệu thủy sản ổn
    định chính là động lực thúc đẩy lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu phát triển. Hiện
    tại trong một số lĩnh vực lĩnh vực chế biến thủy sản, Việt Nam chúng ta đã tiếp cận
    được với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới.
    0
    200
    400
    600
    800
    1000
    1200
    1991
    1992
    1993
    1994
    1995
    1996
    1997
    1998
    1999
    2000
    2001
    2002
    2003
    2004
    2005
    2006
    2007
    2008
    2009
    Năm xuất khẩu
    Diện tích nuôi (nghìn ha)
    Hình 1.1 Diện tích nuôi thủy sản ở Việt Nam từ năm 1991 –2009[1], [11]
    10
    0
    500
    1000
    1500
    2000
    2500
    3000
    1991
    1992
    1993
    1994
    1995
    1996
    1997
    1998
    1999
    2000
    2001
    2002
    2003
    2004
    2005
    2006
    2007
    2008
    2009
    Năm
    Sản lượng (nghìn tấn)
    Khai thác
    Nuôi trồng
    Hình1.2. Sản lượng thủy sản Việt Nam từ năm 1991 –2009[1], [2]
    0
    1000
    2000
    3000
    4000
    5000
    6000
    1990
    1995
    1996
    1997
    1998
    1999
    2000
    2001
    2002
    2003
    2004
    2005
    2006
    2007
    2008
    2009
    Năm
    Tổng sản lương (nghìn tấn)
    0
    1000
    2000
    3000
    4000
    5000
    Kim ngạch (triệu USD)
    Sản lượng
    Kim ngạch
    Hình1.3. Tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
    (năm 1991 -2009)[2]
    Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã bắt đầu tìm kiếm và mở rộng quan
    hệ thương mại tới các thị trường lớn trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ
    có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các mặt hàng
    thủy sản và thị trường xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng trong những năm gần
    đây (các hình từ 1.4 ư 1.7). Năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt qua mức 2
    triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,475 tỷ USD. Năm 2001, quan hệ thương mại
    thủy sản của Việt Nam đã mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ. Năm 2002 xuất
    11
    khẩu thuỷ sản Việt Nam vượt qua mốc 4 tỷ USD (đạt 4,251 tỷ USD). Năm 2009,
    ngành thuỷ sản bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục, không mệt mỏi, vượt qua những
    khó khăn khách quan và chủ quan, đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà
    ngành đã xây dựng. Tính chung năm năm 2007 -2009, tổng giá trị kim ngạch xuất
    khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả
    nước. Cơ cấu mặt hàng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, từ phụ thuộc vào khai thác tự
    nhiên sang chủđộng nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản, đồng thời với sự mở
    rộng thị trường xuất khẩu.
    Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã
    tạo dựng được uy tín lớn thể hiện qua việc được các thị trường lớn như Mỹ, Nhật và
    các nước trong khối EU chấp nhận là bạn hàng thường xuyên của họ. Năm 2003,
    xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và
    Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành, phần còn
    lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất
    khẩu thuỷ sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng vững chắc. Hiện nay hàng thuỷ sản
    Việt Nam đã có mặt ở trên 146 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là ở các
    thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU, trong đó có sự đóng góp đáng kể của tôm sú nuôi.
    Quá trình mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã mang lại
    nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu
    rộng hơn vào khu vực và thế giới.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. NAFIQACEN, NAFIQAVED, NAFIQAD (1995-2009), Báo cáo tổng kết
    năm, Hà Nội.
    2. VASEP (2000-2009), Thống kê tình hình xuất nhập khẩu thủy sản Việt
    Nam,Tạp chí thương mại thủy sản, Hà Nội.
    3. NAFIQAVED (2003), Một số văn bản pháp lý của ViệtNam về an toàn vệ
    sinh thú y thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản -Bộ Thủy sản, Hà Nội.
    4. FAO/NACA/WHO, Nguyễn Quỳnh Hương, Huỳnh Lê Tâm, Lê Đình Hùng
    dịch (2001), Vấn đề an toàn thực phẩm trong sản phẩm thủy sản nuôi, Nxb. Nông
    Nghiệp, Hà Nội.
    5. Vụ KHCN Bộ Thuỷ sản (2003), Báo cáo điều tra khảo sát để đánh giá tình
    hình lây nhiễm kháng sinh trong thuỷ sản, Bộ Thủy sản, Hà Nội.
    6. Bùi Quang Tề (2003-2005), Nghiên cứu xây dựng giải pháp kỹ thuật nuôi
    tôm sú, cá ba sa và cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Viện Nghiên cứu
    nuôi trồng thủy sản 1, Hải Phòng.
    7. Phạm Thị Thu Hồng và các đồng sự (2001), Nghiên cứu đề tại xác định dư
    lượng các chất độc hại trong tôm càng xanh và cá tra nuôi, Đề tài khoa học, Chi
    cục BVNLTS tỉnh Vĩnh Long.
    8. NAFIQACEN (2002), Điều tra dư lượng Chloramphenicol trong thuỷ sản
    tự nhiên,Đề tài hoa học, Trung tâm kiểm tra Chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản,
    Bộ Thủy sản, Hà Nội.
    9. Bùi Quang Tề và các cộng sự (2003), Nghiên cứu lựa chọn các chất thay
    thế hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, Viện Nghiên cứu
    nuôi trồng thủy sản 1, Hải Phòng.
    10. Nguyễn Thị Thanh Loan và các cộng sự, Nghiên cứu lựa chọn các chất
    thay thế Chloramphenicol và Nitrofurans trong nuôi thuỷ sản.
    62
    11. Ngô Văn Đảm (2005), Ứng dụng qui phạm thực hành nuôi tốt (GAP) trên
    mô hình nuôi tôm sú (P.monodon) thâm canh để xây dựng mô hình nuôi thủy sản
    bền vững tại Công ty TNHH Quốc Việt, tỉnh Cà Mau, Đề tài khoa học công nghệ Bộ
    Thủy sản.
    12. Nguyễn Tử Cương và các cộng sự(2007), Phát triển nuôi trồng thủy sản
    bền vững trênc ơ sở ứng dụng qui tác nuôi có trách nhiệm, Tài liệu tập huấn –
    NAFIQAVED.
    13. Nguyễn Xuân Nam (2005), Ứng dụng HACCP trong nuôi trồng thủy sản.
    Đề tài Thạc sỹ khoa học,Trường Đại học Nông lâm Tp.HCM.
    14. SEAFDEC (1997), Quản lý chất lượng tôm nuôi. Singapore.
    15. H.H. HUSS (2004), Đánh giá và quản lý an toàn về vệ sinh và chất lượng
    sản phẩm thủy sản, Rome: FAO.
    16. WILLIAM MORE (2006), Hướng dẫn sử dụng về hoá chất, kháng sinh và
    các chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản,VASEP. Hà Nội,
    17. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quyết định số 130/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 ban hành Quy chế kiểm soát các chất độc hại trong động vật
    và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi, Hà Nội.
    18. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư 15/2009/TTBNN ngày 17/03/2009 ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử
    dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản, Hà Nội.
    19. FAO (1995), Bộqui tắc ứng xửnghềcá có trách nhiệm.
    20. SUMA (2004), Bộ Qui tắc thực hành Nuôi tôm có trách nhiệm của Việt
    nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội.
    21. SUMA (2005), Thực hành nuôi tốt (GAP) cho nuôi tôm bán thâm canh ở
    Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội.
    22. F. Corsin (2004), Reducing Risks of Aquatic Animal Disease Outbreaks
    Pilot projects in Nghe An, Ha Tinh, Quang Ninh, Khanh Hoa & Ca Mau, NACA,
    Bộ Thủy sản, Hà Nội.
    63
    23. NAFIQAVED (2004), Phát triển nuôi tôm gắn liền với đảm bảo an toàn
    dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, Tài liệu tuyên truyền về GAP,
    Hà Nội.
    24. NAFIQAVED (2009), Sự cần thiết của GAP/CoC trong các hoạt động
    NTTS ở Việt Nam, Hà Nội.
    25. NAFIQAVED 5 (2007), Sổ tay phương pháp hoá đặc biệt, Phòng kiểm
    nghiệm, Cà Mau.
    26. Nguyễn Tử Cương và cộng tác viên (2004), Bài giảng về phát triển nuôi
    tôm gắn liền với đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi
    trường, NAFIQAVED,Hà Nội.
    27. Nguyễn Đổng (1998), Dư lượng kháng sinh ở thịt tôm nuôi và sức khỏe
    người tiêu dùng, Trung tâm Khoa học và công nghệ thủy sản; Số 6 Năm 1998;
    28. Khúc Tuấn Anh (2008), Thiết lập và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn
    gốc thủy sản, Luận văn thạc sỹkỹ thuật, Trường Đại học Nha Trang.
    Tiếng Anh
    29. J. Bojan (2004), Trial BMP Implementation Indian experience, India.
    30. J. R. Arthur, C. R. Lavilla-Pitogo, R. P. Subasinghe (20-22 May 1996),
    Use of Chemicals in Aquaculture in Asia,Proceedings of the Meeting on the Use of
    Chemicals In Aquaculture in Asia; Tigbauan, Iloilo, Philippines.
    31. European Union, 2377/90/ EEC-Council Regulation (EEC) No 2377/90 of
    26 June 1990, laying down a Community procedure for the establishment of
    maximum residue limits of veterinary medicinal products in foodstuffs of animal
    origin.
    32. European Union, Council Directive 96/23/EC on measures to monitor
    certain substances and residues thereof in live animals and animal products.
    33. European Union, Commission Regulation (EC) No 1881/2006, which
    replaces Commission Regulation 466/2001/EC of 8 March 2001 setting maximum
    levels for certain contaminants in food.
    64
    34. European Union, Council Directive 86/363/EEC on the fixing of maximum
    levels for pesticide residues in and on foodstuffs of animal origin.
    35. FAOUNEP (1981), Report on international training for control of
    environmental contaminants in food, Rome, Italy.
    36. Siri Tookwinas (1993), Intensive marine shrimp farming techniques in
    Thailand, In: Proceedings of the Aquaculture Symposium- Technology and
    Investment Opportunities, Ministry of Agriculture and Water, Saudi Arabia.
    37. Siri Tookwinas (2000), Closed –recirculating shrimp farming system.
    38. Siri Tookwinas (2000), Shrimp Culture in Thailand-Present Status and
    Future Directions for Research.
    39. Federation of European Aquaculture Producers: Australian aquaculture
    Code of Conduct.
    Các trang web đãtra cứu
    40. www.fao.org/fi: The FAO Code of Conduct for Responsible Fisheries
    (CCRF) is an internationally accepted Code of Conduct for fisheries and
    aquaculture.
    41. www.thaiqualityshrimp.com: Thailand Code of Conduct for shrimp
    farming.
    42. www.enaca.org/modules/mydownloads/viewcat.php?cid=101: Bangladesh
    Codes of Conduct for shrimp.
    43. www.gaalliance.org: Global Aquaculture Alliance "Codes of Practice for
    Responsible Shrimp Farming."
    44. www.ices.dk/reports/general/2003/Codemarineintroductions2003.pdf:
    ICES Code of Practice on the Introductions and Transfers of Aquatic Organisms.
    45. www.agrolink.moa.my/dof/Utama/splam/sijil_ladang_bi.htm#Farm:
    Malaysia has developed codes of practice for shrimp, Malaysia GAP program
    (based on a COP)
    46. www.foodsafetymagazine.com/issues/0306/colask0306.htm: US FDA
    GAP studies.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...