Thạc Sĩ Nghiên cứu ưu thế lai về quang hợp quần thể, chất khô tích lũy và năng suất hạt của một số giống lúa

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề
    Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp dần do đất được chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Trong khi đó dân số ngày một tăng, nhu cầu lương thực cũng tăng theo. Để giải quyết vấn đề lương thực chỉ có biện pháp là áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy những năm gần đây, diện tích lúa lai đã chiếm 50% (15 triệu ha) trong tổng diện tích trồng lúa Trung Quốc. Năng suất trung bình của lúa lai là 7 tấn/ha, trong khi năng suất của lúa thường là 5,6 tấn/ha tăng 20%.
    Để áp dụng thành tựu của thế giới lúa lai đã được đưa vào khảo nghiệm và nhanh chóng phát triển ở nước ta. Năm 1989 hạt giống lúa lai F1 được nhập qua biên giới Việt - Trung. Năm 1990 gieo cấy 10 ha, năm 1992 lên tới 5000 ha, năm 1998 200.000 ha. Từ năm 2004 đã đạt diện tích gieo cấy khoảng 600.000 ha
    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lúa lai có năng suất vượt trội lúa thường là do có ưu thế lai về chỉ số diện tích lá, hàm lượng chlorophyl, chất khô tích luỹ, khả năng quang hợp và các yếu tố cấu thành năng suất chủ yếu do số hạt/bông, số bông/khóm Trong đó quang hợp của lúa lai ở giai đoạn sau trỗ quyết định rất lớn đến chất khô tích luỹ và năng suất hạt. Một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp là ánh sáng và hàm lượng chlorophyll. Trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thấp, con lai không cho ưu thế lai về cường độ quang hợp. Nhưng trong điều kiện nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh thì các tổ hợp lúa lai F1 có ưu thế lai về quang hợp do có ưu thế lai về cường độ thoát hơi nước và độ nhạy khí khổng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về quang hợp quần thể thì chưa nhiều và làm thế nào để tạo ra một cấu trúc quần thể lúa lai có khả năng sử dụng ánh sáng tốt ở tất cả các tầng lá khác nhau góp phần vào quang hợp tổng số tạo năng suất hạt cao.
    Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu ưu thế lai về quang hợp quần thể, chất khô tích luỹ và năng suất hạt của một số giống lúa lai F1 trong vụ Mùa tại Gia Lâm - Hà Nội.”
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Xác định được sự biểu hiện ưu thế lai của con lai F1 so với bố mẹ về một số đặc tính nông sinh học
    - Đánh giá khả năng quang hợp quần thể của lúa lai F1
    - Xác định ƯTL về chất khô tích luỹ và vận chuyển về hạt
    - Cung cấp một số thông tin cho các nhà canh tác để từ đó xây dưng một quy trình trồng lúa lai thích hợp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...