Tiến Sĩ Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật ghép mỡ tự thân kiểu Coleman trong tạo hình tổ chức hốc mắt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỐC MẮT 3
    1.1.1. Giải phẫu sinh lý hốc mắt 3
    1.1.2. Đặc điểm giải phẫu hốc mắt không nhãn cầu . 6
    1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU LỚP MỠ DƯỚI DA VÀ MÔ MỠ GHÉP 13
    1.2.1. Đặc điểm giải phẫu lớp mỡ dưới da 13
    1.2.2. Mô mỡ ghép . 15
    1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH TỔ CHỨC HỐC MẮT 17
    1.3.1. Ghép da rời, niêm mạc . 17
    1.3.2. Vạt có cuống nuôi 19
    1.3.3. Phục hình độn 21
    1.3.4. Ghép mỡ 22
    1.4. GHÉP MỠ TỰ THÂN 25
    1.4.1. Sơ lược lịch sử phẫu thuật ghép mô mỡ tự thân . 25
    1.4.2. Quy trình kỹ thuật ghép mỡ Coleman 26
    1.4.3. Chỉ định . 28
    1.4.4. Kết quả 28
    1.4.5. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 33
    1.4.6. Biến chứng . 33
    1.4.7. Ứng dụng trong tạo hình tổ chức hốc mắt.
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 35
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 35
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.2.1. Loại hình nghiên cứu . 36
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 36
    2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu . 36
    2.2.4. Phương tiện nghiên cứu . 37
    2.2.5. Cách thức nghiên cứu 38
    2.2.6. Thu thập và xử lý số liệu 51
    2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 52
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
    3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 53
    3.1.1. Tuổi và giới . 53
    3.1.2. Tiền sử phẫu thuật 54
    3.1.3. Đặc điểm tổn thương tổ chức hốc mắt trước phẫu thuật . 57
    3.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 63
    3.2.1. Phẫu thuật 63
    3.2.2. Kết quả phẫu thuật . 66
    3.2.3. Biến chứng 72
    3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN . 72
    3.3.1. Tuổi, giới . 72
    3.3.2. Tiền sử phẫu thuật nhãn cầu . 73
    3.3.3. Độ trũng mi 74
    3.3.4. Độ lõm mắt 75
    3.3.5. Độ cạn cùng đồ 75
    3.3.6. Số tổn thương ban đầu . 76
    3.3.7. Liên quan giữa độ lõm mắt, độ trũng mi và thể tích mỡ ghép . 77
    Chương 4: BÀN LUẬN 78
    4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 78
    4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới 78
    4.1.2. Tiền sử phẫu thuật nhãn cầu . 80
    4.1.3. Đặc điểm tổn thương 81
    4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến đặc điểm tổn thương 85
    4.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 86
    4.2.1. Phương pháp phẫu thuật . 86
    4.2.2. Kết quả phẫu thuật . 91
    4.2.3. Biến chứng . 100
    4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT. 103
    4.3.1. Tuổi, giới . 103
    4.3.2. Tiền sử phẫu thuật 104
    4.3.3. Độ trũng mi 105
    4.3.4. Độ lõm mắt 105
    4.3.5. Cạn cùng đồ . 106
    4.3.6. Vị trí ghép 107
    4.3.7. Thể tích mỡ ghép và độ lõm mắt, trũng mi . 108
    KẾT LUẬN . 109
    MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Teo lõm tổ chức hốc mắt là một di chứng thường gặp sau múc nội nhãn,
    cắt bỏ nhãn cầu [1]. Tổn thương này gây nên những biến dạng về hình thể,
    ảnh hưởng tới giải phẫu, sinh lý và chức năng hốc mắt, tổn hại nặng nề đến



    hình thức và tâm lý bệnh nhân. Vì vậy tạo hình tổ chức hốc mắt là một yêu
    cầu điều trị cấp thiết và là thách thức lớn đối với phẫu thuật viên.
    Năm 1897, lần đầu tiên Trink đã tạo hình tổ chức hốc mắt bằng vạt da
    thái dương có cuống nuôi luồn vào ổ mắt. Từ đó đến nay các tác giả trên thế
    giới và Việt Nam đã nghiên cứu nhiều phương pháp khác nhau để tạo hình tổ
    chức hốc mắt. Các chất liệu cấy ghép đã được sử dụng như da, niêm mạc
    miệng, vạt có cuống mạch nuôi, vạt tự do, Nhiều chất liệu phục hình khác
    cũng đã được áp dụng: silicon, hydroxyapatit, . Tuy nhiên các phương pháp
    này còn một số hạn chế như kỹ thuật phức tạp, để lại tổn thuơng nơi cho
    mảnh ghép, chi phí cao, thải loại mô độn, Vì thế việc tìm ra những phương
    pháp ưu việt hơn là điều mà các nhà tạo hình không ngừng nghiên cứu.
    Từ cuối thế kỷ 19, ghép mỡ tự thân đã được áp dụng trong tạo hình
    vùng mặt với ca đầu tiên do Neurer mô tả năm 1893. Trong nhãn khoa, năm
    1910 Laubier đã ghép mỡ làm đầy tổ chức hốc mắt sau cắt bỏ nhãn cầu, teo
    lép mi [2]. Với các đặc tính: tương thích sinh học cao, sẵn có và vô trùng, mỡ
    tự thân là chất liệu thay thế được lựa chọn hàng đầu trong phẫu thuật bù đắp
    thể tích hốc mắt bị thiếu hụt. Năm 1988, phẫu thuật viên tạo hình người Mỹ
    Sydney R. Coleman đã phát triển một kỹ thuật được gọi là ghép cấu trúc mỡ
    (kỹ thuật ghép mỡ tự thân Coleman) [3], [4]. Kỹ thuật này cho phép lấy
    những khối mô mỡ nhỏ nguyên vẹn bằng ống hút đặc biệt, tinh lọc bằng ly
    tâm, bơm vào nơi ghép với nguy cơ hoại tử, tiêu mô mỡ là thấp nhất, dễ dàng
    kiểm soát thể tích khối ghép, sử dụng đường rạch nhỏ (2-3 mm), hạn chế tổn
    thương vùng cho và vùng nhận mỡ, chăm sóc hậu phẫu đơn giản, ít biến
    chứng. Cho đến nay, kỹ thuật ghép mỡ tự thân (Coleman) đã trở nên phổ biến
    trong tạo hình tổ chức hốc mắt và được các tác giả trên thế giới Braccini F,
    Ciuci PM, Coleman SR, Guijarro MR, Kim SS, Park S, nghiên cứu áp dụng,
    đạt được kết quả khả quan [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9]. Tuy nhiên tại Việt
    Nam phẫu thuật này chưa được áp dụng trong chuyên ngành nhãn khoa, vì
    vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
    1. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình tổ chức hốc mắt bằng phương
    pháp ghép mỡ tự thân kiểu Coleman.
    2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.
     
Đang tải...