Tiểu Luận Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính


    MỞ ĐẦU

    Dưới đây là những nghiên cứu về việc ứng dụng Tâm lý học vào tài chính.

    Lý thuyết Tài chính hành vi (behaviroal finance) với nền tảng cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết “thị trường hiệu quả”, cơ sở của các lý thuyết Tài chính cơ bản trong suốt 4, 5 thập kỷ gần đây.

    Lý thuyết thị trường hiệu quả dựa trên niềm tin rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là cơ chế Kinh doanh chênh lệch giá. Một khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường, nghĩa là giá của các công cụ (cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, v.v ) trên thị trường Tài chính không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những nhân tố cơ bản), thì sẽ tồn tại cơ hội Kinh doanh chênh lệch giá, và “những nhà Đầu tư hợp lý” khi tận dụng những cơ hội này (mua tài sản bị định giá thấp, bán tài sản bị định giá quá cao chẳng hạn), sẽ góp phần điều chỉnh thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng.

    Ý tưởng về cơ chế điều chỉnh Kinh doanh chênh lệch giá sẽ tạo lập trạng thái “thị trường hợp lý” trở thành nền tảng cho rất nhiều lý thuyết định giá, từ đường con thị trường hiệu quả, CAPM cho đến Black Scholes, đến các lý thuyết Tài chính Quốc tế như PPP, backwardation, v.v


     
Đang tải...