Báo Cáo Nghiên cứu ứng dụng tổ hợp công nghệ sinh sản phục vụ công tác tạo và nhân giống lợn

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
    NĂM 2010


    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN I MỞ ĐẦU 1
    PHẦN II NỘI DUNG 2


    CHƯƠNG 1 MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG BẢO TỒN TINH DỊCH LỢN DÀI NGÀY 2
    I Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên 3
    1.1 Vật liệu 3
    1.2 Nội dung nghiên cứu 4
    1.3 Phương pháp nghiên cứu 4
    II Kết quả và thảo luận 5
    2.1 Kết quả đo pH và áp suất thẩm thấu của môi trường khi bảo quản 6
    2.2 Kết quả chất lượng tinh dịch khi bảo quản ở nhiệt độ 170C và 200C 8
    2.3 Kết quả màu sắc, chất lượng môi trường sau thời gian bảo quản. 13
    2.4 Kết quả nghiên cứu khi sử dụng các loại môi trường bảo tồn khác nhau 15
    2.5 Kết quả phối giống bằng tinh dịch sử dụng môi trường L-VCN. 18
    III Kết luận 19


    CHƯƠNG 2 ĐÔNG LẠNH TINH DỊCH LỢN 20
    I Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên 20
    1.1 Vật liệu 20 25
    1.2 Nội dung nghiên cứu 21
    1.3 Phương pháp nghiên cứu 21
    1.3.1 Phương pháp đông lạnh tinh dịch INRA-Pháp 21
    1.3.2 Phương pháp đông lạnh NLBC – Nhật Bản 22
    1.3.3 Phương pháp đông lạnh Kim In Cheul – Hàn Quốc 24
    1.3.4 Sử dụng tinh dịch lợn đông lạnh thụ tinh ống nghiệm và phối giống
    1.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 27
    II Kết quả và thảo luận 27
    2.1 Kết quả nghiên cứu khi sử dụng phương pháp đông ạnh INRA 27
    2.1.1 Một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch lợn trước khi đông lạnh 27
    2.1.2 Kết quả chất lượng tinh trùng trong quá trình đông lạnh 30
    2.2. Kết quả nghiên cứu khi sử dụng phương pháp đông lạnh NLBC - Nhật Bản 30
    2.2.1 Một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch trước đông lạnh 30
    2.2.2 Chất lượng tinh dịch sau giải đông của các giống lợn 33
    2.3 Kết quả nghiên cứu khi sử dụng phương pháp đông lạnh Kim IN CHEUL – Hàn Quốc 34
    2.3.1 Một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch lợn trước khi đông lạnh. 34
    2.3.2 Chất lượng tinh dịch đông lạnh sau giải đông của các giống lợn 35
    2.4 Kết quả nghiên cứu sử dụng tinh dịch lợn đông lạnh 37
    IV Kết luận và đề nghị 40
    4.1 Kết luận 40
    4.2 Đề nghị 40


    CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT, ĐÔNG LẠNH VÀ GIẢI ĐÔNG PHÔI LỢN IN VITRO 41
    I Mở đầu 41
    II Đối tượng, vật liệu và phương pháp 41
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 41
    2.2 Vật liệu 41
    2.3 Phương pháp 41
    2.3.1 Thu nhận trứng 41
    2.3.2 Nuôi chín trứng (In Vitro Maturation - IVM) 42
    2.3.3 Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization -IVF)42
    2.4 Xử lý số liệu 43
    III Kết quả và thảo luận 43
    3.1 Kết quả nuôi trứng 43
    3.2 Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm 44
    3.3 Kết quả phát triển của phôi qua các giai đoạn 44
    3.4 Kết quả đông lạnh phôi 45
    IV Kết luận 45


    CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU TẠO PHÔI LỢN TRONG ỐNG NGHIỆM SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG NCSU - 10%PFF
    I Mở đầu 46
    II Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 46
    2.1 Vật liệu nghiên cứu 46
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 47
    III Kết quả 50
    3.1 Kết quả tế bào trứng chín nuôi trong ống nghiệm sau 42 – 44 giờ 50
    3.2 Kết quả tạo phôi ống nghiệm. 51
    IV Thảo luận 51
    4.1 Nuôi trứng chín invitro trong môi trường NCSU- 37bổ sung dịch nang trứng (PFF)51
    4.2 Đánh giá kết quả tạo phôi invitro 53
    V Kết luận 54


    CHƯƠNG 5 CẤY TRUYỀN PHÔI INVIVO CHO LỢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT 55
    I Mở đầu 55
    II Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 55
    2.1 Vật liệu nghiên cứu 55
    2.2 Nội dung nghiên cứu 57
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 57
    2.4 Sơ đồ quy trình cấy truyền phôi 58
    III Kết quả và thảo luận 59
    3.1 Kết quả phản ứng của lợn sau khi gây động dục và rụng trứng 59
    3.2 Kết quả thu hoạch phôi invivo trên hai giống lợn 59
    3.3 Kết quả gây động dục đồng pha 60
    3.4 Kết quả cấy phôi 61
    IV Kết luận 62
    Phần III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
    3.1 KẾT LUẬN 63
    3.2 ĐỀ NGHỊ 64
    Phần IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
    Phần I: MỞ ĐẦU
    Nghiên cứu môi trường pha loãng tinh dịch lợn trên thế giới đã có từ rất lâu. Năm 1930, Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã có nhiều công trình
    nghiên cứu thụ tinh nhân tạo (TTNT) và môi trường pha loãng tinh dịch lợn: Kiev; Liên Xô I, II, III, IV Đây là những công thức môi trường có giá trị
    lớn về mặt khoa học cũng như áp dụng vào trong thực tiễn đặc biệt là môi trường Liên Xô II.
    Ở nước ta hiện nay chủ yếu là sử dụng môi trường ngắn ngày như BTS, VCN, TH4. Việc sử dụng môi trường dài ngày còn rất hạn chế. Một phần là
    do thói quen và quan niệm rằng tinh dịch sử dụng trong ngày tốt hơn, mặt khác môi trường dài ngày giá thành còn cao, sử dụng chưa thuận tiện (do bắt buột phải có kháng sinh tố trong môi trường còn môi trường ngắn ngày thì có thể không cần).
    Trên thế giới có vô số các sản phẩm về môi trường dài ngày như:
    VMD-Mulberry
    III Modena
    Androhep APX
    Androhep Endura Guard
    Androhep Plus
    Androhep lite
    Xcell, Ivo-Zeist, VitaSus, Safe cell, MR-A
    Các môi trường này có thể pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn từ 5-14 ngày. Do đó sẽ giảm đáng để số lợn đực phải nuôi cũng như nhân công lao động sản xuất tinh dịch vì vậy làm tăng hiệu quả kinh tế trong sinh sản lợn. Hiện nay nghiên cứu đông lạnh tinh dịch trên thế giới là việc rất phổ
    biến. Với xu thế toàn cầu hoá, việc trao đổi giống lợn giữa các quốc gia là rất cần thiết bởi nó mở ra triển vọng thương mại hoá các nguyên liệu di truyền này trên thị trường. Ngoài ra đông lanh tinh dịch lợn còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm bảo tồn lâu dài các nguồn gen và đa dạng sinh học. Các công ty giống lợn trên thế giới đã tiến hành thương mại hoá tinh dịch lợn đông lạnh trên toàn cầu. Các trại hay trung tâm thụ tinh nhân tạo lợn ở các quốc gia có nền chăn nuôi tiên tiến ngoài mục đích thương mại họ còn sản xuất tinh lợn đông lạnh để bảo quan lâu dài và bảo tồn nguồn gen. Người ta lưu trữ khoảng vài năm đến vài chục năm sau đó lại dùng những tinh dịch đó phối giống lại đàn lợn cái của mình. Ở nước ta, nhiều trung tâm trạm trại đã nhập tinh lợn đông lạnh từ nước ngoài về để làm tươi máu đàn lợn. Sự hiện diện của những ngân hàng tinh lợn đã làm cho việc vận chuyển, trao đổi, mua bán trên thế giới trở nên thuận tiện do tinh có thể bảo bảo quản lâu dài trong nitơ lỏng và không có nguy cơ mang các mầm bệnh. Nghiên cứu cấy truyền phôi bò đã có từ lâu và được áo dụng trong sản xuất một cách hữu hiệu. Người ta ước tính khoảng 80-90% trong tổng số bò đực giống sản xuất tinh được sinh ra từ cấy truyền phôi. Nhưng nghiên cứu cấy truyền phôi lợn thì còn tương đối mới mẻ và việc ứng dụng còn một số hạn chế do lợn là một loài đa thai. Việc thực hiện cấy truyền phôi lợn khó hơn so với cấy truyền phôi bò.
    Công nghệ tạo phôi invitro cũng như đông lạnh phôi lợn cũng hoàn toànkhác và phức tạp hơn so với con bò. Trong lĩnh vực này đã có một số báo cáo của Viện Công nghệ Sinh học nhưng mang tính chất nghiên cứu cơ bản. Đối với nghành nông nghiệp thì đây vẫn còn là một vấn đề mới nhất là đối với con lợn thì cấy phôi là một nghiên cứu hoàn toàn mới. Do đó chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ứng dụng tổ hợp công nghệ sinh sản phục vụ công tác tạo và nhân giống lợn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...