Thạc Sĩ Nghiên cứu ứng dụng mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp trong điều khiển thích nghi vị trí động cơ điệ

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Lan Chip, 25/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài:
    Để điều khiển chính xác đối tượng khi chưa biết rõ được thông số, trước tiên
    ta phải hiểu rõ đối tượng đó. Đối với đối tượng có thông số thay đổi như động cơ
    một chiều và có tải thay đổi, ta cần thực hiện nhận dạng đặc tính vào ra của nó để
    đảm bảo tạo ra tín hiệu điều khiển thích nghi được lựa chọn chính xác hơn. Hiện
    nay thường dùng lôgíc mờ (Fuzzy Logic), mạng nơron (Neural Networks), và mạng
    nơron mờ (Fuzzy Neural Networks) để nhận dạng và điều khiển thích nghi hệ thống
    có thông số thay đổi. Trong khuôn khổ của khóa học Cao học, chuyên ngành Tự
    động hóa tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, được sự tạo điều kiện giúp đỡ
    của nhà trường và Tiến sĩ Phạm Hữu Đức Dục, em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp của
    mình là “Nghiên cứu ứng dụng mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp trong điều
    khiển thích nghi vị trí động cơ điện một chiều khi có thông số và tải thay đổi”.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã cố gắng hạn chế tối đa các khiếm
    khuyết, xong không thể tránh được tất cả, kính mong Hội đồng Khoa học và độc giả
    bổ xung đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
    2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
    Ngày nay do tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong điện tử và tin học các hệ
    thống điều khiển tự động được phát triển và có sự thay đổi lớn. Công nghệ vi mạch
    phát triển khiến cho việc sản xuất các thiết bị điện tử ngày càng hoàn thiện. Các bộ
    biến đổi điện tử trong các hệ thống không những đáp ứng được khả năng tác động
    nhanh, độ chính xác cao mà còn góp phần giảm kích thước và hạ giá thành của hệ
    thống. Đặc biệt trong những thập kỷ gần đây trước sự phát triển mạnh mẽ và ngày
    càng hoàn thiện của lý thuyết mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp, hàng loạt các ứng
    dụng của lý thuyết mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp đã và đang mở ra một kỷ
    nguyên mới ngành điều khiển. Tuy là ngành kỹ thuật điều khiển non trẻ nhưng
    những ứng dụng trong công nghiệp của điều khiển mạng nơron thật rộng rãi như
    trong nhận dạng, phân loại sản phẩm, xử lý tiếng nói, chữ viết và điều khiển hệ
    thống, điều khiển robot. Tới nay đã có rất nhiều sản phẩm công nghiệp được tạo ra
    và nhờ kỹ thuật điều khiển mạng nơron, rất nhiều nước trên thế giới đã thành công.
    Chính vì thế mà việc đi sâu nghiên cứu và áp dụng lý thuyết điều khiển
    nơron truyền thẳng nhiều lớp trong điều khiển thích nghi vị trí động cơ một chiều
    khi có thông số và tải thay đổi có ý nghĩa khoa học.
    Khác hẳn với kỹ thuật điều khiển kinh điển là hoàn toàn dựa vào sự chính
    xác tuyệt đối của thông tin mà trong nhiều ứng dụng không cần thiết hoặc không thể
    có được, điều khiển nơron truyền thẳng nhiều lớp chỉ cần sử lý những thông tin
    (không chính xác) hay không đầy đủ, những thông tin mà sự chính xác của nó chỉ
    nhận thấy được giữa các quan hệ của chúng với nhau và chỉ có thể mô tả được bằng
    ngôn ngữ, đã có thể cho ra những quyết định chính xác. Chính khả năng này đã làm
    cho điều khiển nơron truyền thẳng sao chụp được phương thức xử lý thông tin và
    điều khiển của con người. Do đó việc áp dụng điều khiển nơron truyền thẳng nhiều
    lớp vào hệ thống điều khiển thích nghi vị trí động cơ một chiều khi có tải và thông
    số thay đổi là việc cần phải làm.
    3. Mục đích của đề tài
    Đối với đối tượng có thông số thay đổi như động cơ một chiều khi có phụ tải
    thay đổi, ta cần nhận dạng đặc tính vào ra của nó để bảo đảm tạo ra tín hiệu điều
    khiển thích nghi được chính xác hơn. Hiện nay thường sử dụng logic mờ (Fuzzy
    Logic), mạng nơron mờ (Fuzzy Neural Networks), mạng nơron (Neural Networks)
    để nhận dạng và điều khiển thích nghi vị trí động cơ điện một chiều.
    Đề tài này nghiên cứu ứng dụng mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp (bộ điều
    khiển NARMA-L2) trong điều khiển thích nghi vị trí động cơ điện một chiều khi có
    thông số và tải thay đổi.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Phần mở đầu
    Chương 1. Tổng quan về mạng nơron nhân tạo
    Phân tích tổng quan về mạng nơron bao gồm: phần lịch sử phát triển, kết cấu
    của mạng các nơron, ứng dụng của chúng .
    Chương 2. Các phương pháp ứng dụng mạng nơron trong nhận dạng và
    điều khiển.
    Phần này tập trung trình bày các phương pháp ứng dụng mô hình mạng
    nơron trong nhận dạng và điều khiển.
    Chương 3. Ứng dụng mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp điều khiển thích
    nghi vị trí động cơ điện một chiều khi có thông số và tải thay đổi.
    3.1. Mô tả động lực học của động cơ một chiều.
    3.2. Ứng dụng mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp trong điều khiển thích
    nghi vị trí động cơ điện một chiều khi có thông số và tải thay đổi.
    Chương 4. Kết luận chung và kiến nghị.
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Trang
    Danh mục các ký hiệu, bảng, các chữ viết tắt
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị
    Phần mở đầu 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG NƠRON NHÂN TẠO 4
    1.1 lịch sử phát triển của mạng nơron nhân tạo 4
    1.2 Các tính chất của mạng nơron nhân tạo 5
    1.3 Mô hình nơron 5
    1.3.1 Mô hình nơron sinh học 5
    1.3.2 Nơron nhân tạo 7
    1.4 Cấu tạo mạng nơron 10
    1.5 Cấu trúc mạng nơron 11
    1.6 Phương thức làm việc của mạng nơron 13
    1.7 Các luật học 14
    1.8 Mạng nơron truyền thẳng và mạng nơron hồi quy 18
    1.8.1 Mạng nơron truyền thẳng 18
    1.8.1.1 Mạng nơron truyền thẳng một lớp nơron 18
    1.8.1.2 Mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp nơron 18
    1.8.2 Mạng nơron hồi quy 19
    1.8.2.1 Mạng hồi quy không hoàn toàn 19
    1.8.2.2 Mạng các dãy của Jordan 20
    1.8.2.3 Mạng hồi quy đơn giản 21
    1.8.2.4 Mạng hồi quy hoàn toàn 21
    1.9 Ứng dụng mạng nơron trong điều khiển tự động 22
    1.10 Công nghệ phần cứng sử dụng mạng nơron 24
    1.11 So sánh khả năng của mạng nơron với mạch logic 25
    1.12 Kết luận chương 1 25
    Chương 2: CÁC PHưƠNG PHÁP ỨNG DỤNG MẠNG NƠRON
    TRONG NHẬN DẠNG VÀ ĐIỀU KHIỂN
    26
    2.1 Các phương pháp ứng dụng mạng nơron trong nhận dạng 26
    2.1.1 Khái quát chung 26
    2.1.1.1 Đặt vấn đề 26
    2.1.1.2 Định nghĩa 27
    2.1.1.3 Sơ lược về sự phát triển của các phương pháp nhận dạng 27
    2.1.1.4 Các bước cơ bản để nhận dạng hệ thống 28
    2.1.2 Các phương pháp nhận dạng 29
    2.1.2.1 Nhận dạng On-line 30
    2.1.2.1.1 Phương pháp lặp bình phương cực tiểu 30
    2.1.2.1.2 Phương pháp xấp xỉ ngẫu nhiên 31
    2.1.2.1.3 Phương pháp lọc Kalman mở rộng 31
    2.1.2.2 Nhận dạng Off-line 33
    2.1.2.2.1 Phương pháp xấp xỉ vi phân 34
    2.1.2.2.2 Phương pháp gradient 34
    2.1.2.2.3 Phương pháp tìm kiếm trực tiếp 36
    2.1.2.2.4 Phương pháp tựa tuyến tính 36
    2.1.2.2.5 Phương pháp sử dụng hàm nhạy 37
    2.1.2.3 Nhận dạng theo thời gian thực 37
    2.1.3 Mô tả toán học của đối tượng ở rời rạc 38
    2.1.4 Mô hình dùng mạng nơron 41
    2.1.4.1 Mô hình nhận dạng kiểu truyền thẳng 41
    2.1.4.2 Mô hình ngược trực tiếp 45
    2.1.5 Tính gần đúng hàm số dung mạng nơron 45
    2.1.6 Mô hình mạng nơron trong nhận dạng và điều khiển 46
    2.2 Các phương pháp ứng dụng mạng nơron trong điều khiển 47
    2.2.1 Các phương pháp ứng dụng mạng nơron trong điều khiển 47
    2.2.1.1 Điều khiển thích nghi sử dụng nguyên tắc chung 47
    2.2.1.2 Điều khiển có tín hiệu chỉ đạo 47
    2.2.1.3 Điều khiển theo mô hình 47
    2.2.1.4 Điều khiển ngược trực tiếp 49
    2.2.1.5 Điều khiển mô hình trong 49
    2.2.1.6 Điều khiển tối ưu 49
    2.2.1.7 Điều khiển tuyến tính thích nghi 50
    2.2.1.8 Phương pháp bảng tra 50
    2.2.1.9 Điều khiển lọc 50
    2.2.1.10 Điều khiển dự báo 50
    2.2.2 Điều khiển thích nghi 51
    2.2.2.1 Điều khiển thích nghi 51
    2.2.2.2 Phương pháp điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu (MRAC) 52
    2.3 Kết luận chương 2 54
    Chương 3: ỨNG DỤNG MẠNG NƠRON TRUYỀN THẲNG NHIỀU LỚP
    ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI VỊ TRÍ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU KHI
    CÓ THÔNG SỐ VÀ TẢI THAY ĐỔI
    55
    3.1 Mô tả động lực học của động cơ một chiều
    55
    3.1.1. Tổng hợp mạch vòng dòng điện khi bỏ qua sức điện động
    của động cơ 55
    3.1.2. Tổng hợp hệ thống truyền động điều khiển tốc độ 57
    3.1.3. Hệ thống điều chỉnh tốc độ dùng bộ điều chỉnh tốc độ tỷ lệ 57
    3.1.4. Cấu trúc hệ điều chỉnh vị trí 59
    3.1.5. Tìm hàm truyền của hệ thống
    60
    3.2 Ứng dụng mạng nơron truyền thẳng nhiều lớp trong điều khiển thích nghi
    vị trị động cơ điện một chiều khi có thông số thay đổi
    62
    3.2.1. Bộ điều khiển phản hồi tuyến tính (NARMA-L2) 62
    3.2.2. Nhận dạng của mô hình NARMA-L2 62
    3.2.3. Bộ điều khiển NARMA-L2 64
    3.2.4. Bài toán ví dụ sử dụng khối điều khiển NARMA-L2 66
    3.2.5. Kết quả thực nghiệm trên MATLAB 68
    3.2.5.1. Số liệu 68
    3.2.5.2. Kết quả mô phỏng khi có tải thay đổi 68
    3.2.5.3. Kết quả mô phỏng khi có thông số và tải thay đổi 74
    3.3. Kết luận chương 3 80
    Chương4: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 81
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...