Đồ Án Nghiên cứu ứng dụng mã hóa bicm-id trong chuẩn wimax sử dụng mã chập và loại bỏ xen kẽ

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chúng ta bước vào thế kỷ 21, thời đại của khoa học và công nghệ. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, con người luôn có nhu cầu trao đổi thông tin với nhau, nghĩa là có nhu cầu truyền tin. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hệ thống viễn thông không ngừng phát triển theo xu hướng phục vụ con người những thông tin đầy đủ và kịp thời nhất. Ngày nay công nghệ thông tin đang phát triển theo xu hướng máy tính-truyền thông (C&C: Computer - Communication). Tất cả các dạng thông tin âm thanh, hình ảnh, số liệu . đều được chuyển thành dạng số và tập trung vào một mạng thông tin số đa dịch vụ, đa phương diện (ISDN: Intergrated Servise Digital Network). Để thực hiện được mục đích đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hệ thống truyền dẫn nói chung và truyền dẫn vô tuyến nói riêng phải có khả năng truyền tải được các luồng số liệu tốc độ cao và tin cậy. Sự ra đời và thành công của mạng thông tin vô tuyến WiMAX đã và đang khẳng định được tính ưu việt của truyền thông vô tuyến như: tốc độ truyền dẫn cao, tích hợp đa dịch vụ và khả năng tưng thích cao. Do truyền thông đa phương tiện, đa dịch vụ đòi hỏi tốc độ mã hóa phải thay đổi một cách mềm dẻo theo điều kiện của kênh thông tin vô tuyến và theo từng loại dịch vụ truyền, điều này đặc biệt quan trọng trong thông tin vô tuyến. Bên cạnh đó, hệ thống BICM-ID đã được chứng minh là có tốc độ mã hóa mềm dẻo, có độ tin cậy cao và chất lượng tốt. Với ý tưởng đề xuất mã hóa BICM-ID ứng dụng trong WiMAX, tôi đã chọn đề tài có tên: "Nghiên cứu ứng dụng mã hóa BICM - ID trong chuẩn WiMax sử dụng mã chập và loại bỏ xen kẽ" tập chung nghiên cứu mã RCPC (Rate Compatible convonutional Code) để thay đổi tốc độ mã hóa phù hợp với chuẩn WiMAX.
    Luận văn được chia thành 3 chương với nội dung nghiên cứu gồm:
    Chương1: Cấu trúc hệ thống thông tin số và vài nét cơ bản về mã hoá hóa.
    Chương 2: Cơ bản về Mã chập.
    Chương 3: Kết quả tìm kiếm mã và kết quả mô phỏng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...