Luận Văn Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao độ an toàn và chất lượng phục vụ của hệ thống xe buýt t

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặt vấn đề.Với nhu cầu phát triển giao thông của thành phố Hà Nội như hiện nay và trong tương lai, việc hoàn thiện dần hệ thống giao thông công cộng là rất cần thiết, để tăng khả năng vận chuyển hành khách trong thành phố, giảm bớt gánh nặng giao thông đô thị, ùn tắc giao thông, giảm thiểu lượng phương tiện cá nhân lưu thông, tránh gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng được nhu cầu vận tải.
    Xe buýt là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hệ thống giao thông công cộng, không chỉ đóng vai trò trong vận tảI hành khách mà còn cảI thiện hệ thống giao thông, tăng chắt lượng cuộc sống người dân góp phần phát triển kinh tế xã hội, bộ mặt của Thủ đô , hiện đại , văn minh, thanh lịch.
    Với yêu cầu trên Đề tài NCKH “ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao độ an toàn và chất lượng phục vụ của hệ thống xe buýt tại Hà Nội”. được thực hiện.
    2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu KH.Đối tượng nghiên cứu là lý thuyết hệ thống giao thông công cộng, và vận tải hành khách, từ đó áp dụng lý thuyết vào hệ thống xe buýt hiên tại ở Hà Nội để đề xuất phương án.
    Mục tiêu: Trong điều kiện cho phép, tiến hành cải tạo hệ thống xe buýt Hà Nội hiện tại, tăng khả năng vận chuyển, chất lượng phục vụ , đạt hiệu quả cao trong hệ thống giao thông công và chi phí là kinh tế nhất.
    3. Phạm vi nghiên cứu bao gồm.Đưa ra phương án cải thiện hệ thống xe buýt từ cơ sở hạ tầng đến hệ thống xe buýt đang hoạt động.
    4. Cơ sở KH và ý nghĩa thực tiễn của NCKHNghiên cứu được xuất phát từ ý nghĩa thực tế . Các phương án đưa ra được , phân tích, áp dụng các biện pháp cải tiến, khoa học kỹ thuật ở nước ta cũng như trên thế giới.

    A.Vai trò của hệ thống giao thông
    Vận tải đô thị
    I. Lý lu?n chung v? giao thụng dụ th? .
    1.1.1. Vai trò của giao thông đô thị (thành phố)
    Thành phố và giao thông thành phố có quan hệ hữu cơ với nhau và không thể tách rời nhau. Mạng lưới giao thông thành phố được ví như là “những mạch máu trong cơ thể sống”, nếu nó ngừng hoạt động thì thành phố sẽ bị tê liệt.
    Giao thông thành phố có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá, nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố và khách du lịch cũng như việc giao lưu của thành phố với các vùng phụ cận và các vùng khác của đất nước.
    1.1.2. Phân loại giao thông thành phố
    a) Giao thụng d?i ngo?i:
    - Là giao thông giữa thành phố với các vùng phụ cận và với các địa phương khác, cũng như giao thông trên các đường quốc lộ đi qua hoặc tiếp giáp với thành phố. Nói chung, nó là sự liên hệ giao thông giữa đô thị với bên ngoài, giữa các đô thị với nhau hoặc giữa đô thị với các vùng khác trong nước.
    - Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, địa lý cũng như qui mô của thành phố mà có thể dùng các loại hình vận tải khác nhau để phục vụ giao thông đối ngoại.
    + Đường hàng không
    + Đường sắt
    + Đường thuỷ
    + Đường ôto
    b) Giao thông đối nội:
    Giao thông đối nội đảm bảo việc lưu thông giữa các khu vực trong thành phố và thường được gọi là giao thông đô thị. Cũng như giao thông đối ngoại, giao thông đối nội bao gồm việc vận tải hàng hoá, hành khách với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
    + Vận tải hàng hoá là vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vận tải hàng hoá phục vụ đời sống của nhân dân trong vùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...