Báo Cáo Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá chương trình cấp cứu nhi khoa nâng cao (APLS) nhằm góp phần giảm tỷ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
    MỤC LỤC
    Trang
    Đặt vấn đề 1
    Mục tiêu nghiên cứu 1
    Chương 1. Tổng quan 3
    1.1 Tình hình cấp cứu nhi tại các nước đang phát triển 3
    1.2. Chương trình đào tạo cấp cứu nhi khoa nâng cao (APLS) 3
    1.3. Tình hình cấp cứu nhi khoa ở Việt Nam 4
    1.4. Sự hợp tác giữa Bệnh viện Hoàng Gia Melbourn-Australia (RCHI) với BVNTW và sự triển khai APLS vào Việt Nam 5

    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 6
    2.1 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1 6
    2.2 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 2 8
    2.3 Viết báo cáo và bảo vệ đề tài 9
    2.4 Đạo đức trong nghiên cứu 9
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu 10
    3.1. Thực trạng hệ thống cấp cứu nhi khoa 10
    3.2. Vận chuyển bệnh nhi nặng từ BV tỉnh đến BV Nhi TW 17
    Đặc điểm hệ thống chuyển viện nhi khoa tuyến tỉnh 21
    3.3. Đánh giá kết quả đào tạo APLS 21
    3.3.1.Kết quả đào tạo APLS trong 2 năm 2007- 2009 21
    3.3.2. Đào tạo APLS tại BVN Thanh Hóa và Thái Bình
    3.3.3. Kết quả kiểm tra lý thuyết sau khóa học 25
    3.4. Đào tạo APLS tại BVN Thái Bình và Thanh Hóa 42
    3.4.1. Kết quả đánh giá học viên cuối khóa học 42
    3.4.2. Kết quả kiểm tra 6 tháng sau 43
    Chương 4. Bàn luận 46
    4.1. Về tổ chức, nhân lực và giường bệnh nhi khoa 49
    4.2. Trang thiết bị y tế trong cấp cứu 53
    4.3. Về khả năng cấp cứu hiện nay ở tuyến tỉnh 53
    4.4. Vận chuyển cấp cứu bệnh nhân nặng từ tuyến tỉnh đến BVNTW 57
    4.5. Đào tạo APLS trong 2 năm 2007- 2009. 60
    Kết luận 62
    Đề xuất các giải pháp đảm bảo tính bền vững khi triển khai 63
    chương trình đào tạo BLS/APLS tại tuyến tỉnh
    Tài liệu tham khảo 64
    Phụ lục 1. Mẫu nghiên cứu vận chuyển cấp cứu nhi khoa
    từ tuyến tỉnh đến BVNTW 67
    Phụ lục 2. Phiếu nghiên cứu thực trạng hồi sức cấp cứu nhi 71
    Phụ lục 3. Chương trình lớp tập huấn "Cấp cứu nhi khoa nâng cao" 83
    Phụ lục 4. Câu hỏi trắc nghiệm trước khóa học 88
    Phụ lục 5. Câu hỏi trắc nghiệm sau khóa học 93
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Các nghiên cứu về hệ thống cấp cứu nhi khoa hiện nay đã cho thấy còn yếu kém và thiếu tính đồng bộ của hệ thống [12][13][15]. Trong những năm qua, chương trình cấp cứu nhi khoa nâng cao (APLS – Advanced Pediatric Life Support) đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Bệnh viện Nhi Trung ương (BVNTW) đã đem lại những kết quả đáng khích lệ: tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu đã giảm từ 39% năm 2000 xuống 23% năm 2004 và tỷ lệ này duy trì (giảm không đáng kể) trong hai năm 2005, 2006 và 2007 [16]. ý do chính là số bệnh nhân tử vong trong 24 giờ đầu tại BVNTW hiện nay bị chi phối bởi số bệnh nhân chuyển từ các tuyến dưới lên đã trong tình trạng quá nặng, quá khả năng cấp cứu của bệnh viện (lỗi hệ thống), đòi hỏi phải gấp rút triển khai chương trình này về các tuyến trong cả nước, nhằm nâng cao năng lực cấp cứu nhi khoa của bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh. Trong khuôn khổ của một đề tài cấp bộ, chúng tôi thực hiện đề tài này trong phạm vi một số tỉnh ở gần Hà Nội và một số tỉnh đại diện cho các vùng của Việt Nam. Thông qua thực trạng hiện có của công tác cấp cứu tại các bệnh viện tỉnh, chúng tôi tổ chức các lớp tập huấn cấp cứu nhi khoa cơ bản (BLS – pediatric basic life support) và APLS, nhằm nâng cao chất lượng công tác cấp cứu nhi khoa tại tuyến tỉnh, làm cơ sở nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước. Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Nghiên cứu triển khai và đánh giá hiệu quả của chương trình cấp cứu nhi khoa (APLS) ứng dụng cho tuyến tỉnh ở Việt nam.
    2. Khảo sát hệ thống vận chuyển cấp cứu nhi khoa và đề xuất giải pháp vận chuyển cấp cứu nhi khoa an toàn trong điều kiện Việt nam
    Mục tiêu cụ thể :
    1. Đánh giá thực trạng cấp cứu nhi khoa, bao gồm:
    ư Sự hiểu biết và kỹ năng cấp cứu của nhân viên cấp cứu.
    ư Trang thiết bị cấp cứu tại chỗ và vận chuyển.
    ư Qui trình của vận chuyển cấp cứu bệnh nhân nặng trong bệnh viện và chuyển tuyến trên.
    2. Mở các lớp tập huấn cấp cứu cơ bản (BLS) và cấp cứu nhi khoa nâng cao (APLS).
    3. Đánh giá lại sau khi tập huấn APLS (sau can thiệp).
    4. Nhận xét và đề xuất cụ thể khi triển khai chương trình APLS tại tuyến tỉnh trong điều kiện của Việt nam.
    5. Nhận xét về đặc điểm vận chuyển cấp cứu nhi khoa hiện nay, đề xuất các giải pháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...