Luận Văn Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn Tp.HCM

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
    ĐỀ TÀI.
    Tp.HCM đang trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, công nghiệp
    hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ rất cao. Và quá trình này được định
    hướng sẽ gia tăng nhanh hơn nữa trong 10 năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát
    triển này là vấn đề gia tăng ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy, trong những năm
    gần đây, vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu cho toàn xã hội.
    Tp.HCM với hơn 7 triệu dân, là nơi tập trung hàng trăm ngàn nhà hàng, khách
    sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, công sở, văn phòng, trường học, 84 bệnh viện,
    400 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn,
    vừa và nhỏ) nằm trong và ngoài 15 khu công nghiệp và khu chế xuất . Mỗi ngày,
    Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 - 6.500 tấn chất thải rắn đô thị. Trong đó, khối lượng
    chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị khoảng 3.500 - 4.500 tấn/ngày, từ các cơ sở
    công nghiệp và y tế khoảng 800 - 1.200 tấn/ngày. Bên cạnh đó, còn có khoảng 700 -
    1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần) và 700 - 900 tấn chất thải rắn công nghiệp,
    trong đó có khoảng 150 - 200 tấn chất thải nguy hại.
    Địa bàn Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung, không có nhiều các nhà máy
    xí nghiệp áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải mặc dù lợi
    ích của chúng mang lại là rất lớn. Thực tế cho thấy hầu hết các loại chất thải rắn nhất
    là plastic đều được chôn lấp tại hai bãi chôn lấp chính của thành phố là bãi chôn lấp
    Đông Thạnh và Gò Cát. Hoạt động này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
    trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, ô nhiễm mùi . Hơn
    nữa, sức chứa của các bãi chôn lấp cũng hạn chế.
    Một trong các biện pháp góp phần giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn - tái
    chế và tái sử dụng hợp lý chất thải, trong đó quan trọng nhất là đối với chất thải
    plastic. Công tác này giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên
    vật liệu cho ngành sản xuất công nghiệp sản phẩm plastic.
    SVTH : Hoàng Anh Trang 1




    Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
    Tại Tp.HCM, thị trường tái chế phế liệu đã được thực hiện và phát triển từ hơn
    30 năm qua với nhiều loại nguyên liệu được thu mua, tái chế như giấy, thủy tinh,
    nylon, kim loại . Theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 400 cơ sở tái chế vừa và
    nhỏ, tập trung nhiều ở các khu vực như Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 11,
    Quận 9 . với khối lượng chất thải được tái chế hàng ngày ước khoảng 2.000 - 3.000
    tấn tương ứng khoảng 600 - 800 triệu đồng lợi nhuận mỗi ngày.
    Riêng ngành tái chế plastic là ngành có nguồn phế liệu dồi dào do đời sống ngắn
    của một số vật dụng plastic. Bên cạnh đó, các sản phẩm plastic mang lại sự tiện ích
    rất lớn cho người tiêu dùng do đó nhu cầu sử dụng ngày càng tăng đòi hỏi số lượng
    sản xuất ngày càng cao, phế phẩm plastic thải ra càng nhiều, gây ra những vấn đề
    nan giải về môi trường: các phế phẩm plastic khi được chôn lấp rất khó phân huỷ, mà
    sức chứa của các bãi chôn lấp thường bị quá tải. Trong khi đó, các phế thải plastic có
    khả năng thu hồi rất cao. Hiện nay một số cơ sở sản xuất các sản phẩm plastic đã có
    các biện pháp thu hồi và tái sử dụng các phế thải của chính mình tạo ra. Tuy nhiên
    công tác này chưa được khai thác triệt để, còn rất manh múng, cá nhân - cá thể, tuỳ
    thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp và phục vụ cho các lợi ích và tính toán
    kinh tế của riêng họ. Thực tế cũng cho thấy ngày nay với yêu cầu về chất lượng sản
    phẩm ngày càng nâng cao để đáp ứng với xu thế cạnh tranh trên thị trường thì việc sử
    dụng các nguyên liệu tái chế đang đứng trước nguy cơ ngày càng hạn chế.
    Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm tái
    chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải rắn cho Tp.HCM là một nhu cầu bức thiết
    nhằm giảm bớt các sức ép đối với bãi rác và cũng để nhằm góp phần ngăn chặn các
    thảm họa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Việc lựa chọn công nghệ xử lý
    nào cho thích hợp và có hiệu quả đối với những nét đặc thù của chất thải rắn tại
    Tp.HCM, qui mô và hình thức đầu tư nào là phù hợp, địa điểm lựa chọn ở đâu để xây
    dựng nhà máy xử lý cùng với việc xem xét đánh giá các tác động môi trường kèm
    theo, điều kiện cung cấp thiết bị và hàng loạt các vấn đề khác có liên quan là những
    công việc bức thiết hiện nay của Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
    Xuất phát từ những lý do trên, em cho rằng việc tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa
    bàn Tp.HCM
    ” là rất cần thiết. Với hy vọng mang lại một cái nhìn tổng quát về việc
    tuần hoàn - tái chế và tái sử dụng chất thải, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hệ
    thống quản lý chất thải.
    II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
    1. Mục tiêu
    Nghiên cứu và đề xuất các công ngệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa
    bàn Tp.HCM nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên và góp phần
    giảm thiểu lượng phát thải chất thải rắn ra môi trường.
    2. Nội dung
    Luận văn gồm có 5 chương, trong đó:
     Chương 1: Tổng quan về hoạt động tái chế chất thải rắn trên Thế giới và tại
    Việt Nam, đồng thời xem xét ảnh hưởng của nó tới môi trường.
     Chương 2: Hiện trạng công nghệ tái chế plastic trên Thế giới và tại Việt
    Nam, đặc biệt đối với khu vực Tp.HCM.
     Chương 3: Đưa ra kết quả khảo sát của một số cơ sở tại quận 11 và quận 6,
    từ đó đánh giá về hoạt động tái chế chất thải plastic khu vực Tp.HCM.
     Chương 4: Trên cơ sở đó, phân tích để lựa chọn và đề xuất công nghệ tái chế
    plastic khả thi cho khu vực Tp.HCM.
     Chương 5: Phần kết luận, kiến nghị và định hướng phát triển ngành tái chế
    plastic.
    3. Phương pháp nghiên cứu
     Điều tra thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại quận 6 và quận 11
    ve hiện trạng chất thải plastic và các biện pháp đã và đang được áp dụng trong
    việc tuần hoàn và tái sử dụng chất thải bằng các phương pháp: phát phiếu điều
    tra, phỏng vấn trực tiếp .
     Điều tra cụ thể số lượng, hiện trạng của các cơ sở đang thực hiện công tác
    tái chế plastic tại quận 6 và quận11.
     Sưu tầm, kế thừa, chọn lọc các kinh nghiệm, các nghiên cứu điển hình trong
    và ngoài nước.

     Kế thừa các số liệu tính toán về lượng phát thải chất thải đã có sẵn.
     Học hỏi kiến thức, tham khảo ý kiến từ các thầy cô giáo, các chuyên gia
    môi trường về quản lý và xử lý chất thải.
     Tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ tái chế chất thải trên thế giới có thể
    áp dụng vào điều kiện Tp.HCM.
    III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các giải pháp công nghệ tái chế plastic cho
    khu vực Tp.HCM dựa trên quá trình khảo sát ở hai quận điển hình là Quận 6 và Quận
    11.
    IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    1. Tính khoa học
     Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu có cơ sở khoa
    học cao phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu và đươc xây dựng trên
    nền tảng tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu uy tín trong và ngoài nước như: sách
    giáo khoa chuyên ngành, các báo cáo hội thảo, sách báo, truyền hình, các công
    trình nghiên cứu khoa học, tài liệu internet . mang tính khoa học cao.
     Tham khảo những công nghệ đã và đang được các nước có nền công nghiệp
    phát triển ứng dụng.
     Bên cạnh đó, đề tài còn thể hiện tính mới:
     Số liệu về chất thải plastic trên địa bàn Tp.HCM là mới điều tra thực tế
    và đáng tin cậy (10/2006).
     Tổng hợp các số liệu mới và các qui trình công nghệ mới về tái chế, tái
    sử dụng plastic.
    4. Tính kinh tế
     Đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về việc giải quyết hiện
    trang phát sinh chất thải plastic trên địa bàn Tp.HCM.

     Có thể đưa ra những qui trình công nghệ về tai chế, tái sử dụng plastic trong
    luận văn áp dụng vào những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong khu vực
    Tp.HCM.
     Tái sản xuất ra một lượng sản phẩm từ phế liệu ngoài tác dụng nâng cao tổng
    sản phẩm nội địa mà còn góp phần tránh lãng phí từ việc nhập nguyên liệu cho
    sản xuất nhất là nguyên liệu plastic có sẵn trong nước.
    5. Tính xã hội
     Trong tình hình xử lý rác thải khó phân hủy còn bỏ ngỏ như hiện nay, hoạt
    động thu gom phế liệu trên địa bàn Tp.HCM đã góp phần rất lớn trong việc giải
    quyết vấn đề nan giải này.
     Giảm lượng rác thải ra môi trường, góp phần làm sạch môi trường.
     Đề tài này cũng hướng đến việc giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập
    cho thành phần lao động nghèo, không có vốn và không có tay nghề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...