Thạc Sĩ Nghiên cứu và nâng cao chất lượng hệ truyền động nhiều động cơ trong dây chuyền in

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc nâng cấp các dây chuyền trong máy sản xuất là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.
    Hiện nay, các dây chuyền in trong các nhà máy đã quá cũ và lạc hậu, được nhập từ nước ngoài với các thông số của dây chuyền không rõ ràng, hệ truyền động chủ yếu là sử dụng các bộ điều khiển truyền thống. Để nâng cao chất lượng thì mới dừng lại ở các mạch vòng phản hồi nên chất lượng chưa cao đồng thời còn có nhiều nhược điểm vì nó ảnh hưởng đên tính liên tục của hệ thống dẫn đên lượng đầu ra cũng dễ bị thay đổi. Do đó một vấn đề đặt ra là làm như thế nào để nâng cao chất lượng của hệ thống. Trên cơ sở đó thì trong luận văn này sẽ đi tìm h iểu, nghiên cứu và ứng dụng phương pháp điều khiển mờ vào việc chỉnh định tham số của bộ điều chỉnh truyền thống và thay bộ điều chỉnh truyền thống bằng một bộ mờ riêng vào hệ thống truyền động trong dây chuyền in đã có ở nước ta để nâng cao chất lượng của hệ thống.
    Điều khiển mờ hiện đang giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống điều khiển hiện đại, vì nó đảm bảo tính khả thi của hệ thống, đồng thời lại thực hiện tốt các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ như độ chính xác cao, độ tác động nhanh, tính bền vững và ổn định tốt, dễ thiết kế và thay đổi Khác với kỹ thuật điều khiển truyền thống thông thường là hoàn toàn dựa vào độ chính xác tuyệt đối của thông tin mà trong nhiều ứng dụng không cần thiết hoặc không thể có được, hệ điều khiển lôgic mờ được áp dụng hiệu quả nhất trong các quá trình chưa xác định rõ hay không thể đo đạc chính xác được, trong các quá trình điều khiển ở điều kiện thiếu thông tin. Chính khả năng này của điều khiển mờ đã giúp giải quyết thành công các bài toán phức tạp, các bài toán mà trước đây không giải
    được.

    Sau hơn 2 năm học tập tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái

    Nguyên, tôi đã được đào tạo và tiếp thu được những kiến thức hiện đại và tiên


    tiến trong lĩnh vực tự động hoá. Trước khi tốt nghiệp cao học, tôi nhận được đề tài: “Nghiên cứu và nâng cao chất lượng hệ truyền động nhiều động cơ trong dây chuyền in
    Nội dung của bản luận văn được đưa chia làm 4 chương:

    Chương I: Tổng quan về hệ truyền động nhiều động cơ trong dây chuyền in.

    Chương II: Các phương án xây dựng hệ thống truyền đ ộng T-Đ cho dây
    chuyền in.

    Chương III: Xây dựng sơ đồ cấu trúc và tổng hợp hệ thống truyền động

    nhiều động cơ trong dây truyền in.

    Chương IV: Nghiên cứu ứng dụng điều khiển mờ để nâng cao chất lượng

    hệ thống trong dây chuyền in.

    Tôi xin trân tọrng bày tỏ l òng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS Võ

    Quang Lạp - người đã hướng dẫn tận tình và giúp tôi hoàn thành luận văn thạc

    sĩ này.

    Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô ở Khoa Điện – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành lu ận văn.
    Tôi xin trân thành cảm ơn Khoa sau Đại học, xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để tôi hoàn thành khoá học.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!



    MỤC LỤC
    Tên đề mục Trang
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ NHIỀU ĐỘNG CƠ TRONG

    DÂY CHUYỀN IN 9
    1.1 Đặt vấn đề: 9
    1.1.1. Giới thiệu tổng quan máy in giấy offset
    1.1.2. Giới thiệu tổng quan máy in vải 11
    1.1.2.1. Xác định phụ tải của động cơ truyền động máy in vải 13
    1.1.2.2. Sơ đồ điều khiển truyền động máy in vải 15
    1.2. Những yêu cầu về truyền động nhiều trục trong máy in 16
    1.3. Đặc tính phụ tải 17
    1.4. Hệ thống truyền động 18
    CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG ÁN TRUYỀN ĐỘNG CHO

    DÂY CHUYỀN IN 19

    2.1.Đặt vấn đề 19
    2.2. Hệ thống Tiristor - Động cơ một chiều kích từ độc lập 19
    2.2.1. Mô hình động cơ điện một chiều 19
    2.2.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống T-Đ khi hệ thay đổi từ thông

    (tải nhẹ) 24
    2.2.2.1. Sơ đồ mắc song song 24
    2.2.2.2. Sơ đồ mắc nối tiếp 25
    2.2.3. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống T- Đ khi hệ thay đổi điện áp
    CHƯƠNG III. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ CẤU TRÚC VÀ TỔNG HỢP

    HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG NHIỀU ĐỘNG CƠ TRONG DÂY CHUYỀN IN 51

    3.1 Đặt vấn đề. 51
    3.2. Hệ truyền động máy in khi làm việc tải nặng 51
    3.3. Hệ truyền động máy in khi làm việc tải nhẹ 53
    3.4. Tổng hợp hệ thống 55
    3.4.1. Tổng hợp hệ thống máy in khi hệ làm việc với tải nặng 55
    3.4.1.1. Tổng hợp mạch vòng dòng điện 56
    3.4.1.2. Tổng hợp mạch vòng tốc độ 57
    3.4.1.3. Tổng hợp mạch vòng lực căng 59
    3.4.2. Tổng hợp hệ thống máy in khi hệ làm việc với tải nhẹ 62
    3.5. Tính toán các thông s ố của hệ thống truyền động máy in sử dụng

    động cơ điện một chiều kích từ độc lập 64

    3.6. Mô phỏng hệ truyền động bằng phần mềm Matlap – Simulink

    với việc sử dụng bộ điều khiển PID 68
    3.6.1. Mô phỏng hệ thống truyền động máy in khi làm việc tải

    nặng 68
    3.6.2. Mô phỏng hệ thống truyền động máy in khi làm việc với tải

    nhẹ 72
    CHƯƠNG IV. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN MỜ

    ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG MÁY IN 75

    4.1. Đặt vấn đề

    4.2. Các khái niệm cơ bản 75
    4.2.1. Tập mờ

    4.2.1.1. Nhắc lại tập rõ

    4.2.1.2. Tập con mờ 75
    4.2.2. Các phép toán trên t ập mờ 78
    4.2.3. Biến ngôn ngữ 79
    4.2.4. Suy luận mờ và luật hợp thành 79
    4.3. Bộ điều khiển mờ 81
    4.3.1. Cấu trúc một bộ điều khiển mờ 81
    4.3.2. Mờ hoá 81
    4.3.3. Giải mờ (defuzzyfier) 82
    4.3.4. Khối luật mờ và khối hợp thành 83
    4.3.4.1. Các bước xây dựng luật hợp thành khi có nhiều

    điều kiện 84
    4.3.4.2. Thuật toán xây dựng luật hợp thành của nhiều

    mệnh đề hợp thành 85
    4.3.5. Bộ điều khiển mờ tĩnh 86
    4.3.6.Bộ điều khiển mờ động 86


    4.4. Chỉnh định mờ tham số bộ điều khiển PID 88
    4.4.1. Đặt vấn đề 88
    4.4.2. Thiết kế bộ điều khiển mờ 90
    4.4.2.1 Xác định tất cả các biến ngôn ngữ vào ra 90
    4.4.2.2. Xác định tập giá trị cho các biến vào ra 91
    4.4.2.3. Xác định dạng hàm liên thuộc 92
    4.4.2.4. Xây dựng các luật điều khiển “ nếu thì “ 93
    4.4.2.5. Chọn luật hợp thành 95
    4.4.2.6. Giải mờ 98
    4.5. Mô phỏng hệ thống truyền động máy in làm việc tải nặng khi có

    bộ điều khiển mờ 98
    4.6. Mô phỏng hệ thống truyền động máy in làm việc tải nhẹ khi có
    bộ điều khiển mờ 105
    Kết luận và kiến nghị 113
    Tài liệu tham khảo 115
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...