Thạc Sĩ Nghiên cứu và dự báo tai biến môi trường đới ven biển do biến đổi khí hậu khu vực hà tiên – kiên lươ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iii
    DANH MỤC BẢNG . iv
    DANH MỤC HÌNH . v
    TÓM TẮT vii
    MỞ ĐẦU 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài 1
    2.Mục tiêu nghiên cứu . 2
    3.Nội dung . 2
    4.Phạm vi nghiên cứu 2
    5.Bố cục luận văn 3
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4
    1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4
    1.1.1 Tình hình BĐKH quy mô toàn cầu và các kịch bản BĐKH 4
    1.1.2 Biểu hiện BĐKH ở Việt Nam 7
    1.1.3 Kịch bản BĐKH và mực biển dâng cho Việt Nam 8
    1.2 Sơ lược về đặc điểm tự nhiên - kinh tế, xã hội 11
    1.2.1 Đặc điểm tự nhiên . 11
    1.2.1.1 Vị trí địa lý 11
    1.2.1.2 Đặc điểm địa chất . 13
    1.2.1.3 Đặc điểm địa hình - địa mạo và cảnh quan . 14
    1.2.1.4 Đặc điểm khí hậu 16
    1.2.1.5 Đặc điểm thủy văn 17
    1.2.1.6 Tài nguyên địa học 19
    1.2.1.7 Tài nguyên sinh học . 20
    1.2.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội KVNC 21
    1.2.2.1 Dân cư . 21
    1.2.2.2 Kinh tế 22
    CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1 Khung định hướng nghiên cứu 26
    2.2 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn 26
    2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu . 26


    - ii -
    2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa . 28
    2.2.3 Phương pháp tính toán chỉ số tổn thương đới ven biển . 34
    2.2.3.1 Địa mạo . 35
    2.2.3.2 Địa chất . 36
    2.2.3.3 Tốc độ bồi / xói . 36
    2.2.3.4 Độ dốc bờ biển (%) . 37
    2.2.3.5 Độ cao địa hình - Xây dựng kịch bản ngập 0,75m . 38
    2.2.3.6 Các biến khác . 40
    2.2.4 Phương pháp viễn thám - GIS . 40
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 45
    3.1 Phân loại đới ven biển Hà Tiên - Kiên Lương theo khảo sát thực địa . 45
    3.1.1 Bờ có vách là đá gốc . 45
    3.1.2 Bờ có vách trầm tích gắn kết yếu . 49
    3.1.3 Bờ có kè bảo vệ . 50
    3.1.4 Bờ biển bùn cát phát triển rừng ngập mặn . 51
    3.1.5 Bờ biển cát và cuội, sỏi . 53
    3.2 Kết quả tính toán chỉ số tổn thương đới ven biển - CVI . 54
    3.3 Thành lập bản đồ phân vùng tổn thương đới ven biển . 59
    3.3.1 Nhận xét kết quả và dự báo tai biến . 62
    3.3.1.1 Các khu vực bờ có vách đá . 62
    3.3.1.2 Khu vực có kè bảo vệ và hiện tượng hốc sóng vỗ trên chân kè . 64
    3.3.1.3 Các khu vực đồng bằng . 66
    3.3.1.3.1 Khu dân cư . 66
    3.3.1.3.2 Khu vực nuôi trồng thủy hải sản . 68
    3.3.2 Đề xuất một số biện pháp cho một số khu vực tổn thương . 69
    KẾT LUẬN . 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 73


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đới ven biển là vùng đất có sự tương tác giữa đất liền và biển. Đây là
    nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế,
    nên dân cư đông đúc tập trung.
    Theo báo cáo Quốc gia về Môi trường của Nhật Bản năm 1988, vấn đề
    môi trường toàn cầu là những vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến trong phạm vi
    một quốc gia mà nó vượt ra khỏi biên giới quốc gia đó, lan rộng trong khu vực
    hoặc trên toàn cầu. Đứng đầu trong những vấn nạn môi trường toàn cầu hiện
    nay chính là Biến đổi khí hậu, tiếp sau đó mới đến suy giảm tầng Ozone, sự
    phá hủy các hệ sinh thái biển, sự thu hẹp dần diện tích rừng mưa nhiệt đới, sa
    mạc hóa Biến đổi khí hậu, mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước
    biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế
    kỷ 21.
    Theo định nghĩa của UNFCCC, Biến đổi khí hậu là sự thay đổi khí hậu
    gây ảnh hưởng tực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động con người làm thay đổi
    thành phần khí quyển toàn cầu và làm thay đổi sự đa dạng khí hậu tự nhiên
    trong một khoảng thời gian [14]. Hậu quả của biến đổi khí hậu có thể kể đến
    như: nhiệt độ trái đất tăng lên, băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng, bão, lũ
    lụt, hạn hán, sa mạc hóa, hải lưu đại dương thay đổi, tần suất thiên tai, cường
    độ và thời gian xảy ra đều thay đổi theo hướng xấu đi.
    Chính vì tính nhạy cảm của đới ven biển, bất kỳ một sự thay đổi nào của
    khí hậu cũng gây ra những hậu quả khó lường đối với khu vực này, và sự ảnh
    hưởng nặng nề nhất đến vùng ven biển được nghiên cứu trong phạm vi luận
    văn này chính là sự dâng lên của mực nước biển.
    Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu [1],
    Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của Biến đổi
    Khí hậu. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ ảnh hưởng tới trên 10 triệu người dân
    Việt Nam, tỷ lệ lớn nhất trong 84 nước đang phát triển. Các hiện tượng thời tiết
    cực đoan gia tăng cao; bao gồm bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, Tác động


    - 2 -
    của Biến đổi khí hậu tới kinh tế - xã hội và môi trường chưa thể lường hết
    được. Biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ là nguy cơ đối với phát triển bền vững.
    Nghiên cứu BĐKH tổng thể cho toàn bộ ĐBSCL hay toàn đất nước
    cũng đã được khá nhiều tổ chức cũng như các nhà khoa học thực hiện, nhưng
    để một địa phương có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu thì cần có
    những nghiên cứu trong phạm vi nhỏ hơn là từng huyện/thành phố ven biển.
    Đới bờ biển Hà Tiên - Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang là một khu vực giàu tài
    nguyên thiên nhiên, có giá trị cả về cảnh quan lẫn kinh tế nhưng lại thuộc vào
    khu vực khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn
    cầu.
    Chính vì lý do đó, mà đề tài “NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO TAI BIẾN
    MÔI TRƯỜNG ĐỚI VEN BIỂN DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC HÀ
    TIÊN - KIÊN LƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG” được thực hiện.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dự báo mức độ tổn thương môi trường
    đới ven biển (xói lở, bồi tụ và ngập lụt) trong điều kiện mực nước biển dâng
    trong tương lai do biến đổi khí hậu.
    3. Nội dung
    - Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường tự nhiên đang diễn ra để làm
    cơ sở cho dự báo.
    - Tính toán chỉ số tổn thương vùng biển (CVI - Coastal Vulnerability
    Index)
    - Dự báo các dạng tai biến môi trường trong điều kiện mực nước biển
    gia tăng (kịch bản 0,7;5m)
    - Thành lập bản đồ phân vùng tổn thương môi trường vùng ven biển do
    mực nước biển dâng với kịch bản đó.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Về phía đất liền, nghiên cứu thực hiện dọc theo lộ trình ven biển thị xã
    Hà Tiên, huyện Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang và một phần đồng bằng
    thuộc huyện Kiên Lương.


    - 3 -
    Về phía biển, nghiên cứu sử dụng dữ liệu địa hình đáy biển đến giới hạn
    cách đường bờ 7,5km.
    5. Bố cục luận văn
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn được chia thành ba chương
    chính với bố cục như sau:
    Mở đầu
    Chương I: Tổng quan
    Chương II: Phương pháp nghiên cứu
    Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...