Tiến Sĩ Nghiên cứu ứng dụng xương nhân tạo, máu tủy xương tự thân điều trị khớp giả xương dài ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan
    Chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Mô học của xương 3
    1.1.1. Cấu tạo mô học của xương 3
    1.1.2. Quá trình cốt hóa. 5
    1.2. Sinh lý quá trình liền xương 7
    1.2.1. Liền xương sinh lý: 7
    1.2.2. Liền xương sau ghép xương tự thân. 11
    1.2.3. Liền xương sau ghép xương nhân tạo 12
    1.3. Các phương pháp điều trị khớp giả xương dài chi dưới 14
    1.3.1. Điều trị bảo tồn. 15
    1.3.2. Điều trị khớp giả xương dài chi dưới bằng ghép xương 15
    1.3.3. Phương tiện kết xương thường sử dụng trong điều trị khớp giả 18
    1.3.4. Phương pháp kết xương phối hợp với ghép xương 20
    1.4. Máu tuỷ xương và ứng dụng trong điều trị khớp giả xương dài 20
    1.4.1. Cấu trúc, chức năng và thành phần tế bào của máu tuỷ xương 20
    1.4.2. Ứng dụng máu tủy xương điều trị khớp giả xương dài. 23
    1.5. Xương nhân tạo và ứng dụng trong Chấn thương Chỉnh hình 25
    1.5.1 Các vật liệu sinh học có tính dẫn xương (osteoconduction) 26
    1.5.2. Các vật liệu sinh học có tính cảm ứng xương (osteoinduction) 29
    1.5.3. Xương nhân tạo MASTERGRAFT 32
    1.6. Tình hình ứng dụng ghép hỗn hợp xương nhân tạo và máu tủy
    xương tự thân điều trị khớp giả xương dài. 35
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. Nghiên cứu ứng dụng xương nhân tạo, máu tủy xương tự thân
    điều trị khớp giả xương dài chi dưới 39
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 39
    2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 40
    2.2. Mô tả cấu trúc khối can xương sau ghép xương nhân tạo và
    máu tủy xương tự thân điều trị khớp giả xương dài chi dưới 48
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 48
    2.2.2. Phương pháp Nghiên cứu 49
    2.3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu 55
    2.4. Đạo đức nghiên cứu. 56
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
    3.1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu 57
    3.1.1. Đặc điểm tổn thương gãy xương ban đầu 57
    3.1.2. Các phương pháp điều trị gãy xương ban đầu 58
    3.1.3. Đặc điểm ổ KG 59
    3.1.4. Tình trạng đau ổ khớp giả và khả năng đi lại của bệnh nhân trước điều trị 60
    3.1.5. Tình trạng khuyết xương tại ổ khớp giả 60
    3.2. Phương pháp điều trị 61
    3.3. Kết quả điều trị 62
    3.3.1. Kết quả gần 62
    3.3.2. Kết quả xa 62
    3.4. Cấu trúc mô học các mẫu xương. 69
    3.4.1. Cấu trúc vi thể các mẫu xương 69
    3.4.2. Cấu trúc siêu vi thể các mẫu xương. 73

    Chương 4 : BÀN LUẬN
    85
    4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu. 85
    4.2. Kết quả điều trị 88
    4.2.1. Kết quả gần 88
    4.2.2. Kết quả xa 90
    4.3. Thất bại - Biến chứng 97
    4.4. Vai trò của máu tủy xương và tế bào gốc tủy xương 98
    4.5. Vai trò của xương nhân tạo với liền xương ổ khớp giả 102
    4.6. Vai trò của phương tiện kết xương với liền xương ổ khớp giả. 105
    4.7. Cấu trúc mô xương ổ khớp giả sau khi ghép xương nhân tạo và máu tủy xương tự thân 107
    4.8. Kỹ thuật ghép phối hợp xương nhân tạo và máu tủy xương tự thân 116
    4.8.1. Lấy dịch tuỷ xương 116
    4.8.2. Kỹ thuật ghép xương nhân tạo và máu tủy xương tự thân 117
    4.9. Sự dung nạp và đồng hóa tổ chức xương sau ghép. 121
    KẾT LUẬN 123
    KIẾN NGHỊ 125
    CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Khớp giả xương dài chi dưới là di chứng thường gặp trong điều trị gãy xương. Theo các tác giả, tỷ lệ chậm liền, khớp giả chung khi gãy xương khoảng 5-10%. Theo Amin Chinoy, tỷ lệ khớp giả ở riêng xương dài khoảng 2,5%. Có nhiều nguyên nhân cơ học và sinh học phối hợp dẫn đến khớp giả: Tình trạng tổn thương ban đầu, tuổi, dinh dưỡng của người bệnh, các phương pháp điều trị trước đó và kinh nghiệm của thầy thuốc.
    Điều trị khớp giả xương dài chi dưới cần đạt được hai nguyên tắc cơ bản đó là cố định xương vững và kích thích được liền xương. Cho đến nay kết hợp xương bên trong và ghép xương xốp tự thân là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Xương xốp tự thân là tiêu chuẩn vàng trong điều trị ghép xương tuy nhiên bệnh nhân chịu thêm một vết mổ, có thể có biến chứng tại nơi lấy xương: Nhiễm khuẩn, chảy máu, đau, tổn thương mạch máu, thần kinh, thời gian vô cảm kéo dài; và không đủ chất liệu với các khuyết hổng xương lớn đặc biệt ở trẻ em Đã có nhiều chất liệu thay thế xương tự thân khi điều trị khớp giả xương dài, được sử dụng như: Xương đồng loại, xương dị loại, xương nhân tạo, gần đây là máu tủy xương tự thân và tế bào gốc tủy xương tự thân, mỗi loại đều có ưu nhược điểm và có chỉ định riêng.
    Khi ghép hỗn hợp máu tủy xương tự thân và xương nhân tạo sẽ cho một chất liệu ghép có đủ các tính chất của một xương xốp tự thân: Có tính dẫn xương, có tính cảm ứng xương và có các tế bào gốc tạo xương. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng như trên lâm sàng về vấn đề này được thực hiện. Tiedeman (1995) ghép tuỷ xương và xương khử khoáng cho 48 ca khuyết xương, trong 39 ca theo dõi được, có 30 ca liền xương. Siegel Herrick J. (2008) điều trị cho 60 bệnh nhân với các khuyết xương đùi và xương chày bằng ghép hỗn hợp xương nhân tạo (β- TCP) và tủy xương tự thân sau khi đã kết hợp xương bên trong, theo dõi được 51 bệnh nhân, kết quả liền xương 47/51 trường hợp. Garmavos C. (2009) điều trị thành công cho 5 bệnh nhân khớp giả xương cánh tay bằng đinh nội tủy, ghép hỗn hợp xương nhân tạo và tủy xương tự thân, thời gian liền xương trung bình 20 tuần.
    Cấu trúc mô học khối can xương sau ghép đánh giá được mức độ đồng hóa của vật liệu ghép theo thời gian. Đã có những báo cáo nói đến cấu trúc khối can xương sau ghép được ghi nhận, chủ yếu thấy trên thực nghiệm. Kamran Kaveh (2010) ghép hỗn hợp phần vỏ xương xốp với dịch tủy xương chậu cho các khuyết xương quay ở thỏ, sau 8 tuần kiểm tra cấu trúc mô học khối can, thấy tổ chức xương với các tế bào và bè xương đã xuất hiện ở trung tâm khối ghép. D.S. Zhou và K.B. Zhao (2006) nghiên cứu ghép hỗn hợp nHAC/PLA (xương nano) và máu tủy xương tự thân cho các khuyết hổng xương quay ở thỏ sau 4 tuần trên các tiêu bản mô học đã thấy tổ chức xương phát triển, 12 tuần xương liền hoàn toàn.
    Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào ứng dụng ghép xương nhân tạo và máu tủy xương tự thân, điều trị khớp giả xương dài, cũng như chưa có báo cáo nào nghiên cứu cấu trúc khối can xương, sau ghép xương nhân tạo và máu tủy xương tự thân vào ổ khớp giả, nhằm đánh giá sự đồng hóa của tổ chức sau ghép. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng xương nhân tạo, máu tuỷ xương tự thân điều trị khớp giả xương dài chi dưới” nhằm hai mục đích:
    1. Đánh giá kết quả điều trị khớp giả xương dài chi dưới, bằng kết hợp xương bên trong, ghép xương nhân tạo và máu tủy xương tự thân.
    2. Mô tả cấu trúc mô học khối can xương, sau ghép hỗn hợp xương nhân tạo mastergraft và máu tủy xương tự thân điều trị khớp giả xương dài chi dưới đạt liền xương.
     
Đang tải...