Luận Văn Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán và GIS đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ phục vụ công tác quản l

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Huyện Cần Đước thuộc địa phận tỉnh Long An nằm ở phía hạ lưu của lưu vực

    sông Vàm Cỏ hiện đang hứng chịu ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

    đô thị của tất cả địa bàn phía thượng lưu và có xu hướng diễn biến xấu đi về chất lượng

    nước, ảnh hưởng đến đời sống và đe dọa trực tiếp đến nhu cầu cấp nước của người dân

    sống dọc lưu vực sông.

    Đứng trước tình hình trên, việc thực hiện một chương trình nghiên cứu bài bản,

    thực sự nghiêm túc, có cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định được các nguyên nhân

    gây ô nhiễm là hết sức cần thiết.

    Để có thể đề xuất các giải pháp tổng hợp và khả thi để bảo vệ nguồn nước sông

    Vàm Cỏ Đông phục vụ an toàn cho cấp nước đồng thời phục vụ cho các mục đích quản

    lý môi trường địa bàn Huyện Cần Đước cũng như phát triển bền vững trên toàn lưu vực

    sông cần phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp mô

    hình hóa và GIS.

    Đề tài đã bước đầu ứng dụng QUAL2K và MIKE 11 để mô phỏng chất lượng

    nước sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất một số biện pháp quản lý lưu vực sông hợp lý hơn

    trong thời gian tới. Tính toán được thực hiện dựa trên theo các kịch bản phát triển kinh

    tế xã hội khác nhau cho phép làm sáng tỏ vai trò khác nhau của các vị trí thải, yếu tố

    thuỷ văn từ đó có thể đưa ra các biện pháp ngăn ngừa ở tầm vĩ mô. So sánh bước đầu

    kết quả tính toán bằng mô hình và số liệu thực cho thấy hai mô hình cho độ tin cậy khá

    cao, nhất là khi ứng dụng cho vùng sông chịu ảnh hưởng mạnh của triều. Kết quả này

    sẽ được áp dụng trong việc tính toán lan truyền chất ô nhiễm cho sông Vàm Cỏ Đông

    nhằm phục vụ giám sát và quản lý môi trường nước sông.

    MỞ ĐẦU

    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Huyện Cần Đước cách Tp. Hồ Chí Minh 30 km về phía Nam và cách Thị xã

    Tân An 45 km về phía Đông, nằm kẹp giữa sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát tiếp giáp

    với cửa Soài Rạp thông ra biển Đông và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    của tỉnh, liền kề với những KCN lớn của Tp. Hồ Chí Minh và Long An như : KCN Bến

    Lức, KCN Soài Rạp, KCN Hiệp Phước, Ở một vị trí như vậy, huyện Cần Đước có

    những lợi thế như sau :

    Huyện Cần Đước là cửa ngõ giao thông giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh

    miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ, với sự giao lưu thuận tiện bằng các tuyến

    giao thông quan trọng như quốc lộ 50, tỉnh lộ 826, 835 chạy qua, cộng với hệ thống

    giao thông đường thủy qua kênh Nước mặn, sông Vàm Cỏ, cửa Soài Rạp và sông Nhà

    Bè. Trong tương lai sẽ xây dựng tuyến đường tắt quốc lộ 50 Cần Đước (Long An) –

    Chợ Gạo (Tiền Giang) là trục giao thông quan trọng cho phát triển kinh tế của huyện.

    Hệ thống Sông Vàm Cỏ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã

    hội, lưu thông vận chuyển hàng hóa trên địa bàn Huyện Cần Đước. Người dân sống

    trên lưu vực chủ yếu dựa vào các nghề truyền thống như nông nghiệp, tiểu thủ công

    nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, dệt nhuộm và phát triển công

    nghiệp. Vì vậy việc khai thác và sử dụng nguồn nước trên địa bàn đều ảnh hưởng đến

    môi trường xung quanh khu vực.

    Hiện nay sông Vàm Cỏ đang được quan tâm đặc biệt bởi những diễn biến có xu

    hướng xấu đi về chất lượng nước của dòng sông đe dọa nghiêm trọng đến đời sống xã

    hội và trước hết đe dọa trực tiếp về nhu cầu cấp nước cho cụm dân cư thuộc tỉnh Long

    An, giáp giới với thành phố Hồ Chí Minh.

    Đã có nhiều đề tài khoa học các cấp, nhiều Luận văn đại học, cao học nghiên

    cứu về con sông này. Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy đã đến lúc cần phải

    thực hiện một chương trình nghiên cứu bài bản và thực sự nghiêm túc, có cơ sở khoa

    học và thực tiễn xác định chính xác được các nguyên nhân gây ô nhiễm và mục tiêu

    cuối cùng cần phải đạt được là xây dựng kịch bản phát triển bền vững cho lưu vực sông

    Vàm Cỏ.

    Để có thể đề xuất các giải pháp tổng hợp và khả thi để bảo vệ nguồn nước sông

    Vàm Cỏ phục vụ an toàn cho cấp nước đồng thời phục vụ cho các mục đích phát triển

    bền vững trên toàn lưu vực sông cần phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như

    mô hình hóa, GIS, kết hợp với đo đạc thực địa để lấy số liệu. Tính phức tạp của bài

    toán ở đây là ở chỗ sông Vàm Cỏ trải rất dài và đi qua nhiều cụm dân cư, các khu công

    nghiệp cũng như có nhiều nguồn kênh rạch đổ vào do vậy từng phương pháp riêng rẽ ở

    trên dù có mạnh tới đâu cũng không thể cho một bức tranh tổng thể. Chính vì vậy

    nghiên cứu kết hợp GIS, mô hình toán và các dữ liệu thu thập được thành một công

    nghệ tích hợp giúp các nhà quản lý có thể ra được các quyết định có cơ sở vẫn còn là

    một bài toán cần nghiên cứu trong khuôn khổ bài toán bảo vệ môi trường và phát triển

    bền vững đối với sông Vàm Cỏ.

    Trước tình hình đó đề tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán và GIS đánh

    giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ phục vụ công tác quản lý môi trường Huyện

    Cần Đước – tỉnh Long An” được đưa ra nhằm ứng dụng phương pháp tích hợp mô

    hình, GIS vào cơ sở dữ liệu (CSDL) môi trường phục vụ công tác quản lý môi trường

    trong việc đánh giá và dự báo ô nhiễm nước sông trong thời gian sắp tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...