Luận Văn Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT và SA trong công tác quản lý môi trườ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Nhiệm vụ đồ án
    Lời cảm ơn
    Nhận xét của giáo viên
    Mục lục
    Ký hiệu và chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 3
    1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
    1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
    1.5 Nội dung nghiên cứu 4
    1.6 Ý nghĩa 4
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    2.1 Giới thiệu cơ bản về công cụ PTHTMT
    2.1.1 Công cụ SWOT
    2.1.1.1 Định nghĩa 5
    2.1.1.2 Phương pháp ứng dụng công cụ PTHTMT SWOT 6
    2.1.2 Công cụ SA
    2.1.2.1 Định nghĩa 10
    2.1.2.2 Trình tự phân tích các bên có liên quan 10
    2.2 Tầm quan trọng và ý nghĩa của các công cụ PTHTMT
    2.2.1 Công cụ SWOT 14
    2.2.2 Công cụ SA 15
    2.3 Các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý môi trường trong KCN 16
    2.4 Hiện trạng và công tác quản lý môi trường
    2.4.1 Hiện trạng môi trường ở các KCN 21
    2.4.1.1 Nước thải 21
    2.4.1.2 Khí thải và ô nhiễm không khí 22
    2.4.1.3 Chất thải rắn và chất thải độc hại 23
    2.4.2 Công tác quản lý môi trường ở các KCN 23
    CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở KCN TÂN BÌNH
    3.1 Giới thiệu về KCN Tân Bình
    3.1.1 Sự ra đời và phát triển KCN Tân Bình 26
    3.1.2 Vị trí địa lý- cơ sở hạ tầng 27
    3.1.2.1 Vị trí địa lý 27
    3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 28
    3.1.3 Phân khu chức năng 30
    3.2 Hiện trạng môi trường KCN Tân Bình
    3.2.1 Việc phát thải và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ở KCN Tân Bình
    3.2.1.1 Ô nhiễm trong khu dân cư 32
    3.2.1.2 Ô nhiễm trong khu SX- KD 33
    3.2.1.3 Các vấn đề môi trường khác 34
    3.2.1.4 Môi trường nước 35
    3.2.1.5 Môi trường không khí 41
    3.2.1.6 Chất thải rắn 41
    3.2.2 Sử dụng nguyên liệu 44
    3.3 Hiện trạng công tác quản lý MT ở KCN Tân Bình
    3.3.1 Thanh tra, kiểm tra, báo cáo MT và giải quyết khiếu nại về MT 46
    3.3.2 Giáo dục MT 48
    3.3.3 Thực hiện đánh giá các tác động MT và cam kết MT 48
    3.3.4 Phương án dự báo, phòng ngừa và khắc phục sự cố MT 49
    3.4 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của KCN
    3.4.1 Đánh giá chung 50
    3.4.2 Nhận xét
    3.4.2.1 Điểm mạnh bên trong KCN 51
    3.4.2.2 Những thách thức cần vượt qua 52
    3.5 Cơ hội phát triển của các ngành trong KCN Tân Bình 52
    CHƯƠNG IV: TÍCH HỢP CÔNG CỤ PTHT SWOT VÀ SA ĐỂ XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG KCN ÁP DỤNG CHO KCN TÂN BÌNH.
    4.1 Sự cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chí MT KCN 54
    4.2 Ý nghĩa của việc xây dựng bộ tiêu chí MT KCN
    4.2.1 Ý nghĩa về kinh tế 54
    4.2.2 Ý nghĩa về xã hội 54
    4.2.3 Ý nghĩa về môi trường 55
    4.3 Ứng dụng công cụ PTHTMT SA trong KCN Tân Bình
    4.3.1 Vòng tròn xác định các bên có liên quan 56
    4.3.2 Phân tích các đối tượng liên quan trong vòng tròn SA 58
    4.3.3 Lập lưới phân tích các bên có liên quan 61
    4.3.4 Danh sách các bên có liên quan 62
    4.4 Ứng dụng công cụ PTHTMT SWOT trong KCN Tân Bình
    4.4.1 Xác định điểm mạnh của hệ thống QLMT KCN Tân Bình 66
    4.4.2 Xác định điểm yếu của hệ thống QLMT KCN Tân Bình 68
    4.4.3 Xác định cơ hội của hệ thống QLMT KCN Tân Bình 70
    4.4.4 Xác định thách thức gặp phải của hệ thống 71
    4.4.5 Phân tích chiến lược 72
    4.4.6 Sắp xếp chiến lược 77
    4.5 Bộ tiêu chí môi trường KCN Tân Bình 77
    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
    5.1 Kết luận 85
    5.2 Kiến nghị 87

    Chương 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
    Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc trên toàn thế giới, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã bước vào giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thứ hai theo kế hoạch 10 năm với nhịp độ nhanh chóng và quy mô mạnh mẽ nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần VIII là “đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”, hàng loạt các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao tập trung đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lược nền kinh tế công nghiệp quy mô lớn.Tuy nhiên, như một hệ quả tất yếu khi nền kinh tế càng phát triển thì vấn nạn về đô thị hóa, ô nhiễm, suy thoái môi trường và tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên càng diễn ra trầm trọng hơn.
    Nhìn nhận được vấn đề bảo vệ môi trường là cần thiết và quan trọng cho sức khỏe của cộng đồng cũng như hướng tới sự bền vững của toàn cầu, các nhà môi trường đã nghiên cứu thiết lập đưa ra các biện pháp về quản lý(các chương trình giáo dục môi trường cho cộng đồng, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, ) hay các biện pháp kỹ thuật(như LCA, xử lý cuối đường ống, sản xuất sạch hơn) cũng nhằm một mục đích chung là cải thiện môi trường ngày càng tốt hơn song tất cả các biện pháp trên dường như vẫn chưa đáp ứng cho tình hình môi trường hiện nay.
    Trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu, công cụ phân tích hệ thống được xem là giải pháp tối ưu để xem xét, đánh giá bản chất của vấn đề cũng như tìm hiểu được các mối quan hệ xung quanh vấn đề, qua đó vạch ra được kế hoạch thực
    hiện. Các công cụ phân tích này có thể áp dụng khi cần đến các chiến lược định hướng nhằm vạch ra kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển, hay khi xác định lợi ích và ảnh hưởng của các nhóm khác nhau trong sự liên hệ đến một sự thay đổi trong dự án, chương trình và chính sách. Hiện nay, các công cụ phân tích hệ thống đã được ứng dụng rộng rãi tại các nước tiên tiến trên thế giới và đã thành công trong nhiều lĩnh vực nhất là trong kinh tế thương mại. Trong lĩnh vực môi trường cũng vậy; các công cụ này cũng là chìa khóa cần thiết cho sự thành công của các nhà môi trường để tìm ra cách giải quyết bài toán khó hiện nay.
    Với tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng từ 8-11% trong những năm gần đây, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu và xứng đáng là “đầu tàu” khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Để đạt được thành tích như vậy thì sự đóng góp của các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao là vô cùng to lớn. Tuy nhiên cũng từ các KCN, KCX này lại là nguyên nhân chính của những lượng rác khổng lồ, những nguồn nước thải chưa được xử lý hay của những các vấn đề môi trường nóng bỏng cho thành phố hiện tại.
    Trong tất cả các KCN-KCX trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có duy nhất một KCN nằm trong nội thành là KCN Tân Bình, vì vậy việc quản lý môi trường tại KCN Tân Bình là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở đây công tác quản lý môi trường đã và đang được tiến hành; tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chưa có được một định hướng cụ thể hay cách giải quyết cho từng vấn đề môi trường riêng của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp này vẫn dùng những quy định chưa rõ ràng và không thích hợp với điều kiện của KCN Tân Bình. Vì vậy, điều cần thiết là phải có một bộ tiêu chí môi trường dành riêng cho KCN Tân Bình như là một “kim chỉ nam”, giúp cho các doanh nghiệp quản lý tốt hơn môi trường trong khu vực của mình, từ đó góp phần hoàn thiện môi trường chung của cả KCN và khu dân cư xung quanh. Đây chính là lí do đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công tác quản lý môi trường Khu Công Nghiệp Tân Bình” được thực hiện làm đồ án tốt nghiệp.

    1.2 Mục tiêu của đề tài
    Vận dụng công cụ SWOT và SA vào việc xây dựng bộ tiêu chí môi trường KCN để góp phần quản lí môi trường KCN Tân Bình hiệu quả.

    1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu chỉ thực hiện hai trong các công cụ PTHTMT là SWOT và SA
    Đối tượng nghiên cứu: áp dụng cho hệ thống quản lý môi trường KCN Tân Bình.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp điều tra khảo sát
    Xem xét và đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại cơ sở sản xuất, phương thức hoạt động, công nghệ sản xuất
    Phương pháp phân tích hệ thống
    Xem xét tất cả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
    Tiến hành phân tích doanh nghiệp trong KCN, tìm hiểu cấu trúc và quy luật hoạt động nhằm bảo đảm cho khu công nghiệp phát triển đúng mục tiêu đã định trong điều kiện thay đổi của môi trường bên ngoài.
    Phương pháp chuyên gia
    Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường về công tác quản lí KCN, cũng như khả năng áp dụng của các công cụ phân tích hệ thống môi trường trong việc lựa chọn các vấn đề chính, xây dựng khung chiến lược, lựa chọn chiến lược và cuối cùng là vạch ra chiến lược chi tiết.
    Phương pháp tổng hợp tài liệu
    Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ Internet, sách báo ) về các công cụ PTHTMT sau đó phân tích, tổng hợp theo từng vấn đề riêng biệt phục vụ cho nội dung đề tài.

    1.5 Nội dung nghiên cứu:
    Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về công cụ phân tích hệ thống môi trường
    Nghiên cứu khả năng vận dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường vào việc chuẩn bị các chương trình chính sách trong lĩnh vực môi trường.
    Khảo sát hiện trạng môi trường KCN Tân Bình
    Tìm hiểu công tác quản lí môi trường đang thực hiện tại KCN TB và nhận xét đánh giá
    Nghiên cứu khả năng tích hợp 2 công cụ PTHT SWOT – SA vào công tác quản lí môi trường KCN Tân Bình
    Xây dựng bộ tiêu chí môi trường KCN.
    1.6 Ý nghĩa :
    Ý nghĩa khoa học
    SWOT – SA là những công cụ nêu lên khả năng nhận rõ sự việc. Là những công cụ phân tích có thể áp dụng trong tất cả lĩnh vực khoa học cũng như xã hội.
    Đề tài nghiên cứu ứng dụng của các công cụ này trong công tác quản lí môi trường KCN Tân Bình.
    Ý nghĩa thực tiễn
    Qua việc ứng dụng hai công cụ SWOT – SA xây dựng được bộ tiêu chí môi trường và đề xuất các giải pháp quản lí môi trường cho KCN Tân Bình nhằm tăng cường hiệu quả quản lý môi trường cho chủ đầu tư KCN, góp phần giữ gìn môi trường Khu công nghiệp luôn xanh- sạch- đẹp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...