Luận Văn Nghiên cứu và lựa chọn một số thực vật có khả năng hấp thu các kim loại nặng (cr, cu, zn) trong bùn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu và lựa chọn một số thực vật có khả năng hấp thu các kim loại nặng (cr, cu, zn) trong bùn nạo vét kênh Tân Hóa - Lò Gốm (có 9 trang)

    LƯU Ý: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CÓ 9 TRANG, ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
    LƯU Ý: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CÓ 9 TRANG, ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
    TÓM TẮT: Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu khả năng sử dụng thực
    vật cải tạo bùn nạo vét kênh rạch bị ô nhiễm kim loại nặng (KLN). Cây Bắp (Zea mays L.) và
    Cỏ Voi (Pennisetum purpureum) là hai loài thực vật đã được lựa chọn để nghiên cứu khả năng
    hấp thu KLN trong bùn kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Tổng hàm lượng Cr, Cu, Zn trong bùn là
    2656 mg/kg, 1551 mg/kg và 2463 mg/kg. Sau 6 tuần lượng kim loại nặng (Cr, Cu và Zn) tích
    lũy trong Cây Bắp là 456 mg/kg, 429 mg/kg và 1327 mg/kg; còn trong Cỏ Voi là 519 mg/kg,
    458mg/kg và 1136 mg/kg. Sau 12 tuần, lượng kim loại nặng (Cr, Cu và Zn) tích lũy trong rễ
    Cây Bắp là 584 mg/kg, 536 mg/kg và 1669 mg/kg; còn trong Cỏ Voi là 697mg/kg, 564 mg/kg
    và 1460 mg/kg. Các kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong rễ, cao hơn 5.1ư130 lần trong
    thân Cỏ Voi và Bắp, thể hiện nguy cơ xâm nhập vào chuỗi thức ăn là rất hạn chế. Do đó, khả
    năng áp dụng giải pháp công nghệ sinh học môi trường - sử dụng thực vật (phytotechnology)
    để cải tạo bùn nạo vét/ đất bị ô nhiễm Cr, Cu, Zn là rất có triển vọng.
    Từ khóa: bùn nạo vét, ô nhiễm kim loại nặng, công nghệ sinh học môi trường
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nguồn nước kênh rạch tại Tp. Hồ Chí Minh đang chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng phần lớn
    do các chất thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu như
    không được xử lý đạt tiêu chuẩn mà thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch [3].
    Thành phần và đặc tính của bùn lắng chủ yếu là chất hữu cơ chiếm tỷ lệ rất lớn từ 70-80%
    và một số KLN với nồng độ cao [2, 4]. Ô nhiễm từ bùn đáy kênh rạch là rất cao và ngày càng
    gia tăng vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng nhưng chưa có
    biện pháp quản lý, xử lý chúng thích hợp.
    Những phương pháp truyền thống hiện đang áp dụng để xử lý KLN có hại trong bùn thải
    bao gồm các quá trình vật lý và hóa học, xử lý nhiệt (thiêu đốt), hay phương pháp chôn lấp,
    Hầu hết các phương pháp đều ứng dụng công nghệ phức tạp, tuy tốc độ xử lý các chất ô nhiễm
    nhanh nhưng ngược lại chúng đều khá tốn kém về kinh phí, Phương pháp loại bỏ KLN từ
    những vùng bị ô nhiễm bằng giải pháp công nghệ sinh học môi trường - sử dụng các loài thực
    vật có khả năng chống chịu và tích lũy KLN là giải pháp thân thiện với môi trường, đơn giản,
    dễ triển khai và hiệu quả về kinh tế.
    Trên thế giới việc ứng dụng thực vật để xử lý ô nhiễm KLN trong môi trường đã đạt được
    nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Họ đã thống kê có khoảng 400 loài cây có
    khả năng siêu tích lũy kim loại nặng [8]. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu dùng thực vật trong xử
    lý đất bị ô nhiễm cũng đã được thực hiện bởi TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh và các cộng sự đã đạt
    được nhiều kết quả khả quan [1].
    Phương pháp xử lý dùng thực vật được phát triển với nhiều cách thức áp dụng khác nhau
    trong việc làm sạch môi trường, và có thể được phân loại thành nhiều cơ chế. Trong đó, 3 cơ
    chế tách chiết bằng thực vật (Phytoextraction), làm ổn định bằng thực vật (Phytostabilization)
    Science & Technology Development, Vol 11, No.04- 2008
    Trang 60 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
    và bay hơi bằng thực vật (Phytovolatilization) thường được áp dụng để xử lý ô nhiễm KLN
    trong đất, trầm tích và bùn thải
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...