Thạc Sĩ Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại TP. HCM của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
    Dệt may là ngành có truyền thống lâu đời tại Việt Nam, nhưng trước đây chủ
    yếu là phục vụ thị trường trong nước. Ngành Dệt may đã dành một phần cung cấp cho
    các nước trong hệ thống XHCN. Chỉ trong vòng hơn chục năm gần đây, Dệt may Việt
    Nam phát triển với tốc độ bình quân ở mức 2 con số, đã trở thành một trong những
    ngành kinh tế quan trọng, ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng hàng thứ 2 về
    giá trị xuất khẩu sau ngành dầu khí. Các sản phẩm dệt may Việt Nam bước đầu tạo
    được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Dệt may hiện đang sử dụng gần 5% lao
    động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), tạo ra gần 10% GDP,
    kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2 (sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp hơn 10%
    trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì vậy, mọi nguồn lực trước đây của
    Ngành luôn dành cho việc phát triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Mỹ,
    EU và Nhật Bản. Kể từ ngày 11/01/2007 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
    thứ 150 của WTO thì thị trường xuất khẩu ngày càng có cơ hội mở rộng. Tuy nhiên sản
    phẩm may mặc của Việt Nam gặp trở ngại từ chương trình giám sát chống bán phá giá
    hàng dệt may của Mỹ làm ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu phát triển thị trường xuất
    khẩu. Trước đây các doanh nghiệp thành viên của Vinatex lại chạy theo thị trường xuất
    khẩu mà không chú trọng đến việc phát triển thị trường nội địa.Trong khi đó thị trường
    nội địa với số dân hơn 83 triệu dân (số liệu thống kê năm 2005 của Tổng cục Thống kê)
    là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Theo cuộc điều tra khảo sát của Trường Đại học Kinh
    Tế quốc dân và Tổ chức JICA (Nhật Bản), trong 10 công ty may được phỏng vấn,
    ngoại trừ 2 công ty may 19/5 và May 26 do đặc trưng của mình (may đồng phục
    ngành), các công ty khác đều có tỷ trọng doanh thu tiêu thụ nội địa thấp. Công ty May
    10 đạt tỷ trọng cao nhất cũng chỉ có 18% năm 1999 và 21,5% năm 2000, cá biệt có
    công ty không có hàng tiêu thụ nội địa, các công ty còn lại có tỷ trọng tiêu thụ nội địa
    trung bình dưới 10%. Trong khi đó thị trường nội địa bị chiếm lĩnh bởi các sản phẩm
    may mặc nhập lậu từ Trung Quốc với giá rẻ và kiểu dáng đa dạng. Theo ước tính của
    Viện nghiên cứu Nomura hàng Trung Quốc chiếm 60% thị trường nội địa của Việt
    Nam.
    Chính vì vậy, mà việc quan tâm phát triển thị trường nội địa của Vinatex cũng
    như của Ngành dệt may Việt Nam hiện nay là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho Ngành
    Dệt may Việt Nam được phát triển ổn định. Có đứng vững trong thị trường nội địa thì
    mới có cơ sở phát triển thị trường xuất khẩu, năng cao năng lực cạnh tranh. Xuất phát
    từ thực tế trên em đã thực hiện đề tài nhằm phát triển thị trường nội địa cho Tập Đoàn
    Dệt May Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra hướng đi đúng cho sự phát triển ngành
    may mặc của Việt Nam cũng như sự phát triển đúng hướng của Tập Đoàn Dệt May
    Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể là:
    - Nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt
    Nam .
    - Dự báo các yếu tố tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.
    - Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường và nâng cao
    năng lực cạnh tranh.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    - Phạm vi không gian: Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của
    Vinatex tại TP.HCM.
    - Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến 2015.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    - Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học dựa trên hai đối tượng là các chuyên
    gia và người tiêu dùng. Bảng câu hỏi phỏng vấn được thực hiện ở các quận trung tâm
    làm đại diện cho mẫu tại TP. HCM với số bảng điều tra 300 bảng. Số bảng điều tra thu
    hồi về đạt 260 bảng. Sau đó dữ liệu thu thập sơ cấp được chạy xử lý trên chương trình
    xử lý thống kê SPSS.
    - Phương pháp thu thập dữ liệu :
    ã Dữ liệu thứ cấp từ: số liệu ngành, số liệu báo cáo của công ty.
    ã Dữ liệu sơ cấp: thông qua bảng câu hỏi điều tra.
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp dựa trên cơ sở phân tích
    các dữ liệu thứ cấp từ đó đúc kết thành những ưu và nhược điểm của Tập Đoàn Dệt
    may Viêt Nam.
    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
    - Tổng quan về nghiên cứu và phát triển thị trường và lấy đó làm cơ sở để vận
    dụng nghiên cứu thực tiễn phát triển thị trường tiêu thụ tại TP.HCM của Vinatex.
    - Phân tích môi trường bên trong, tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của công ty so
    với các đối thủ cạnh tranh trong khi phát triển thị thị trường dựa trên bảng phân tích ma
    trận đánh giá nội bộ.
    - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị trường của Vinatex
    thông qua bảng phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài để xác định các cơ hội
    và nguy cơ tác động đến việc hoạch định chiến lược cho công ty.
    - Thực hiện phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và đánh giá được
    xu hướng tiêu dùng của khách hàng cho nhóm sản phẩm may mặc và hình ảnh công ty
    thông qua bảng câu hỏi điều tra thống kê.
    - Căn cứ vào chỉ số chi tiêu cho nhóm hàng may mặc với số dự đoán về tổng mức
    chi tiêu bình quân của mỗi người kết hợp với dân số dự đoán tại TP.HCM để dự báo xu
    hướng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm may mặc tại TP.HCM
    - Đưa ra các giải pháp phát triển và mở rộng thị trường nội địa cho Vinatex trong
    giai đoạn 2007-2015.
    6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI.

    Đề tài: “Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại TP. HCM của Tập
    Đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)” được chia làm 3 chương.

    Chương I : Một số lý luận cơ bản về thị trường.

    Chương II : Thực trạng nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tại TP.HCM.

    Chương III : Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ của Vinatex tại TP.HCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...