Thạc Sĩ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thấm ni-tơ xung plasma ở nhiệt độ thấp (570-600oC) trong chế tạo dụng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ở nước ta trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế thị trường đang phát triển với nhịp độ cao. Các ngành công nghiệp như: Cơ khí, khai thác mỏ, chế biến, ngành hàng không được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh. Nhưng song song với sự phát triển đó có những yêu cầu bức thiết được đặt ra nhằm phát huy nội lực trong nước đó là việc nội địa hoá các sản phẩm, trang thiết bị nhập ngoại.

    Đề án
    Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thấm ni-tơ xung plasma ở nhiệt độ thấp (570-600[SUP]o[/SUP]C) trong chế tạo dụng cụ cắt gọt và chi tiết máy

    Mục Lục

    Chương 1. Tổng quan
    1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài
    1.2. Tầm quan trọng của công nghệ nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện
    1.3. Công nghệ nhiệt luyện
    1.4. Công nghệ hoá nhiệt luyện
    1.5. Quá trình phát triển công nghệ thấm ni-tơ xung plasma trên thế giới
    1.6. Quá trình phát triển công nghệ thấm ni-tơ plasma ở Việt Nam
    Chương 2. Nghiên cứu lý thuyết
    2.1. Giới thiệu chung
    2.2. Thấm ni-tơ thể khí thông thường
    2.3. Thấm nitơ thể lỏng
    2.4. Thấm ni-tơ ion plasma
    2.5. So sánh đánh giá các ưu nhược điểm của các phương pháp
    2.6. Các thông số trong quá trình thấm
    2.7. Kết luận chương 2
    Chương 3. Công nghệ và thiết bị thấm ni-tơ plasma
    3.1. Thiết bị thấm ni-tơ plasma
    3.2. Khảo sát vật liệu chế tạo chi tiết thấm
    3.3. Thiết kế đồ gá
    3.4. Quy trình công nghệ thấm ni-tơ plasma
    3.5. Kết luận chương 3
    Chương 4. Thực nghiệm và kết quả
    4.1. Sử dụng thiết bị Eltropul thấm nitơ - plasma một số mẫu thí nghiệm
    4.2. Sử dụng thiết bị Eltropul thấm nitơ - plasma sản phẩm là trục răng bơm dầu
    4.3. Kết quả khảo nghiệm
    Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục 1
    Phụ lục 2
    Phụ lục 3

    Lời Mở Đầu
    Ở nước ta trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế thị trường đang phát triển với nhịp độ cao. Các ngành công nghiệp như: Cơ khí, khai thác mỏ, chế biến, ngành hàng không được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh. Nhưng song song với sự phát triển đó có những yêu cầu bức thiết được đặt ra nhằm phát huy nội lực trong nước đó là việc nội địa hoá các sản phẩm, trang thiết bị nhập ngoại.
    Lực lượng kỹ thuật, công nghệ trong nước ngày càng được bổ sung đông đảo với tính hội nhập cao. Cùng với sự có mặt các trang thiết bị công nghiệp được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo các trang thiết bị để thay thế hàng nhập ngoại, phát huy nội lực trong nước đang trở lên cần thiết.
    Công nghệ nhiệt luyện là quá trình làm thay đổi tính chất của vật liệu (chủ yếu là vật liệu kim loại) bằng cách thay đổi cấu trúc bên trong mà không làm thay đổi hình dáng và kích thước của chi tiết.
    Trên thực tế, hiếm có vật phẩm kim loại nào được chế tạo mà lại không trải qua quá trình xử lý nhiệt, quá trình mà ở đó kim loại được nung nóng và làm nguội dưới một chế độ được kiểm soát nghiêm ngặt nhằm cải thiện các tính chất cũng như tuổi thọ của vật liệu. Nhiệt luyện có thể làm mềm kim loại để tăng cường khả năng tạo hình. Nó cũng có thể làm các chi tiết trở nên cứng hơn, để cải thiện độ bền. Công nghệ này còn có khả năng phủ những bề mặt rất cứng lên trên nền mềm, để tăng khả năng chống mài mòn. Nó còn có thể tạo ra lớp chống ăn mòn trên bề mặt chi tiết, để bảo vệ chi tiết khỏi các tác nhân có hại từ môi trường. Và, nhiệt luyện còn có thể làm cho các vật liệu giòn trở nên dẻo dai hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...