Luận Văn Nghiên cứu và đo lường bộ ba bất khả thi ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI GIỚI THIỆU
    Lí thuyết bộ ba bất khả thi từ lúc ra đời cho đến ngày hôm nay luôn là đề tài nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm. Bắt đầu từ mô hình cơ bản-mô hình Mundell-Fleming- do hai giáo sư Robert Mundell và J.M.Fleming đặt những viên gạch đầu tiên, sau đó lí thuyết bộ ba bất khả thi được mở rộng qua nghiên cứu của Yigang và Tangxian hay được nâng lên thành thuyết tứ diện trong nghiên cứu của Goubing Shen và gần đây là những nghiên cứu định lượng cho bộ ba bất khả thi. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mức ảnh hưởng của bộ ba bất khả thi đến nền kinh tế nên việc nghiên cứu lí thuyết này là việc rất cần thiết. Những ứng xử không đúng với bộ ba sẽ làm nền kinh tế hỗn loạn (lấy ví dụ như tình hình Việt Nam trong năm 2008) nhưng ngược lại khéo léo hơn trong vận dụng lí thuyết bộ ba bất khả thi sẽ có những tác động rất tích cực (lấy ví dụ trường hợp của Ấn Độ trong cuộc khủng hoảng Châu Á). Chính vì thế, trong bài viết này chúng tôi cũng muốn xem xét lại bộ ba bất khả thi và việc vận dụng lí thuyết này ở Việt Nam như thế nào. Bài viết của chúng tôi gồm 4 phần chính. Trong phần đầu chúng tôi sẽ khái quát lại lí thuyết bộ ba bất khả thi từ lúc mới ra đời cho đến những thay đổi gần đây. Cũng trong phần này, chúng tôi đặc biệt phân tích kĩ những nghiên cứu định lượng cho các nhân tố trong bộ ba. Chúng tôi sẽ phân tích những ưu, khuyết cũng như tính thích hợp vận dụng vào Việt Nam. Dựa trên những phân tích trong phần 1, chúng tôi tiến hành định lượng cho các nhân tố bộ ba bất khả thi của Việt Nam trong phần 2. Trong phần này chúng tôi nhận thấy cần xây dựng thêm chỉ số TT để phản ánh mức độ độc lập tiền tệ thay vì sử dụng những chỉ số trong các bài viết trước. Sau khi tính toán các chỉ số cần thiết, trong phần 3 chúng tôi mở rộng nghiên cứu của mình bằng cách phân tích tác động của bộ ba đến các biến kinh tế vĩ mô, không phải là những phân tích định tính mà chúng tôi sử dụng mô hình hồi qui với các chỉ số được tính toán trong phần 2. Cuối cùng trong phần 4 chúng tôi đưa ra một số kiến nghị dựa vào các kết quả hồi qui thu được kết hợp với phân tích định tính tình hình cụ thể của Việt Nam trong thời gian gần đây.
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu
    Lời cảm ơn
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI 4
    1.1 Khái niệm bộ ba bất khả thi 4
    1.2 Những phát triển của lý thuyết bộ ba bất khả thi trong những thập niên vừa qua 5
    1.2.1 Mô hình Mundell-Fleming (mô hình nền tảng) 5
    1.2.2 Các mở rộng mang tính trung gian của bộ ba bất khả thi 10
    1.3 Bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối 14
    1.3.1 Mô hình tài chính bất định của Maurice Obstsefd, Jay C.Shambaugh, Alan M.Taylor (2007) 14
    1.3.2 Tiền tệ độc lập và vai trò của dự trữ ngoại hối. 16
    CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM 18
    2.1 Cơ sở xây dựng phương pháp đo lường. 18
    2.1.1 Chỉ số tiền tệ độc lập. 18
    2.1.2 Tỷ giá cố định. 22
    2.1.3 Độ mở của tài chính. 24
    2.2 Đo lường bộ ba bất khả thi cho Việt Nam 28
    2.2.1 Tự do hóa dòng vốn. 28
    2.2.2 Ổn định tỷ giá. 28
    2.2.3 Tiền tệ độc lập. 29
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỒI QUY 33
    3.1 Xây dựng hàm hồi quy giữa các biến kinh tế vĩ mô và các yếu tố của bộ ba bất khả thi 33
    3.1.1 Mô hình cơ bản 33
    3.1.2 Các biến của mô hình – Dữ liệu hồi quy 34
    3.2 Kết quả ước lượng mô hình – Kết luận 35
    3.2.1 Mô hình thực nghiệm 35
    3.2.2 Sản lượng quốc gia và bộ ba bất khả thi 37
    3.2.3 Lạm phát và bộ ba bất khả thi 40
    CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT 44
    4.1Ảnh hưởng của bộ ba bất khả thi lên điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm gần đây (2007 đến 2010) 44
    4.2 Đề xuất chính sách điều hành bộ ba bất khả thi 46
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
    PHỤ LỤC 1: Chỉ số KAOPEN (Chỉ số Chinn-Ito) được tính toán cho Việt Nam 48
    PHỤ LỤC 2: Chỉ số ERS (Chỉ số đại diện cho mức độ ổn định tỷ giá) được tính toán cho Việt Nam 49
    PHỤ LỤC 3: Kiểm định chỉ số TT (Chỉ số định lượng độc lập tiền tệ) 50
    PHỤ LỤC 4: Chỉ số MI (Chỉ số độc lập tiền tệ) được tính cho Việt Nam - theo công thức của Aizeman, Chinn và Ito. 52
    PHỤ LỤC 5: Dữ liệu hồi quy (tất cả các số liệu đều được tính toán cho Việt Nam) 52
    PHỤ LỤC 6: Kiểm định tính dừng cho các chuỗi số liệu – Sử dụng phép kiểm định nghiệm đơn vị 53

    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...