Tiến Sĩ Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghép khối tế bào gốc tủy xương tự

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thoái hóa khớp gối (THKG) là bệnh thường gặp trong nhóm bệnh lý
    mãn tính của người có tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của
    người bệnh. Ngày nay THKG đang trở thành mối quan tâm đặc biệt ở các
    nước có tuổi thọ trung bình cao, nền kinh tế phát triển. Trước những tác động
    của sự phát triển kinh tế xã hội, bệnh nhân THKG có xu hướng ngày càng
    tăng về số lượng và giảm về độ tuổi [1].
    Tổn thương đặc trưng của THKG là sự bong gãy, mất dần sụn khớp do
    hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình sinh tổng hợp và hủy hoại sụn
    khớp [2]. Khi sụn khớp bị tổn thương hay già hóa, sụn không có khả năng tự
    phục hồi do không có mạch nuôi, vì vậy, điều trị THKG ở giai đoạn đầu chỉ là
    điều trị triệu chứng. Khi THKG đã bước sang giai đoạn muộn, điều trị nội
    khoa không còn hiệu quả, chỉ định thay khớp cho đến nay là lựa chọn hàng
    đầu. Tuy nhiên, thay khớp là một phẫu thuật lớn, chi phí cao, tỷ lệ biến chứng
    nhiều, không phải tất cả bệnh nhân THKG đều có điều kiện để thay khớp.
    Theo Christopher, năm 2008 tại Mỹ có khoảng 4968 người chết, 2788 trường
    hợp tắc mạch phổi, 2908 trường hợp nhồi máu cơ tim và 4670 mắc các chứng
    về đường hô hấp liên quan đến tai biến và biến chứng của phẫu thuật thay
    khớp [3]. Mặt khác, bệnh nhân sau thay khớp phải đối mặt với những lần mổ
    thay lại (Revision) do khớp hết thời gian sử dụng, đặc biệt đối với bệnh nhân
    còn trẻ. Theo một nghiên cứu tại Mỹ khi theo dõi trên 10 nghìn khớp gối sau
    thay, số khớp gối bị hỏng dưới 10 năm gặp cao hơn gần 3 lần ở nhóm dưới 55
    tuổi (15%) so với nhóm trên 70 tuổi (6%) [4, 5]. Đứng trước thực tế này,
    nghiên cứu một phương pháp điều trị giúp bảo tồn khớp hoặc đẩy lùi được
    thời gian thay khớp đã trở nên cấp thiết đối với các nhà lâm sàng, và liệu pháp
    tế bào gốc (TBG) là một hướng nghiên cứu mới đã và đang được áp dụng trên
    thế giới, bước đầu có hiệu quả.
    Với khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành những tế bào chuyên biệt, đa
    dòng trong những điều kiện nhất định, TBG được xem như là một nguồn
    “nguyên liệu” dự trữ của cơ thể để sửa chữa, tái tạo, thay thế những mô, t ổ
    chức bị tổn thương hay già hóa, trong đó có mô sụn [3]. Trên thế giới, đã có
    nhiều công trình nghiên cứu ở các giai đoạn tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm
    sàng, đã chứng minh khả năng tăng sinh, biệt hóa thành tế bào sụn từ TBG,
    giúp phục hồi mô sụn. Wakitani (1994) và cộng sự thông báo những trường
    hợp đầu tiên sử dụng TBG trung mô từ dịch tủy xương tự thân để điều trị
    THKG [6]. Đến năm 2011, ông thông báo 45 khớp gối thoái hóa tiên phát ở
    giai đoạn muộn, được điều trị bằng ghép TBG tủy xương (TBGTX) tự thân,
    thời gian theo dõi trung bình 75 tháng (xa nhất là 11 năm), triệu chứng lâm
    sàng được cải thiện rõ rệt, tại thời điểm thông báo, chưa có bệnh nhân nào
    trong lô nghiên cứu phải phẫu thuật thay khớp, không gặp biến chứng [7].
    Một nghiên cứu tương tự của Centeno và cộng sự được tiến hành trên 339
    khớp gối thoái hóa, với thời gian theo dõi xa nhất là 6 năm, kết quả tương tự,



    không có biến chứng [8].
    Tại Việt Nam, trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, Nguyễn Mạnh
    Khánh (2011) nghiên cứu trên 65 bệnh nhân khớp giả thân xương chầy, được
    ghép khối TBGTX tự thân lấy từ xương chậu [9]. Nguyễn Thị Thu Hà và
    cộng sự báo cáo điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi cho 30 bệnh nhân
    bằng ghép TBGTX tự thân [10]. Ngoài ra, đề tài khoa học công nghệ cấp nhà
    nước: “nghiên cứu xây dựng qui trình sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân để
    điều trị các tổn thương cơ, xương, khớp” do Bệnh viện Trung ương Quân đội
    108 chủ trì, đã được nghiệm thu 12/2011 [11]. Kết quả từ những nghiên cứu
    trên đây đã mở ra một hướng nghiên cứu ứng dụng mới trong điều trị một số bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh lý THKG. Tại Việt Nam, điều trị
    THKG bằng TBG cho đến nay chưa có một báo cáo nào được công bố. Xuất
    phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “nghiên cứu ứng dụng phẫu
    thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn và ghép khối tế bào gốc tủy xương
    tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối” với hai mục tiêu:
    1- Nghiên cứu đặc điểm một số chỉ số tế bào tủy xương và khối tế bào gốc
    tách từ dịch tuỷ xương của bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
    2- Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng nội soi tạo tổn
    thương dưới sụn và ghép khối tế bào gốc tủy xương tự thân.
     
Đang tải...