Đồ Án Nghiên cứu ứng dụng E-learning

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    nghiệp MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN 1
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    MỤC LỤC 3
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU E-LEARNING 5
    1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING. 5
    1.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ E-LEARNING 7
    1.3. ĐẶC ĐIỂM GIÁO DỤC CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING. 8
    1.4.CÁC THUYẾT CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING. 10
    1.5. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA E-LEARNING. 11
    1.5.1. Ưu điểm 11
    1.5.2. Hạn chế. 13
    1.6. SO SÁNH GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TRUYỀN THỐNG VÀ E-LEARNING 14
    1.6.1. Các phương pháp học tập truyền thống. 14
    1.6.2. Phương pháp E-learning. 15
    1.7. CHUẨN ĐÓNG GÓI VÀ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING (eXe). 16
    1.7.1. Chuẩn đóng gói. 16
    1.7.2. Xây dựng bài giảng E-learning (eXe). 21
    CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA E-LEARNING 23
    2.1. CẤU TRÚC HỆ THỐNG E-LEARNING. 23
    2.1.1. Cấu trúc của hệ thống. 23
    2.1.2 Các chức năng cơ bản. 23
    2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG E_LEARNING. 26
    2.2.1. Hệ thống dịch vụ. 26
    2.2.2. Hệ thống nghiệp vụ. 26
    CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU PHP-MySQL-MÃ NGUỒN MỞ MOODLE 30
    3.1. NGÔN NGỮ PHP. 30
    3.2. HỆ QUẢN TRỊ MYSQL. 32
    3.3. MÃ NGUỒN MỞ CHO HỆ THỐNG ELEARNING - MOODLE 33
    3.3.1. Các tính năng quản lý khóa học. 33
    3.3.2. Tính năng quản lý học viên. 33
    3.3.3. Vai trò của các đối tượng người dùng. 34
    CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ MOODLE 36
    4.1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA E-LEARNING 36
    4.1.1. Phân tích yêu cầu hệ thống dựa trên phân tích biẻu đồ Use Case các Actor. 36
    4.1.2. Biểu đồ tuần tự (Sequence Diagram). 41
    4.1.3. Biểu đồ hoạt động. 46
    4.1.4. Biểu đồ cơ sở dữ liệu. 47
    4.2. CÀI ĐẶT MOODLE. 48
    4.3. CÁC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG. 52
    4.3.1. Quản lý một khóa học. 52
    4.3.2. Quản lý người dùng. 53
    4.3.3. Quản lý Site. 55
    4.3.4. Các mô-đun tạo ra các tài nguyên tĩnh. 55
    4.3.5. Các mô-đun tạo ra các tài nguyên tương tác. 56
    4.3.6. Các mô-đun tạo ra các tài nguyên tương tác với người khác. 58
    4.4. CÀI ĐẶT MỘT SỐ CHỨC NĂNG CHO HỆ THỐNG. 60
    4.4.1. Cài đặt một khóa học. 60
    4.4.2. Cài đặt một phòng chát 63
    4.4.3. Cài đặt một diễn đàn. 69
    4.5. HOÀN THIỆN WEBSITE MÔN HỌC EPU-ELEARNING 80
    4.5.1. Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường. 80
    4.5.2. Hiện thực xây dựng E-learning trong nhà trường. 81
    KẾT LUẬN 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94






    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU E-LEARNING1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING.Trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế toàn cầu, môi trường của nền giáo dục các trường cao đẳng, đại học và các trường trung học cũng có nhiều thay đổi. Sự phổ cập cao đẳng, đại học có liên quan tới phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo phục vụ cho cộng đồng đặt trọng tâm lên tính hiệu quả của dịch vụ đào tạo đến kết quả cạnh tranh thông qua hệ thống đào tạo mở, sự suy yếu của tháp ngà và các trường cao đẳng đại học lớn, sự tiếp nhận kiến thức từ các trường đại học, sự liên kết hợp tác giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học nước ngoài, công nghệ và hệ thống giáo dục phải đạt được. Do đó, để đáp ứng được tổ chức hệ thống đào tạo E-learning bằng cách ứng dụng các công nghệ thông tin và các phương tiện hỗ trợ như Internet, Email, CD-Rom, truyền hình tương tác, Tivi, các đường truyền tốc độ cao là phương tiện học tập không bị giới hạn về địa điểm và thời gian như những phòng học học viên-giáo viên truyền thống.
    E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E-learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở Châu Âu E-learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó Châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ thông tin này ít hơn.
    Trong những năm gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.
    Công ty IDC ước đoán rằng thị trường E-learning của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai E-learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng E-learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu.
    Tại châu Á, E-learning vãn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E-learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu á cũng đang có những nỗ lực phát triển E-learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,
    Nhật Bản là nước có ứng dụng E-learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng E-learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp . và dùng để đào tạo nhân viên.
    Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt nam: Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam Nghiên cứu ứng dụng E-learning
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...