Thạc Sĩ Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và trong khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. So với năm 2008, số người nghèo trên thế giới năm 2009 đã tăng trên 100 triệu người. Thủ phạm chính của tình trạng này là cuộc khủng hoảng lương thực kết hợp với suy thoái kinh tế toàn cầu. Các nước thành viên của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã cam kết đến năm 2015 giảm một nửa số người bị đói trên thế giới. Nhưng từ đó đến nay, số người bị đói trên thế giới đã tăng từ 850 triệu người lên gần một tỷ người và cứ 6 giây có một đứa trẻ bị chết đói. Theo các bản báo cáo của FAO, từ nay đến năm 2050, sản xuất nông nghiệp phải tăng 70% mới có thể có đủ lương thực để nuôi 9 tỷ người trên thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực lên cao làm tăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn. Điều trớ trêu là hầu hết những người nghèo đói của thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lương thực. Thực tế, hơn 60% người dân châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi súc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng 20% năng suất các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được với tất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường.
    Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữ vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).
    Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007; theo chuẩn quốc tế thì từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004, năm 2008 13,4% và còn 12,3% vào năm 2009. Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói. Những kết quả đạt được chưa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh ở mức cận nghèo. Do vậy rất dễ rơi vầo tình trạng tái nghèo khi gập những tác động không thuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ. Đặc biệt đối với hộ nông dân miền núi, nơi có những khó khăn về mặt địa hình, kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường còn hạn chế . Hiện nay, trong tổng số những người nghèo của cả nước, có tới 85% số người nghèo tập trung ở nông thôn và 1/3 trong số đó tập trung tại khu vực miền núi. để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì vấn đề xoá đói giảm nghèo cần được ưu tiên thực hiện hàng đầu.
    Xoá đói giảm nghèo cũng như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói? Trong đó, nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? Từ đó đề ra được những giải pháp đúng dắn nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp người dân xoá nghèo.
    Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông - Bắc. Toàn huyện có 14 xã, 1 thị trấn với 172 xóm, bản gồm 16.296 hộ dân. Hiện nay 11/15 xã là xã có hoàn cảnh kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo chương trình 135. Mặc dù được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư, Võ Nhai vẫn là huyện nghèo nhất của tỉnh Thái Nguyên. Võ Nhai là huyện vùng cao nên thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, chỉ đạt khoảng 2.100.000 đồng/người/năm. Năm 2006 toàn huyện có 7.237 hộ nghèo chiếm 52,4%, đến năm 2009 còn 4.079 hộ nghèo chiếm 25,03%.
    Do vậy xoá đói giảm nghèo của huyện Võ Nhai vẫn là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi địa phương cũng như Trung ương phải sớm tìm gia những giải pháp hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập tiến tới “thoát nghèo”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...