Báo Cáo Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị đồng bộ và quy trình vận hành trang trại nuôi cá lồng vùng biể

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC
    BÁO CÁO TỔNG HỢP

    Mục lục ( dài 169 trang)


    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 4
    Danh mục các bảng . 5
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị 7
    MỞ ĐẦU . 9
    1. Giới thiệu chung và tính cấp thiết của đề tài 9
    2. Mục tiêu của đề tài 11
    3. Các nội dung chính của đề tài . 11
    4. Cách tiếp cận . 12
    5. Ý nghĩa kinh tế xã hội và môi trường của đề tài: 12


    Chương 1. Tổng quan về các nghiên cứu về công nghệ nuôi cá lồng biển mở . . 14
    1.1 Khái niệm vùng biển mở và trang trại nuôi cá lồng biển mở . 14
    1.2 Công nghệ lồng bè và các thiết bị vận hành . 15
    1.3 Công nghệ quản lý, vận hành trang trại nuôi cá lồng biển mở 18
    1.3.1 Nghiên cứu về kỹ thuật chăm sóc và quản lý cá nuôi . 18
    1.3.2 Sinh vật bám và những tác động đối với hệ thống lồng 20
    1.3.3 Chế độ vận hành và bảo dưỡng hệ thống lồng biển 21
    1.4 Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng biển mở ở nước ta . 22
    1.5 Những vấn đề chính cần cải tiến hoặc khắc phục để phát triển nuôi cá
    lồng biển mở ở nước ta. . 23


    Chương 2. Nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất mô hình trang trại nuôi cá lồng vùng biển mở và các thiết bị vận hành đồng bộ 25
    2.1 Đặt vấn đề . 25
    2.2 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu đã thực hiện 25
    2.2.1 Phương pháp lựa chọn công nghệ và thiết bị 25
    2
    2.2.2 Nghiên cứu, thiết kế cải tiến lồng nuôi và các thiết bị vận
    hành cho phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta . 27
    2.3 Các nội dung chính và kết quả . 28
    2.3.1 Lựa chọn công nghệ lồng nuôi cá biển . 28
    2.3.2 Nghiên cứu, cải tiến hệ thống lồng nuôi . 36
    2.3.3 Nghiên cứu, đề xuất và thiết kế một số thiết bị, dụng cụ
    chuyên dụng 60
    2.3.4 Nghiên cứu, thiết kế cơ sở hậu cần phục vụ trang trại nuôi cá
    lồng biển mở. 71


    Chương 3. Gia công, lắp đặt hệ thống lồng nuôi vùng biển mở và các thiết bị vận hành đồng bộ 76
    3.1 Đặt vấn đề . 76
    3.2 Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện . 76
    3.2.1 Khảo sát, lựa chọn vị trí đặt lồng 76
    3.2.2 Gia công, lắp ráp hệ thống lồng nuôi và một số thiết bị vận
    hành .77
    3.3 Nội dung và kết quả chính 78
    3.3.1 Điều tra khảo sát, lựa chọn vị trí đặt lồng nuôi thử nghiệm 78
    3.3.2 Gia công và lắp ráp hệ thống lồng nuôi 80
    3.3.3 Gia công và lắp đặt một số thiết bị vận hành 82
    3.3.4 Mô hình tổng thể của trang trại nuôi cá lồng biển mở 83


    Chương 4. Thử nghiệm, xây dựng quy trình vận hành mô hình trang trại nuôi cá giò vùng biển mở . . 86
    4.1 Đặt vấn đề . 86
    4.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . 87
    4.2.1 Phương pháp nuôi thử nghiệm và xây dựng quy trình kỹ thuật
    nuôi cá giò thương phẩm trong lồng biển mở . 89
    4.2.2 Phương pháp thử nghiệm và xây dựng quy trình vận hành,
    bảo dưỡng trong trang trại nuôi cá lồng biển mở . 93
    4.2.3 Phương pháp dự tính hiệu quả kinh tế của mô hình 96
    4.2.4 Phương pháp xử lý số liệu . 97
    4.3 Các nội dung và kết quả . 97
    4.3.1 Kết quả nuôi thử nghiệm và dự thảo quy trình kỹ thuật nuôi
    cá giò thương phẩm trong lồng vùng biển mở 97
    4.3.2 Kết quả vận hành và dự thảo quy trình bảo dưỡng hệ thống
    lồng nuôi vùng biển mở 110
    4.3.3 Phân tích giá thành sản xuất và hiệu quả kinh tế của mô hình . 124


    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133
    1. Kết luận . 133
    1.1 Lựa chọn và nghiên cứu cải tiến công nghệ 133
    1.2 Gia công chế tạo và lắp đặt hệ thống lồng và các thiết bị vận
    hành 134
    1.3 Vận hành mô hình trang trại và xây dựng quy trình kỹ
    thuật . 135
    2. Kiến nghị. 137


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
    PHỤ LỤC 144
    Phụ lục 1. Một số hình ảnh hoạt động và sản phẩm của đề tài 144
    Phụ lục 2. Thành phần giống loài và vị trí phân loại ĐVĐ vùng biển mở 150
    Phụ lục 3. Dự thảo quy trình kỹ thuật Nuôi cá giò thương phẩm trong hệ
    thống lồng nuôi vùng biển mở . 152
    Phụ lục 4. Dự thảo quy trình kỹ thuật Vận hành và bảo dưỡng hệ thống lồng
    nuôi vùng biển mở . 161
    Phụ lục 5. Số liệu về 02 cơn bão liên quan đến quá trình vận hành lồng .167

    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu chung và tính cấp thiết của đề tài
    Sự gia tăng nhu cầu sử dụng cá biển và các sản phẩm hải sản trong khi sản lượng khai thác từ tự nhiên có hạn đã thúc đẩy phát triển nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi biển. Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, sản lượng nuôi biển toàn cầu đã tăng nhanh đáng kể, đến năm 2007 đã đạt tới mức khoảng 34 triệu tấn (FAO, 2009). Châu Á có sản lượng nuôi biển rất lớn, chiếm tới 90% sản lượng nuôi biển toàn cầu nhưng sản lượng cá biển lại rất thấp. Đáng chú ý là sản lượng cá biển ở đây tuy chiếm tỷ lệ thấp (4.5%) nhưng lại có giá trị khá lớn (14.6%) so với các đối tượng nuôi khác. Sản lượng cá biển nuôi chủ yếu tập trung ở một số quốc gia có trình độ công nghệ và khả năng đầu tư lớn như Nauy, Nhật Bản (FAO, 2009).
    Những năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia đầu tư nuôi cá biển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của con người về loại thực phẩm này. Do đó, công nghệ nuôi biển trên thế giới hiện đang phát triển mạnh và bước đầu đã đạt được những thành tựu vĩ đại. Sự phát triển của một số ngành khoa học khác như nghiên cứu vật liệu mới, thuỷ công, tự động hoá v.v là cơ sở quan trọng cho phép phát triển công nghệ lồng nuôi biển ngày càng hiện đại, tiến dần ra chinh phục vùng biển mở và đại dương, từng bước hạn chế được rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất.
    Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển nuôi biển. Với 3250 km bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ
    cùng nhiều eo vịnh, nhiều đầm ao nước lợ, mặn, có trên 2000 loài cá biển với 40 loài có giá trị nuôi thương phẩm, Việt Nam có đủ điều kiện tự nhiên để trở thành một cường quốc về nuôi biển. Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi cá biển nước ta mới chỉ phát triển tại một số khu vực eo vịnh kín gió, sử dụng công nghệ lồng gỗ đơn giản, quy mô sản lượng rất nhỏ, chưa thể phát triển thành nghề sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu.
    Có thể nói phát triển kinh tế biển, đặc biệt phát triển nuôi biển ở nước ta là xu thế tất yếu. Chiến lược kinh tế biển nói chung và phát triển nuôi biển nói riêng ỏ nước ta đã được đề cập trong Nghị quyết của Đảng và cụ thể trong chương trình hành động của chính phủ như Quyết định số 126/2005/TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển và vùng hải đảo. Phương án 3 của Chương trình 224 của Chính phủ đặt mục tiêu 38.000 tấn cá biển (trong số 1.11 triệu tấn cả tôm, cá, nhuyễn thể và hải sản khác) năm 2005; 200.000 tấn cá biển trong số 1.13 triệu tấn của nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ nói chung vào năm 2010. Tuy nhiên sản lượng cá biển nuôi năm 2005 chưa đạt 10% mục tiêu đề ra (2450 tấn/ 38.000 tấn) . Một trong các nguyên nhân chính là do công nghệ nuôi biển nước ta mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Hầu hết các hệ thống nuôi biển đều dùng lồng bè gỗ, chỉ thích ứng với qui mô sản xuất nhỏ, sản lượng thấp, khó phát triển thành nghề sản xuất hàng hoá. Hệ thống lồng quy mô nhỏ lắp đặt tại những vùng biển kín cũng thường chịu rủi ro về dịch bệnh, về ô nhiễm môi trường do nước ít lưu thông, dễ bị tích tụ chất thải, khả năng tự làm sạch thấp. Để hướng tới mục tiêu nuôi cá biển với quy mô công nghiệp cần thiết phải triển khai hoạt động nuôi tại các vùng biển mở. Đây là khu vực biển có ưu thế về khả năng tự làm sạch cao, ít bị dịch bệnh, không bị hạn chế về không gian và diện tích, có thể tổ chức quy mô nuôi công nghiệp để tạo ra sản lượng hàng hoá lớn. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực tiềm ẩn nhiều rủi ro về sóng gió,bão tố. Đặc điểm các trận bão lớn ảnh hưởng đến nước ta có quy luật theo mùa, có thể dự báo trước. Khi có bão gió, khả năng di chuyển lồng tránh bão là rất hạn chế. Xây dựng công nghệ nuôi cá vùng biển mở phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu nước ta là yếu tố tiên quyết để khai thác tiềm năng và thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Trong bối cảnh đó, Đề tài KC07.03/06-10 “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị đồng bộ và quy trình vận hành trang trại nuôi cá lồng vùng biển mở” đã được Bộ KHCN phê duyệt và đưa và thực hiện trong giai đoạn 2007-2010.


    2. Mục tiêu của đề tài
    - Đề xuất được hệ thống lồng nuôi và các thiết bị vận hành đồng bộ - Xây dựng mô hình thử nghiệm và đề xuất quy trình nuôi cá biển quy
    mô trang trại ở vùng biển mở bao gồm quy trình kỹ thuật nuôi cá biển và quy trình vận hành bảo dưỡng lồng lưới.
    3. Các nội dung chính của đề tài
    Đề tài được xây dụng với 03 nội dung chính như sau:
    Nội dung 1: Nghiên cứu lựa chọn, đề xuất mô hình trang trại nuôi cá lồng biển mở bao gồm hệ thống lồng cá, các thiết bị vận hành, cơ sở hậu cần
    dịch vụ. Hệ thống lồng sẽ được nghiên cứu cải tiến cho phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta. Một số thiết bị vận hành không sẵn có trên thị trường sẽ được thiết kế và gia công để chủ động sản xuất.
    Nội dung 2: Gia công lắp đặt hệ thống lồng nuôi cá vùng biển mở và các tiết bị vận hành đồng bộ tại Việt nam với quy mô sản xuất 30 tấn/ vụ nuôi.
    Các nội dung chính bao gồm khảo sát, lựa chọn vị trí đặt lồng, gia công chế tạo khung lồng và các thiết bị đồng bộ và lắp đặt hoàn thiện mô hình để vận hành thử nghiệm.
    Nội dung 3: Thử nghiệm, vận hành mô hình trang trại và đề xuất quy trình vận hành hệ thống lồng, quy trình nuôi cá giò thương phẩm và phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...