Luận Văn Nghiên cứu ứng dụng mỡ cá basa làm nhiên liệu cho động cơ DIESEL

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Nghiên cứu ứng dụng mỡ cá làm nhiên liệu cho động cơ, nhằm khai thác
    nguyên liệu sẵn có trong nước, bổ sung nguồn nhiên liệu mới, giảm nhập khẩu và sự phụ
    thuộc nhiên liệu vào nước ngoài là hết sức cần thiết. Thực hiện được việc này thì không những
    an ninh năng lượng quốc gia được đảm bảo mà còn góp phần tạo việc làm cho người lao
    động. Bài báo trình bày nghiên cứu thử nghiệm ban đầu ứng dụng kết hợp mỡ cá basa với dầu
    diesel chạy động cơ diesel cho đặc tính khá tốt về công suất và tiêu hao nhiên liệu, có thể áp
    dụng vào thực tế.
    Từ khóa: Mỡ cá basa, dầu Diesel (DO).
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Lâu nay nguồn nhiên liệu cho động cơ đốt trong chủ yếu là từ dầu khí. Trong thời gian tới
    nguồn dấu khí sẽ cạn kiệt, thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nhiên liệu trầm trọng và
    việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế là đòi hỏi cấp bách. Những năm gần đây nhiều nhà
    khoa học đã nghiên cứu tìm nguồn nhiên liêu liệu mới cho động cơ đốt trong thay nhiên liệu
    truyền thống. Nhiều đề tài đã nghiên cứu ứng dụng các lọai dầu thực vật hay ứng dụng khí gas
    làm nhiên liệu cho động cơ.
    Đề tài nghiên cứu ứng dụng mỡ cá làm nhiên liệu cho động cơ Diesel có ý nghĩa lớn, vì tận
    dụng được nguồn mỡ các hết sức dồi dào của đồng bằng sông Cửu long, góp phần giảm tình
    khan hiếm nhiên liệu trong thời gian tới.
    2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỠ CÁ LÀM NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ
    2.1. Ảnh hưởng của tính năng nhiên liệu Diesel (DO) đến sự cháy
    Tính năng nhiên liệu diesel phụ thuộc vào kết cấu hoá học của nó. Các tính chất của nhiên
    liệu có thể được kể đến như: tính bốc hơi, tính bắt lửa, độ cháy sạch, đánh giá qua thành phần
    chưng cất và trị số xêtan (TSXT). Tốc độ hình thành hỗn hợp của động cơ Diesel, khả năng
    phun tơi phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, bề mặt bốc hơi và thành phần chưng cất của
    nhiên liệu. Nhiệt độ môi trường càng cao thì nhiên liệu phun càng tơi; thành phần peroxyd
    càng nhiều thì nhiên liệu càng dễ bốc hơi.
    Đối với động cơ ô tô - máy kéo, thời gian của mỗi hành trình ngắn, yêu cầu về nhiên liệu
    cao. Trọng lượng phân tử của nhiên liệu diesel nhẹ quá hay nặng quá đều không tốt. Nếu
    TSXT của nhiên liệu thấp: hỗn hợp bùng cháy chậm, sinh ra gõ máy và chi tiết mau mòn; nếu
    TSXT cao làm hỗn hợp cháy đều, động cơ dễ phát động. Tuy nhiên, trị số xêtan quá cao làm
    cho nhiên liệu có trọng lượng phân tử lớn và việc bốc hơi khó khăn. Ảnh hưởng của tính chất
    nhiên liệu đến cáu than và ăn mòn kim loại: việc kết than trong động cơ không những tuỳ
    thuộc vào các nhân tố làm than cháy không hết mà còn phụ thuộc vào thành phần bản thân của
    nhiên liệu và mức độ tinh luyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...