Thạc Sĩ Nghiên cứu ứng dụng và phát triển căn hộ thông minh ở việt nam

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    A- PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    3. Phương pháp nghiên cứu
    4. Phạm vi nghiên cứu, thời gian khảo sát

    B- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG NHÀ THÔNG MINH Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 6
    I.1. Khái niệm nhà thông minh 6
    I.1.1. Khái niệm tòa nhà thông minh( smart buiding) .6
    1.1.2. Khái niệm căn hộ thông minh ( smart house) .11
    I.2.Tổng quan về kiến trúc và công nghệ của căn hộ thông minh trên thế giới 16
    I.2.1. Căn hộ thông minh ở các nước phát triển 16
    I.2.2. Căn hộ thông minh ở Mỹ 17
    I.2.2. Căn hộ thông minh ở Châu Âu .19
    I.2.2. Căn hộ thông minh ở một số nước Châu á .20
    I.3. Tổng quan về kiến trúc và công nghệ căn hộ thông minh ở việt nam .21
    I.3.1. Tình hình nghiên cứu căn hộ thông minh ở Việt Nam 21
    I.3.2. Tình hình ứng dụng căn hộ thông minh ở Việt Nam hiện nay 26
    I.4. Kết luận 27
    CHƯƠNG II: HỆ THỐNG KIẾN TRÚC THÔNG MINH TRONG CĂN HỘ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM 28
    II.1. Các bộ phận cấu tạo thông minh .28
    II.1.1. Hệ thống che nắng ngoại thất .28
    II.1.2. Hệ thống che nắng nội thất .32
    II.1.3. Hệ thống cửa, cổng tự động 36
    II.2. Các giải pháp thông minh cho ngôi nhà .44
    II.2.1. Giải pháp mặt đứng hai lớp 45
    II.2.2. Giải pháp lồng ghép thiên nhiên .47
    II.2.3. Giải pháp bao che căn nhà với “Da thông minh” trong tương lai 49
    II.3. Các giải pháp sử dụng vật liệu thông minh cho ngôi nhà 51
    II.3.1. Áp dụng bê tông nhẹ cho nền móng cho căn hộ 52
    II.3.2. Áp dụng bê tông bọt dùng xây tường bao cho căn hộ 53
    II.3.3. Dùng tấm 3D-panel để xây tường 54
    II.3.4. Áp dụng vật liệu cách âm cách nhiệt cho ngôi nhà 54
    II.3.5. Sử dụng tường bao che bằng vật liệu kính trong căn hộ thông minh .56
    II.3.6. Áp dụng vật liệu dẻo trong suốt thay thế kính trong nhà thông minh 59
    II.3.7. Áp dụng vật liệu thân thiện môi trường cho nhà thông minh .61
    II.4. Các thiết bị thông minh trong ngôi nhà 62
    II.4.1. Sử dụng đèn bằng tấm nhựa sử dụng các đi-ốt phát sáng hữu cơ 62
    II.4.2. Chiếu sáng sân vườn ngoài nhà bằng đèn sử dụng năng lượng mặt trời và gió63
    II.4.3. Dùng bồn cầu và bể phốt thông minh cho ngôi nhà 65
    II.4.4. Bình nước nóng năng lượng mặt trời .67
    CHƯƠNG III: CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT LIÊN HỆ VỚI KIẾN TRÚC THÔNG MINH TRONG CĂN HỘ VÀ ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM 68
    III.1. Hệ thống điện và các thiết bị tự động hóa thông minh 68
    III.1.1. Hệ thống điện thông minh dùng điện áp một chiều 24Volt 68
    III.1.2. Hệ thống nhà thông minh dùng công nghệ X10 .69
    III.1.3. Mối liên hệ giữa hệ thống điện, các thiết bị tự động hóa với kiến trúc nhà thông minh 70
    III.2. Hệ thống camera an ninh giám sát - âm thanh hình ảnh và mối liên hệ với kiến trúc nhà thông minh .70
    III.2.1. Hệ thống camera giám sát 70
    III.2.2. Hệ thống báo động không dây 72
    III.2.3. Hệ thống khóa cửa thông minh .73
    III.2.4. Hệ thống âm thanh trong căn hộ .75
    III.3. Hệ thống báo cháy và chữa cháy 77
    III.3.1. Hệ thống báo cháy, báo ga tự động .77
    III.3.2. Hệ thống chữa cháy tự động .80
    III.4. Năng lượng với nhà thông minh .81
    III.5. Đề xuất áp dụng mô hình và cách biến đổi căn hộ thông thường thành căn hộ thông minh ở Viêt Nam .85

    C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận
    2. Kiến nghị

    D- TÀI LIỆU THAM KHẢO
    E- PHỤ LỤC





    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    - Tầm quan trọng, tính cấp thiết của đề tài:
    Hiện nay nhà thông minh áp dụng ở Việt Nam mới bắt đầu và chưa có nhiều, các công ty đều là đại diện của nước ngoài, việc hiểu biết về nhà thông minh cũng như áp dụng nó như thế nào ở Việt Nam cho hiệu quả, hướng nghiên cứu để phát triển và nội địa hóa, tận dụng lợi thế của Việt Nam là rất cần thiết.
    Cuộc sống của con người ngày càng có nhu cầu cao, mặt khác các nguồn năng lượng và vật liệu cạn kiệt dần do đó nhu cầu ở trong một ngôi nhà thông minh là rất cần thiết nhằm giảm thiểu tiêu hao năng lượng, tận dụng nguồn nguyên vật liệu lợi thế của địa phương.

    - Lý do chọn đề tài, ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn:
    Hiện nay công nghệ nhà thông minh trên thế giới ứng dụng một thời gian và Việt Nam cũng đã áp dụng ở một số công trình lớn cũng như nhà ở gia đình. Việc áp dụng nhà ở thông minh là cần thiết và thực tế để đạt được các mục tiêu bao gồm chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất và phát triển bền vững thông qua sự hợp lý, thông minh.
    Không nhất thiết cứ phải áp dụng toàn bộ công nghệ mới là nhà thông minh. Nhà thông minh ở đây có thể hiểu là áp dụng kiến trúc truyền thống phù hợp khí hậu Việt Nam như nào cho hiệu quả hoặc áp dụng một phần của công nghệ, hoặc dùng các giải pháp tiết kiệm và phát triển bền vững năng lượng tận dụng những lợi thế của Việt Nam (nước ta có ánh sáng và gió nhiều do ở vùng biển nhiệt đới .)

    - Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài sẽ góp một phần trong việc tiếp cận nhà ở thông minh của các ngành khoa học liên quan và là một trong những tài liệu hướng dẫn áp dụng nhà thông minh một cách hiệu quả ở Việt Nam, đóng góp một phần nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Nghiên cứu này hướng đến những mục đích/mục tiêu sau:
    -Tìm hiểu về tòa nhà thông minh, nhà ở thông minh nhằm nâng cao hiểu biết và cung cấp thêm tư liệu cho ngành kiến trúc cũng như các ngành liên quan.
    -Nghiên cứu nhằm ứng dụng nhà thông minh một cách hợp lý trong điều kiện văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam

    3. Phương pháp nghiên cứu
    3.1 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    -Khách thể nghiên cứu : sự ứng dụng và phát triển tính thông minh của nhà thông minh.
    -Đối tượng nghiên cứu: tính thông minh, các công nghệ áp dụng cho nhà thông minh ở Việt Nam và thế giới.
    3.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
    -Nghiên cứu qua tài liệu bao gồm sách, tạp chí chuyên nghành, internet
    -Nghiên cứu qua những tòa nhà thông minh đã áp dụng ở Việt Nam
    -Nghiên cứu qua cảm giác mang lại của những người sống trong những tòa nhà thông minh, căn hộ thông minh.

    4. Phạm vi nghiên cứu, thời gian khảo sát
    Phạm vi nghiên cứu : Việt Nam, đại diện là Hà Nội
    Thời gian triển khai nghiên cứu: dự kiến sẽ nghiên cứu trong 5 tháng từ tháng11/2008 đến 5/2009
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...