Thạc Sĩ Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu dạy -

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Dạy học đại học là dạy nhận thức, dạy kĩ năng và dạy cảm nhận. Tùy
    theo khoa học (Tự nhiên hay Xã hội - Nhân văn, Cơ bản hay Công nghệ, Kỹ
    thuật .), và tuỳ theo mục tiêu đào tạo (Đại học hay Sau đại học, chuyên môn
    hay nghiệp vụ, .) mà chọn chủ điểm hay trọng tâm về dạy nhận thức, dạy kĩ
    năng hay dạy cảm nhận cho phù hợp.
    Cuối thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm dạy học
    “lấy người dạy làm trung tâm”, sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm”
    trong nhà trường từ tiểu học đến đại học là một cuộc cách mạng về giáo dục.
    Thực chất là chuyển từ chỗ lấy “việc dạy làm trung tâm” sang lấy “việc học
    làm trung tâm”. Khi “lấy việc học làm trung tâm” thì phương pháp giảng dạy
    và học tập trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó cũng là tiền đề để ngành
    giáo dục nước ta tiến hành công cuộc đổi mới phương pháp Dạy - Học, đặc
    biệt là trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở bậc đại học. Nâng cao chất lượng
    dạy và học trong đào tạo đại học, chuyển đổi hình thức đào tạo từ đào tạo theo
    niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ là các nội dung quan trọng mà công
    tác đào tạo đại học ở nước ta đang thực hiện. Để thực hiện được yêu cầu đó rõ
    ràng cần phải có sự thay đổi từ gốc, tức là từ quá trình dạy và học trong từng
    môn học cụ thể. Chính vì vậy việc nghiên cứu thay đổi phương pháp giảng
    dạy các môn học nói chung và môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam nói riêng theo
    hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của sinh viên đáp ứng yêu cầu dạy -
    học theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng là một vấn đề
    mang tính bức thiết hiện nay. Chính vì lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
    “Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học Cơ sở Văn
    hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ tại trường Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam
    đáp ứng yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng


    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp & ThS. Vũ Thị Thanh Hương - Bộ môn Văn hóa Du lịch
    2
    Đại học Dân lập Hải Phòng” cho công trình nghiên cứu khoa học cấp trường
    của mình.
    2. Mục đích của đề tài:
    Đề tài trước hết đi sâu phân tích những điểm bất cập của phương pháp
    giảng dạy đại học truyền thống trong xu thế hiện tại, từ đó từng bước xây
    dựng nội dung cụ thể cho việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy
    và học môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam. Mục tiêu quan trọng là cung cấp và
    rèn luyện cho sinh viên kỹ năng và phương pháp tư duy, phát huy tính chủ
    động sáng tạo của sinh viên, giúp sinh viên thực sự làm chủ kiến thức đáp ứng
    yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
    Giảng dạy đại học, nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và đào tạo
    theo học chế tín chỉ nói riêng là vấn đề đã được đề cập đến trong rất nhiều tài
    liệu, các công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Gần đây, ngành giáo
    dục cũng thường xuyên tổ chức nhiều cuộc hội thảo qui mô để bàn thảo về các
    vấn đề này. Ở nhiều trường đại học, giảng viên cũng được yêu cầu từng bước
    nghiên cứu, thay đổi phương pháp giảng dạy đối với những môn học do mình
    phụ trách cho phù hợp với xu thế chung và yêu cầu của thời đại. Môn học Cơ
    sở Văn hóa Việt Nam là một môn học được giảng dạy trong nhiều trường đại
    học, đặc biệt là dành cho sinh viên các ngành khoa học xã hội. Rải rác trên các
    website, đã có nhiều bài viết hay một phần giáo án điện tử được đăng tải đóng
    góp ý kiến thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy một số bài giảng có
    trong chương trình môn học. Gần đây nhất, năm 2004, đã có một công trình đề
    cập trực tiếp đến việc thay đổi phương pháp dạy - học đối với môn học này do
    NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành. Đó là cuốn “Đổi mới phương pháp
    dạy - học môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam” do TS. Chu Thị Thanh Tâm - Đại
    học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) và ThS. Trần Thúy Anh - Đại học Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam
    đáp ứng yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng


    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp & ThS. Vũ Thị Thanh Hương - Bộ môn Văn hóa Du lịch
    3
    Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội là đồng tác giả. Mục tiêu của các tác giả
    khi biên soạn công trình này là dựa vào phương pháp Multimedia (đa phương
    tiện), ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng một giáo án điện tử tương
    đối hoàn chỉnh bằng phần mềm Powerpoint. Với phương pháp này, các tác giả
    có thể định lượng khối kiến thức cần và đủ cho sinh viên, cung cấp cho sinh
    viên một hệ thống kiến thức về văn hóa học, về lịch sử cũng như những đặc
    điểm, đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời, với việc mô hình hóa các
    kiến thức đó dưới dạng tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ, các tác giả cũng giúp cho
    sinh viên tiếp cận sâu hơn với môn học và bước đầu làm quen với việc ứng
    dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập môn học. Một đóng góp nữa
    của công trình nói trên là bên cạnh việc xây dựng một số bài giảng mẫu bằng
    Powerpoint, các tác giả cũng đưa ra một hệ thống các câu hỏi và đề thi trắc
    nghiệm, bán trắc nghiệm, tự luận làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập
    của sinh viên. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo học chế tín chỉ,
    đòi hỏi cả người dạy và người học phải áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy
    và học tập đa dạng khác nhau. Việc sử dụng giáo án điện tử là một thế mạnh,
    nhưng nếu quá lạm dụng có thể gây nên tâm lý nhàm chán và sự mất tập trung
    của người học. Chẳng hạn như nhiều sinh viên quá để tâm vào các hình ảnh,
    dẫn chứng minh họa mà đôi khi không chú ý đến những thuyết giảng và phân
    tích của giáo viên, trong khi điều này mới thực sự quan trọng. Hơn nữa, mỗi
    trường đại học có một định hướng giáo dục và chương trình đào tạo khác
    nhau, đặc thù của sinh viên mỗi khoa, mỗi ngành, mỗi trường cũng không
    giống nhau nên việc áp dụng cứng nhắc một chương trình giảng dạy hay sao
    chép của một trường khác là điều không thể. Chính vì vậy, công tác nghiên
    cứu từ việc thiết kế chương trình chi tiết môn học đến việc xác lập các hình
    thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy - học phù hợp với yêu cầu lấy người
    học làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đối vói môn học Cơ
    sở Văn hóa Việt Nam ở trường Đại học Dân lập Hải Phòng trong yêu cầu Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam
    đáp ứng yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng


    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp & ThS. Vũ Thị Thanh Hương - Bộ môn Văn hóa Du lịch
    4
    chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ vẫn là một nội dung mới cần
    được tiến hành một cách khoa học và nghiêm túc.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của các thành tựu khoa học công
    nghệ trên thế giới hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực đại học có chất lượng
    cao, chủ động sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội đang là
    mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, việc đổi mới
    phương pháp giảng dạy trong các trường đại học và đối với từng môn học cụ
    thể được coi là một phần quan trọng đóng góp vào sự nghiệp giáo dục chung
    của đất nước.
    Trường Đại học Dân lập Hải Phòng hiện nay là một trong những trường
    đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy. Để đáp ứng yêu cầu
    chuyển đổi hình thức đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học
    chế tín chỉ của trường, việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra các biện pháp cụ
    thể nhằm đổi mới phương pháp dạy và học đối với các môn học nói chung và
    đối với môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam nói riêng càng có ý nghĩa thiết thực
    hơn bao giờ hết:
    Trước hết, với tư cách là một trong những môn học cơ sở, việc tiến
    hành đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam đã
    góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực
    tự học, tự nghiên cứu; phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành,
    nâng cao kỹ năng làm việc với người khác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông
    tin, kỹ năng trình bày, thảo luận cho sinh viên.
    Bên cạnh đó, trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, vai trò
    của giảng viên là rất quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu, ứng dụng các
    phương pháp giảng dạy mới cũng góp phần hoàn thiện thêm kiến thức và kỹ
    năng của giảng viên, tăng cường vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, điều Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam
    đáp ứng yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng


    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp & ThS. Vũ Thị Thanh Hương - Bộ môn Văn hóa Du lịch
    5
    khiển của giảng viên đối với hoạt động học, hoạt động tư duy sáng tạo và rèn
    luyện kỹ năng của sinh viên. Đồng thời, thúc đẩy và tăng cường mối liên kết
    giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng đào tạo nói chung,
    dạy học nói riêng.
    Cuối cùng, hy vọng sự thành công của đề tài cũng sẽ góp phần thúc đẩy
    việc triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Dân lập
    Hải Phòng sớm đi đến thành công và đạt được nhiều kết quả tốt.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Đây là một đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cao, do
    đó, để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp một số phương pháp
    nghiên cứu cơ bản sau:
    Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: Là phương pháp chính được sử
    dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều
    nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn
    lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề
    nghiên cứu.
    Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này có ý nghĩa quan
    trọng trong việc tìm hiểu nhu cầu học tập của sinh viên. Thông qua việc phỏng
    vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra, chúng tôi sẽ nắm bắt được tâm lý của
    sinh viên, yêu cầu của họ đối với giảng viên và đối với môn học, từ đó có định
    hướng để thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
    Phương pháp chuyên gia: Bên cạnh việc tìm hiểu nhu cầu, sở thích, tâm
    lý của sinh viên, chúng tôi cũng quan tâm đến việc tham khảo ý kiến chuyên
    gia là những người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực văn hóa hoặc đã
    tham gia giảng dạy lâu năm đối với môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam. Trên Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam
    đáp ứng yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng


    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp & ThS. Vũ Thị Thanh Hương - Bộ môn Văn hóa Du lịch
    6
    cơ sở đó sẽ rút ra những bài học cần thiết cho việc đổi mới phương pháp giảng
    dạy của mình.
    Ngoài các phương pháp kể trên, đề tài còn sử dụng kết hợp nhiều
    phương pháp khoa học khác như phương pháp thống kê, phân tích, so sánh,
    tổng hợp, mục đích là thống kê các đối tượng nghiên cứu, phân tích, so sánh,
    tổng hợp các thông tin và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn được tiến hành
    một cách hệ thống để phát hiện ra những đặc trưng nổi bật của đối tượng
    nghiên cứu.
    6. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài
    được chia làm 3 chương. Chương 1 có tên là “Các vấn đề lý luận cơ bản về
    phương pháp giảng dạy đại học áp dụng trong học chế tín chỉ và tổng quan về
    môn học Cơ sở Văn hóa Việt Nam”. Chương này sẽ trình bày về một số khái
    niệm, thuật ngữ, lý luận có liên quan đến phương pháp giảng dạy đại học
    trong học chế tín chỉ, đồng thời giới thiệu những đặc điểm cơ bản của môn
    học Cơ sở Văn hóa Việt Nam - đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. Chương
    2 - “Áp dụng một số phương pháp giảng dạy mới đối với môn học Cơ sở Văn
    hóa Việt Nam - kết quả và đánh giá” bao gồm các vấn đề sau: khảo sát về quá
    trình dạy và học môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam theo hệ thống đào tạo niên chế
    trước đây; trình bày về một số phương pháp đã áp dụng (nội dung và những
    bài học thu được); kết quả điều tra khảo sát ý kiến sinh viên. Chương 3 có tên
    gọi “Bổ sung một số phương pháp giảng dạy mới và đề xuất một số mô hình
    bài giảng- bài tập thực tế theo phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học
    làm trung tâm” sẽ đề xuất thêm một số phương pháp mới có thể áp dụng trong
    từng tiết học và nội dung học tập cụ thể, hy vọng có thể ứng dụng trong việc
    giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng trong các khóa học sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...