Luận Văn Nghiên cứu ứng suất nhiệt của piston động cơ m504 khi lắp thay cho động cơ m503a trên tàu cảnh sát b

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Động cơ đốt trong với những tính năng ưu việt của nó, luôn là loại động cơ được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên các phương tiện giao thông đường biển. Nó thường được trang bị làm hệ động lực chính để lai chân vịt của tàu, lai các máy phát điện phục vụ cho các thiết bị trên tàu hoặc lai các bơm, các thiết bị phục vụ khác .Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, động cơ đốt trong cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện theo hướng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, phù hợp với các yêu cầu, mục đích của từng loại phương tiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường .
    Trong lĩnh vực quân sự, động cơ đốt trong cũng được sử dụng làm hệ động lực chính cho các tàu Hải quân. Mặc dù ngày nay có nhiều loại động cơ mới ra đời (Động cơ điện, động cơ hạt nhân .) có những tính năng ưu việt hơn nhưng động cơ đốt trong vẫn được dùng phổ biến trong lực lượng hải quân của tất cả các nước trên thế giới.
    Động cơ M500 một thời đã từng được coi là niềm tự hào của ngành thiết kế động cơ Liên bang Xô Viết bởi rất nhiều tính năng ưu việt của nó : kết cấu nhỏ gọn, khả năng phát huy công suất lớn, khối lượng động cơ tính trên 1 đơn vị công suất nhỏ, tiêu hao nhiên liệu ít, Chúng đựơc trang bị làm hệ động lực chính cho các tàu chiến đấu cỡ nhỏ, tốc độ cao trong lực lượng hải quân của các nước như: Liên xô, Triều tiên, Ấn độ, Việt nam .
    Ở Việt nam động cơ M500 được sử dụng trên nhiều tàu chiến đấu của lực lượng hải quân (tàu quét mìn, tàu phóng lôi, tàu tên lửa .) và chúng đã đựơc phát huy tối đa những ưu điểm của mình trong quá trình tác chiến trên biển.
              Động cơ M50A là loại động cơ được sử dụng làm hệ động lực chính trên tàu phóng lôi 206M của lực lượng hải quân, sau này do có sự thay đổi về yêu cầu, nhiệm vụ các tàu loại này được chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát biển Việt nam để làm nhiệm vụ tuần tiễu bảo vệ trên biển. Mặc dù có rất nhiều tính năng ưu việt nhưng động cơ M500 nói chung và động cơ M503A nói riêng cũng có những nhược điểm nhất định. Đây là loại động cơ được nghiên cứu chế tạo từ những năm thế chiến thứ 2, có kết cấu rất phức tạp, quá trình sửa chữa và bảo dưỡng rất khó khăn, phụ tùng vật tư thay thế khan hiếm.      Đặc biệt là sau quá trình theo dõi chế độ sử dụng động cơ trên các tàu Cảnh sát biển với yêu cầu sử dụng động cơ chủ yếu ở chế độ hành trình ( tốc độ vòng quay từ 1200v/p - 1700v/p), với chế độ tải nhỏ hơn định mức, động cơ hay có hiện tượng tiêu hao dầu nhờn quá lớn, khí xả màu đen, nhiệt độ khí xả cao, không phát huy hết công suất của động cơ.
    Để khắc phục được những yếu tố không có lợi trên, hịên nay đã thử nghiệm việc lắp ráp thay thế piston M504 cho động cơ M503A tại nhà máy X50 - Cục kỹ thuật - Hải quân. Kết quả thử nghiệm tương đối tốt, khắc phục được phần lớn những hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như đáp ứng được về nhu cầu khan hiếm về vật tư thay thế.
    Do có sự thay đổi về các thông số kết cấu động cơ, vì thế yêu cầu đặt ra trước khi đưa động cơ vào sử dụng là phải tính toán lại các thông số của chu trình công tác, kiểm tra lại các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ . nhằm đảm bảo động cơ sau khi hoán cải hoạt động an toàn và hiệu quả. Đây là một công việc khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, Trong phạm vi đề tài của mình tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ứng suất nhiệt của piston sau khi lắp thay cho động cơ M503A mà cụ thể tên đề tài của tôi là:"NGHIÊN CỨU ỨNG SUẤT NHIỆT CỦA PISTON ĐỘNG CƠ M504 KHI LẮP THAY CHO ĐỘNG CƠ M503A TRÊN TÀU CẢNH SÁT BIỂN BIỂN".
    Trong đề tài của mình tôi có sử dụng máy tính để hỗ trợ cho quá trình tính toán, cụ thể là sử dụng phần mềm ANSYS để nghiên cứu vấn đề ứng suất nhiệt trong piston.
    Luận văn của tối gồm 4 phần chính:
    + Phần 1: Phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    + Phần 2: Cơ sở lý thuyết của quá trình nghiên cứu ứng suất nhiệt
    + Phần 3: Xây dựng mô hình tính toán và tiến hành giải bài toán ứng suất nhiệt bằng phần mềm ANSYS.
    + Phần 4: Kết luận và kiến nghị
    Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Rất mong được các thầy hướng dẫn, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện thêm đề tài của mình.


    Nguyen Manh Khuong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...