Tiến Sĩ Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ


    NĂM 2015
    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

    Luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm nhằm làm rõ quan điểm của lý thuyết người đại diện về bản chất mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện và vai trò kiểm soát của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012.

    (1) Về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành

    Không thấy có sự tác động của tỷ lệ sở hữu của người điều hành tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động trong ngân hàng Việt Nam. Như vậy, chưa có cơ sở để kết luận rằng sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành làm tăng mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động của ngân hàng Việt Nam.

    Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành tồn tại ở mức độ khác nhau đối với nhóm chủ sở hữu khác nhau. HĐQT đại diện trực tiếp cho lợi ích của cổ đông lớn. Lợi ích giữa HĐQT/cổ đông lớn và ban điều hành được gắn kết khá chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông nhỏ và HĐQT/cổ đông lớn/ban điều hành là rất rõ và quyền lợi của cổ đông nhỏ chưa được đảm bảo.

    Khác với kỳ vọng của lý thuyết người đại diện, có sự tác động ngược chiều của tỷ lệ sở hữu của HĐQT tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động trong ngân hàng Việt Nam. Khi HĐQT sở hữu cổ phần càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản giảm và chi phí tăng. Điều này gợi ý rằng khi thành viên HĐQT là cổ đông lớn hoặc đại diện cho cổ đông tổ chức lớn tham gia quản trị ngân hàng với vai trò của HĐQT, HĐQT có tác động lớn tới hoạt động ngân hàng, nhưng tác động theo hướng tiêu cực, làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Như vậy, ngay cả khi chủ sở hữu lớn tham gia quản trị ngân hàng với vai trò là HĐQT, thì vấn đề không phải là người điều hành hành động không vì lợi ích ngân hàng. Ngược lại, vấn đề là cổ đông lớn hành động không vì lợi ích ngân hàng và lợi ích của cổ đông nhỏ mà vì lợi ích cá nhân, ngắn hạn của họ.

    (2) Về vai trò của HĐQT

    Vai trò của HĐQT tại ngân hàng thương mại Việt Nam có tác động tích cực tới hiệu quả sử dụng tài sản và quản lý chi phí. HĐQT vững mạnh và độc lập thì hiệu quả sử dụng ngân hàng tăng và chi phí ngân hàng giảm. Kết quả này ủng hộ lý thuyết người đại diện.

    Ngoài vai trò của HĐQT, mối quan hệ xã hội, tỷ lệ sở hữu của HĐQT lớn có thể gắn kết lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành. Tuy nhiên, sự gắn kết chặt chẽ nhờ mối quan hệ xã hội như vậy dẫn đến rủi ro là giảm tính độc lập của HĐQT và qua đó, giảm vai trò giám sát của HĐQT để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ. Khi HĐQT, cổ đông lớn, ban kiểm soát và ban điều hành cùng thực hiện các quyết định giao dịch với mức độ rủi ro cao vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt, thì rủi ro này sẽ tác động xấu tới sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng nói chung.

    Những khuyến nghị chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu:

    Đối với các ngân hàng thương mại:

    (i) rà soát hệ thống văn bản quản trị như điều lệ v.v đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với nguyên tắc quốc tế trong đó tập trung vào vai trò, năng lực, nhận thức của HĐQT, tăng cường minh bạch thông tin,

    (ii) đa dạng hóa các kênh đào tạo về quản trị công ty.

    Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:

    (i) xem xét, đánh giá khả năng áp dụng và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc về quản trị công ty trong hoạt động ngân hàng,

    (ii) ban hành văn bản hướng dẫn về quản trị tập trung vào các vấn đề: Xây dựng khung pháp lý để bảo vệ lợi ích cổ đông nhỏ; Tăng cường tính độc lập của HĐQT, ban kiểm soát HĐQT; tăng cường hiệu lực thực thi của các quy định hiện hành; Tăng cường minh bạch thông tin; tăng cường đào tạo; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình quản trị ngân hàng; Tăng tỷ lệ vốn/tổng tài sản; xem xét xây dựng và công bố chỉ số quản trị (CGI).
     
Đang tải...