Luận Văn Nghiên cứu và chiết tách tinh dầu củ tỏi ở vùng đảo Lý Sơn, Quãng Ngãi

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu và chiết tách tinh dầu củ tỏi ở vùng đảo Lý Sơn, Quãng Ngãi


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 4
    1.1 Tổng quan về tinh dầu . 4
    1.1.1 Khái niệm về tinh dầu 4
    1.1.2 Tính chất vật lý của tinh dầu 4
    1.1.3 Thành phần hóa học . 6
    1.1.4 Phân loại tinh dầu . 10
    1.1.5 Sự phân bố, tạo thành và biến đổi tinh dầu trong thực vật 11
    1.1.6 Vai trò của tinh dầu . 13
    1.1.7 Kiểm nghiệm và bảo quản tinh dầu 18
    1.1.8 Các phương pháp khai thác tinh dầu 19
    1.2 Giới thiệu cây tỏi 20
    1.2.1 Đặc tính thực vật 20
    1.2.2 Nguồn gốc phân bố và thời gian thu hoạch 21
    1.2.3 Phân loại tỏi . 21
    1.3 Thành phần hóa học và cấu tạo của tỏi 22
    1.3.1 Thành phần cấu tạo chung của tỏi 22
    1.3.2 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của tỏi . 24
    1.3.3 Các hợp chất sulfur (lưu huỳnh) của tỏi . 24
    1.4 Tác dụng dược lý của tỏi . 26
    1.4.1 Các nghiên cứu dược lý hiện đại chứng thực tỏi có những tác dụng . 26
    1.4.2 Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi . 29
    CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 31
    2.1.1 Nguyên liệu chính 31
    vi
    2.1.2 Đặc điểm phân bố 31
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.1 Phương pháp chiết tách tinh dầu . 31
    2.2.2 Phương pháp xác định hàm lượng (%) tinh dầu 33
    2.2.3 Phương pháp xác định các hằng số vật lý . 33
    2.2.4 Phương pháp xác định chỉ số hóa học 35
    2.3 Phương pháp xác định các thành phần hóa học chính của tinh dầu . 36
    CHƯƠNG 3 - KẾTQUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
    3.1 Điều tra vùng nguyên liệu . 38
    3.1.1 Giống tỏi 38
    3.1.2 Thời vụ 38
    3.1.3 Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu . 38
    3.1.4 Quá trình trồng và thu hoạch 39
    3.1.5 Năng suất và sản lượng 40
    3.1.6 Giá bán và thị trường tiêu thụ 40
    3.2 Kết quả chưng cất và định lượng tinh dầu tỏi 40
    3.2.1 Sơ đồ quy trình chưng cất và định lượng tinh dầu tỏi . 40
    3.2.2 Thuyết minh sơ đồ . 41
    3.3 Xác định các hằng số vật lý . 44
    3.3.1 Xác định tỷ trọng của tinh dầu tỏi 44
    3.3.2 Chỉ số khúc xạ của tinh dầu tỏi 46
    3.4 Kết quả xác định các chỉ số hóa học . 47
    3.4.1 Chỉ số axit . 47
    3.4.2 Chỉ số este . 49
    3.4.3 Chỉ số xà phòng . 50
    3.5 Xác định một số thành phần hóa học chính của tinh dầu tỏi . 51
    3.5.1 Thiết bị chính . 51
    3.5.2 Kết quả 53
    vii
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 56


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa đang từng ngày làm thay đổi
    diện mạo đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày
    càng cao của cuộc sống hiện đại.Nhưng, ở một bình diện khác, làn sóng đô thị hóa tự
    phát triển trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng
    nề về mặt văn hóa, xã hội cũng như ảnh hưởng đến môi trường làm tác động đến sức
    khỏe con người.
    Con người là nguồn nhân lực quan trọng, quyết định sự phát triển của một quốc
    gia. Vì vậy bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân là một trong những chính
    sách ưu tiên hàng đầu của. Chính vì thế trong thời gian vừa qua, ngành công nghiệp hóa
    dược đã cùng ngành công nghiệp dược sản xuất hàng loạt thuốc chữa bệnh và chăm sóc
    sức khỏe cho con người. Hàng nghìn loại thuốc được sử dụng cho ngăn ngừa, điều trị và
    chăm sóc sức khỏe.
    Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được rất nhiều hợp chất có tác dụng chữa bệnh,
    ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể động vật và con người, giúp
    cho việc điều chỉnh một số chức năng của tế bào, nhưng các hoạt chất có trong tự nhiên
    vẫn chiếm vị trí ưu thế, trước hết là do các hoạt chất này được cơ thể hấp thu không để lại
    tác dụng phụ.Do đó, sự phát triển của Y học cổ truyền, đi từ các hợp chất có trong thực
    vật, động vật được chú trọng và ngày càng phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ.
    Ngày nay, việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được ưa
    chuộng và các công trình nghiên cứu về chúng cũng không ngừng phát triển. Qua các
    công trình nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật có ít tác
    dụng phụ gây hại và đây chính là lí do quan trọng mà ngày nay các loại thuốc có nguồn
    gốc thiên nhiên ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
    Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa , điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
    nhiều loại cây tinh dầu có giá trị. Trong đó có nhiều cây được trồng đại trà ở các nông
    2
    trường, ở quy mô hộ gia đình và có cả những cây mọc hoang dại đều là nguồn tinh dầu
    quý, có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành phần hóa học được tách ra
    từ các loại cây có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
    2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
    Tỏi là một loại cây dược các nhà khoa học rất quan tâm do tầm quan trọng của nó
    trong dược phẩm và thực phẩm. Đặc biệt do trong tỏi có nhiều thành phần hóa học phức
    tạp.Tỏi khi còn nguyên có thành phần hóa học khác với tỏi ép hặc thái ra và tinh dầu thu
    được khi chưng cất hoàn toàn khác với tỏi nguyên và ép.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của tỏi, em mạnh dạn chọn đề tài :
    “Nghiên cứu và chiết tách tinh dầu củ tỏi ở vùng đảo Lý Sơn – Quãng Ngãi”.
    Trong khuôn khổ đề tài này, em giải quyết các vấn đề sau:
    – Điều tra tình hình gieo trồng và sản xuất tỏi ở vùng đảo Lý Sơn – Quãng Ngãi.
    – Xác định hàm lượng tinh dầu củ tỏi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
    nước.
    – Xác định các chỉ số vật lý, hóa học của tinh dầu tỏi.
    – Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu tỏi.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Hàm lượng, thành phần các chất trong tỏi phụ thuộc vào mỗi loại tỏi, vào điều
    kiện thổ nhưỡng của từng vùng. Do điều kiện thời gian và thiết bị phòng thí nghiệm còn
    hạn chế, em chỉ nghiên cứu tỏi được trồng tại vùng đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    – Dùng phương pháp quan sát và trao đổi để điêì tra tình hình sản xuất tỏi.
    – Sử dụng phương pháp chiết tách bằng dung môi hữu cơ để chiết tinh dầu tỏi.
    – Dùng phương pháp phân tích thông thường để xác định các chỉ số vật lý, hóa học
    và dùng thiết bị sắc ký khí – khối phổ liên hợp để xác định một số thành phần
    chính của tinh dầu tỏi.
    3
    5. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
     Chương 1: Trình bày tổng quan về tinh dầu, các thành phần chính có trong tinh
    dầu tỏi, tác dụng dược lý của tinh dầu tỏi.
     Chương 2: Giới thiệu sơ nét về phương pháp nghiên cứu.
     Chương 3: Là phần kết quả và thảo luận.
    Cuối cùng là phần kết luận và các phụ lục, tài liệu tham khảo.


    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
    1.1 Tổng quan về tinh dầu
    1.1.1 Khái niệm về tinh dầu
    Tinh dầu ( còn gọi là tinh du hay hương du) là những chất có mùi thơm, là hỗn
    hợp của nhiều hợp chất bay hơi, nguồn gốc chủ yếu là thực vật mà ta có thể thu được
    bằng cách chưng cất hoặc chiết bằng dung môi hữu cơ.
    Ví dụ: Tinh dầu hoa hồng, hoa nhài là những chất thơm lấy từ các loài cây tương
    ứng.Xạ hương hay dầu cà cuống .là những chất thơm có trong các loài vật ( hươu xạ, cà
    cuống )
    Mỗi loại thực vật cho một loại hương vị, tùy thuộc vào loại tinh dầu đặc trưng có
    trong cây đó. Trong cây tinh dầu có thể trú ngụ ở lá, hoa, quả, rễ, vỏ, thân, gỗ. Chúng
    được tạo ra từ những hạch đặc biệt cấu tạo bởi những tế bào tiết.
    Tinh dầu đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người như:
    ư Trong công nghiệp mỹ phẩm người ta sử dụng tinh dầu để sản xuất nước
    hoa, phấn , sáp, các loại kem xoa v.v
    ư Trong công nghiệp thực phẩm tinh dầu được dùng làm chất gia hương cho
    bánh kẹo, chè,thuốc lá, rượu mùi, thuốc lá, nước giải khát v.v
    ư Trong công nghiệp tiêu dùng tinh dầu được sản xuất thuốc đánh răng, xà
    phòng thơm v.v
    ư Trong y dược tinh dầu được dùng làm thuốc xoa bóp và chữa bệnh v.v
    1.1.2 Tính chất vật lý của tinh dầu
    Tinh dầu nói chung có một số tính chất khác với hóa chất tổng hợp hoặc các hợp chất
    thiên nhiên khác, đó là:


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Việt Nam,
    2001.
    2. Đỗ Chung Võ cùng cộng sự, Những cây tinh dầu Việt Nam- khai thác- chế biến-ứng dụng, NXB khoa học kĩ thuật Hà Nội, 1996.
    3. Võ Văn Chi, Trần Hợp, Cây cỏ có ích ở Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật
    2000.
    4. Nguyễn Hữu Đảng, Cây thuốc Việt Nam, phòng và chữa bệnh, NXB văn hóa
    dân tộc, 2000.
    5. Nguyễn Hữu Đình, Trần Thị Đà, Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên
    cứu cấu trúc phân tử, NXB Giáo dục, 1999.
    6. GS Nguyễn Văn Đàn, DS Nguyễn Viết Tựu, Phương pháp nghiên cứu hóa học
    cây thuốc, NXB y học, 1985.
    7. Nguyễn Bá Mão, Tỏi trị bách bệnh, NXB Hà Nội, 2002.
    8. Thái Doãn Tĩnh, Cơ sở hóa học hữu cơ (tập 2), NXb khoa học kỹ thuật, 2003.
    9. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Dũng, Trần Thị Mỹ Linh, Phạm Hùng Việt, Các
    phương pháp sắc ký, NXB khoa học kỹ thuật, 1985.
    10 .Dược điển Việt Nam, tập 1, NXB Y học.
    11. Lê Thị Hằng, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại hoc Sư Phạm, 2005
    12. http://www.toi.com.vn/
    13. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Fi
    14. http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh062.htm
    15. http://www.allicin.com.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...