Thạc Sĩ Nghiên Cứu Ứng Dụng, Sản Xuất Gang Luyện Thép Với Tỷ Lệ Quặng Thiêu Kết Đạt 80% Tại Lò Cao Số 2, Nhà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên Cứu Ứng Dụng, Sản Xuất Gang Luyện Thép Với Tỷ Lệ Quặng Thiêu Kết Đạt 80% Tại Lò Cao Số 2, Nhà Máy Gang Thép Thái Nguyên


    Mục Lục
    Phần I. Tổng quan

    1. Cơ sở pháp lý của đề tài
    2. Tính cấp thiết của đề tài
    3. Đối tương, phạm vi và nội dung nghiên cứu
    4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và nước ngoài
    Phần II. Thí nghiệm

    1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
    2. Thiết bị dụng cụ nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng cho nghiên cứu
    Kết quả thí nghiệm
    1. Tình hình sản xuất trước khi thực hiện đề tài
    2. Thực hiện đề tài
    Tổng hợp kết quả thí nghiệm
    Phần III. Phân tích kinh tế

    1. So sánh giá thành sản phẩm gang tháng 8 và sản phẩm thực hiện đề tài
    2. Hiệu quả kinh tế của đề tài
    2.1 Về mặt lý luận
    2.2 Về mặt thực tế
    2.3 Về kinh tế của đề tài
    Phần IV. Kết luận và kiến nghị
    Phần V. Tài liệu tham khảo
    Lời Mở Đầu
    Trong công nghệ sản xuất gang lò cao việc phấn đấu giảm tỷ lệ K/G là một trong những yếu tố quyết định đến việc giảm giá thành gang. Giảm tỷ lệ K/G còn mang tính chiến lược vì lượng than mỡ để luyện cốc luyện kim trên thế giới và nước ta ngày càng cạn kiệt.
    Tuy nhiên việc áp dụng giải pháp nào còn tùy thuộc vào khả năng, trình độ, điều kiện kinh tế, tiềm năng nguyên nhiên liệu cụ thể sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu.
    Sau khi được Trung Quốc giúp đầu tư giai đoạn I nhà máy đã sử dụng ≈60% quặng thiêu kết trong phối liệu. Để phục vụ tốt cho giai đoạn 2 có hiệu quả chúng tôi nhận thấy:
    - Giải pháp phù hợp nhất là sử dụng tỷ lệ thiêu kết ≥ 80% lò cao sẽ sản xuất ổn định hơn, năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt, giá thành giảm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được cải thiện vì quặng thiêu kết có một số ưu điểm sau:
    + Quặng thiêu kết khô, xốp dễ hoàn nguyên, đặc biệt là hoàn nguyên gián tiếp (quặng sống đặc trắc khó hoàn nguyên hơn).
    + Quặng thiêu kết có độ kiềm cao (tự trợ dung) giảm được lượng trợ dung sống cho vào lò cao.
    + Không cần lượng nhiệt nung chảy lượng trợ dung sống, nên giảm được kốc luyện kim.
    + Quặng qua thiêu kết đã khử được một phần lưu huỳnh và một số tạp chất có hại như asen, Zn, Pb .
    + Quặng thiêu kết có độ bền và cỡ hạt đảm bảo.
    + Nhiệt độ biến mềm tương đối cao và khoảng biến mềm không lớn lắm tạo độ thông thoáng của cột liệu.
    + Việc tăng tỷ lệ quặng thiêu kết trong phối liệu ngoài mục đích trên còn mang ý nghĩa chiến lược đó là tận thu nguồn quặng cám trong quá trình khai thác.
    - Tuy nhiên việc sử dụng 80% quặng thiêu kết trong phối liệu lò cao còn khó khăn đó là lò cao chưa bao giờ dùng tỷ lệ này, yêu cầu nguyên nhiên liệu phải chuẩn về thành phần hóa học và cỡ hạt. Quặng thiêu kết sản xuất ra phải dùng ngay, không để tồn kho quá 3 ngày (gặp không khí ẩm sẽ vỡ vụn)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...