Luận Văn Nghiên cứu và khai thác thị trường khách du lịch inbound Bắc Âu tại công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và khai thác thị trường khách du lịch inbound Bắc Âu tại công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long

    LỜI CAM ĐOAN

    Kính gửi: - Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân
    - Ban chủ nhiệm khoa Du lịch và Khách sạn
    - Giáo viên hướng dẫn: Lê Trung Kiên

    Tên em là: Phạm Thị Thanh Tâm . Sinh viên lớp Du lịch 48.
    Mă số sinh viên : CQ482488
    Để hoàn thành chuyên đề thực tập này, em có tham khảo một số tài liệu liên quan đến chuyên ngành Du lịch nói chung và công tác khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu nói riêng.
    Em xin cam đoan không sao chép y nguyên bất kỳ tài liệu, giáo tŕnh, luận văn cũng như các tài liệu tham khảo khác. Những thông tin tham khảo trong chuyên đề đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng.
    Nếu có sai phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng kỷ luật của Nhà trường.
    Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2010
    Sinh viên
    Phạm Thị Thanh Tâm

    LỜI NÓI ĐẦU
    Du lịch Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các du khách khám phá và t́m hiểu, một điểm đến nghỉ dưỡng mới mẻ và đầy triển vọng cho các du khách muốn khám phá những điều mới mẻ.
    Và thấy được điều đó, ngành Du lịch Việt Nam đang cố gắng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Đẩy mạnh khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái B́nh Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.
    Bên cạnh hoàn thiện chất lượng dịch vụ, phục vụ, khai thác đúng hướng các điểm đến th́ hoạt động xúc tiến, quảng bá về h́nh ảnh đất nước, con người Việt Nam đang thực sự trở thành việc được lưu ư hàng đầu đối với ngành du lịch. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới. Để nhân dân thế giới nhớ tới Việt Nam không chỉ là một đất nước có lịch sử chiến tranh hào hùng, từng chiến thắng Đế quốc Mỹ mà c̣n là một điểm đến du lịch lư tưởng với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước.
    Và việc khai thác thị trường du lịch giàu có phương Tây đang là nhắm đích của du lịch Việt Namhiện nay. Thị trường khách Bắc Âu cũng được coi là một thị trường đầy hấp dẫn và đang được du lịch Việt Nam để ư đến nhưng chưa thực sự được các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam khai thác một cách có hiệu quả.
    Thấy được điều đó, em xin phép được nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn của ḿnh với tên đề tài là: “Nghiên cứu và khai thác thị trường khách du lịch inbound Bắc Âu tại công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long”.
    Bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương, tập trung nghiên cứu về thị trường khách du lịch Bắc Âu và những phương pháp khai thác có hiệu quả thị trường này dựa trên t́nh h́nh phát triển và thực trạng hoạt động của Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long, công ty mà em hiện đang thực tập. Ba chương với nội dung như sau:
    Chương 1: Một số cơ sở lư luận, lư thuyết cơ bản về du lịch, khách du lịch, thị trường du lịch và nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu.
    Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường khách du lịch Bắc Âu tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long.
    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường khách Bắc Âu tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long.
    Đối tượng nghiên cứu: chuyên đề tập trung nghiên cứu về thị trường khách du lịch Bắc Âu và cách thức để khai thác thị trường này thực tế tại công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long.
    Mục đích nghiên cứu: Phân tích đặc điểm thị trường khách du lịch Bắc Âu và những cơ hội – thách thức, điểm mạnh – điểm yếu của công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long nhằm phát triển thị trường khách mới này tại công ty.
    Phạm vi nghiên cứu: 5 nước Nordic – Bắc Âu là Đan Mạch, Phần Lan, Icland, Thụy Điển, và NaUy.
    Phương pháp nghiên cứu: qua tài liệu; khảo sát thực tế và sử dụng phương pháp nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp để làm rơ bản chất vấn đề.
    Do sự hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được những ư kiến đóng góp của các thầy cô giáo hướng dẫn giúp chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
    Sinh viên thực hiện



    Phạm Thị Thanh Tâm

    CHƯƠNG 1
    MỘT SỐ LƯ THUYẾT CƠ BẢN VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH, THỊ TRƯỜNG DU LỊCH VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH BẮC ÂU

    1.1. Một số khái niệm cơ bản:
    1.1.1. Khái niệm du lịch:
    Ngày nay du lịch đă trở thành một hiện tượng kinh tế - xă hội phổ biến, là môt ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Và nhiều nước đă lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống.
    Với mỗi cách tiếp cận lại có một định nghĩa khác nhau về Du lịch mà ta có thế hiểu: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, t́m hiểu và nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xă hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.[1]
    Đây là khái niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch.
    C̣n với thuật ngữ “Du lịch” thông thường được hiểu: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của ḿnh nhằm thỏa măn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
    1.1.2. Thị trường du lịch:
    1.1.2.1. Khái niệm thị trường và thị trường du lịch:[2]
    a. Khái niệm thị trường:
    Theo quan điểm của kinh tế chính trị học.
    Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó.
    Theo quan điểm của marketing:
    Theo nghĩa rộng thị trường là tập hợp người mua, người bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng. Người mua với tư cách là người tạo ra thị trường và người bán với tư cách là người tạo ra ngành.
    Theo nghĩa hẹp thị trường là một nhóm người mua về một sản phẩm cụ thể hoặc dăy sản phẩm.
    b. Khái niệm thị trường du lịch:
    Tiếp cận theo kinh tế chính trị học:
    Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán giữa cung và cầu và toàn bộ các thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.
    Tiếp cận theo marketing du lịch:
    Theo nghĩa rộng thị trường du lịch là tập hợp người mua với tư cách là người tạo ra thị trường du lịch và người bán với tư cách là người tạo ta ngành du lịch.
    Theo nghĩa hẹp (giác độ của nhà kinh doanh du lịch) thị trường du lịch là nhóm người mua có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm du lịch hay một dăy sản phẩm du lịch cụ thể được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng.
    1.1.2.2. Đặc điểm của thị trường du lịch
    a.Đặc điểm của thị trường du lịch theo nghĩa rộng:
    Đặc điểm chung:
    - Là nơi chứa tổng cầu và tổng cung.
    - Hoạt động trao đổi diễn ra trong một không gian và thời gian xác định.
    - Chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường vĩ mô
    - Có vai tṛ quan trọng đối với sản xuất và lưu thông sản phẩm.
    Đặc điểm riêng:
    [​IMG] Xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung. Nó xuất hiện khi mà du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xă hội vào giữa thế kỷ 19, khi mà tŕnh độ sản xuất xă hội và các mối quan hệ xă hội phát triển ở một tŕnh độ nhất định.
    [​IMG] Trong tiêu dùng du lịch không có dự di chuyển của hàng hóa vật chất, giá trị của tài nguyên du lịch tới nơi ở thường xuyên của người tiêu dùng.
    [​IMG] Trên thị trường du lịch cung – cầu chủ yếu là dịch vụ. Hàng hóa chiếm tỉ trọng nhỏ. Doanh thu từ dịch vụ chiếm từ 50-80% trong tổng doanh thu. Dịch vụ bao gồm dịch vụ chính và bổ sung. Tại các nước du lịch chưa phát triển tỷ trọng giữa dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung chiếm 7/3. Tại các nước du lịch phát triển ngược lại 3/7. Tỷ trọng giữa các dịch vụ chính và là bổ sung càng nhỏ, càng chứng tỏ tính hấp dẫn của nơi đến du lịch, hiệu quả kinh tế cao.
    [​IMG] Dịch vụ du lịch ít hiện hữu khi mua và bán.
    [​IMG] Tham gia vào trao đổi có sự tham gia của các đối tượng du lịch – giá trị của tài nguyên
    [​IMG] Quan hệ mua bán diễn ra trong thời gian dài kể từ khi mua đến khi tiêu dùng và sau khi dùng.
    [​IMG] Không thể lưu kho lưu băi, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời cùng lúc.
    [​IMG] Tính thời vụ cao.
    [​IMG] Cảm nhận rủi ro lớn.
    b. Chức năng của thị trường du lịch theo nghĩa rộng
    v Chức năng thực hiện. Chức năng này thực hiện giá trị của hàng hóa và dịch vụ du lịch thông qua giá và giá trị sử dụng. Mặt khác thể hiện sự trao đổi được tiến hành thuận lợi hay khi khó khăn do chính sách và cơ chế quản lư. V́ vậy chức năng này biểu hiện sự trao đổi trên thị trường du lịch diễn ra như thế nào hanh thông hay tắc ách. Chính sách và cơ chế quản lư vĩ mô có tầm quan trọng đặc biệt làm cho thị trường du lịch phát triển hay tụt hậu.
    v Chức năng thừa nhận (thông qua sự thừa nhận của xă hội). Đối với bên bán sản phầm du lịch, thị trường có chấp nhận sản phẩm của họ hay không là tùy thuộc vào sản phẩm của họ có được bên mua thừa nhận hay không. C̣n về phía bên mua, mong muốn của họ có được xă hội chấp nhận hay không. Trong tiêu dùng du lịch không phải mong muốn nào của khách cũng có thể được xă hội chấp nhận. Ví dụ: giải trí thác loạn, du lịch t́nh dục, đánh bạc khó được chấp nhận hoặc không được chấp nhận như ở Việt Nam.
    v Chức năng thông tin. Phản ánh thông tin của cung và của cầu cho bên bán và bên mua, là tấm gương phản ánh bộ mặt kinh tế xă hội. Chức năng này vô cùng quan trọng đối với thị trường du lịch v́ có nhiều bất lợi trong mối quan hệ cung cầu du lịch. Đối với người bán, thị trường cung cấp thông tin về cầu du lịch, cung du lịch và đối thủ cạnh tranh. Đối với người mua, thị trường cung cấp thông tin về nới đến du lịch, sản phẩm du lịch, chất lượng, giá cả So với các lĩnh vực tiêu dùng khác th́ tiêu dùng du lịch cần một khối lượng thông tin lớn, đa dạng, phức tạp và toàn diện hơn.
    v Chức năng điều tiết. Thị trường là nơi thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về số lượng giá cả sản phẩm. Chức năng điều tiết thị trường được thể hiện thông qua các quy luật của kinh tế thị trường đặc biệt là quy luật cung cầu giá cả với tư cách là “bàn tay vô h́nh” đưa thị trường du lịch về trạng thái cân bằng.

    1.1.3. Khách du lịch và nhu cầu đi du lịch của khách:
    1.1.3.1. Định nghĩa:[3]
    Khách du lịch Là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của ḿnh để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm.
    - Khái niệm khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (cụ thể ở một địa phương nào đó của Việt Nam) là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước đang thường trú đến Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở Việt Nam.
    - Khái niệm khách du lịch trong nước: Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của ḿnh để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.

    1.1.3.2. Các yếu tố tác động tới cầu thị trường du lịch:[4]
    - Khả năng chi tiêu của du khách.
    - Giá cả của sản phẩm du lịch.
    - Chất lượng của sản phẩm du lịch
    - Tính độc đáo của sản phẩm du lịch.
    Trong đó th́ yếu tố về tính độc đáo của sản phẩm du lịch là yếu tố mang tính đặc trưng cho thị trường sản phẩm du lịch

    1.2. Nghiên cứu một thị trường khách du lịch:[5]
     
Đang tải...