Luận Văn Nghiên cứu ứng dụng các công cụ kinh tế khả thi đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 - CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    1.1 Đặt vấn đề:
    Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước tiến sâu vào nền kinh tế thế giới, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước không ngừng phát triển, đương nhiên theo sau đó là những hệ lụy về môi trường. Mặt khác, bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động cần được tiến hành đồng thời với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn các ngành công nghiệp đang phát triển rất mạnh.
    Một môi trường thành phần rất cần thiết đối với con người đó là môi trường nước. Vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch cho muôn loài và nhất là cho con người là vô cùng quan trọng. Song song với việc bảo vệ va cung cấp nguồn nước sạch thì cũng cần quan tâm đến vấn đề nước thải, vốn là một thành phần có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước.
    Mặt khác nước ta lại đang trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới nên việc xây dựng phát triển các khu công nghiệp là rất cần thiết. Nhưng việc các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp mọc lên một cách ồ ạt và thải ra môi trường một lượng lớn chất thải đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề và không còn khả năng tự làm sạch nữa. Làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân.
    Chính vì thế mà hiện nay, việc quản lý nguồn nước thải là một vấn đề nan giải của các nhà quản lý môi trường trên thế giới và cả ở Việt Nam. Thế nhưng, tình trạng của môi trường nước hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng bởi thiếu kiểm soát trong việc xả thải và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, đặc biệt là các loại nước thải công nghiệp.
    Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế phát triển rất mạnh đặc biệt là phát triển công nghiệp với 9 Khu Công nghiệp, 3 Khu chế xuất và hơn 6000 doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó thì ở TP.Hồ Chí Minh cũng đang đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề quan tâm của người dân cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
    Nên chăng cần đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải bảo vệ chất lượng môi trường nước, xây dựng nó thành vấn đề không của riêng ai mà là của toàn xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững của cả nhân loại đang sống trên hành tinh này.
    Từ đó đặt ra yêu cầu bức bách là phải giảm bớt và kiểm soát được tình hình ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ra một số Nghị định và Thông tư liên tịch về thực hiện thu phí và thuế bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh và một số Luật Bảo Vệ Môi Trường, Pháp lệnh về Phí và Lệ phí, Thuế Môi trường .
    Trước những yêu cầu thực tế, đề tài:“Nghiên cứu ứng dụng các công cụ kinh tế khả thi đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh“ được thực hiện với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra các giải pháp quản lý nước thải công nghiệp có hiệu quả và thích hợp hơn cho Thành Phố.
    1.2 Mục đích nghiên cứu:
    1.2.1 Mục đích:
    v Thống kê các loại công cụ kinh tế hiện nay đang sử dụng trên địa bàn ở trong nước.
    v Đánh giá khả năng sử dụng các loại công cụ kinh tế hiện nay đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
    v Nghiên cứu các loại công cụ kinh tế đang được sử dụng trên trên thế giới
    v Ưng dụng các công cụ có hiệu quả khả thi phù hợp với điều kiện hiện tại trên địa bàn Thành Phố.
    1.2.2 Yêu cầu:
    Xác định hiệu quả của việc ứng dụng các công cụ kinh tế có tính khả thi vào nước thải trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
    1.3 Nội dung nghiên cứu:
    - Tiến hành phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên dịa bàn.
    - Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn TP. HCM
    - Các công cụ kinh tế đã và đang áp dụng và hiệu quả của việc áp dụng
    - Đề xuất các giải pháp để áp dụng các công cụ có tính khả thi và hiệu quả hơn.
    1.4 Phương pháp nghiên cứu:
    - Khảo sát thực địa.
    - Phương pháp thu thập thông tin.
    - Phương pháp dự báo.
    - Xây dựng mô hình mô phỏng về hiệu quả áp dụng.
    - Phương pháp thu thập thông tin.
    1.5 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
    Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ kinh tế này nhằm khuyến khích hành vi tích cực đối với Môi trường và có kết quả rất khả quan tại các nước OECD, dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều tạo ra những khuyến khích sau:
    · Thay đổi trực tiếp mức giá cả hoặc chi phí
    · Thay đổi gián tiếp các mức giá cả hoặc chi phí thông qua những biện pháp tài chính hoặc thuế khóa, ngân sách;
    · Tạo lập và hỗ trợ thị trường
    v Tình hình sử dụng công cụ khuyến khích kinh kinh tế của 6 nước ( Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Mỹ, Pháp, CHLB Đức) cho kết quả : có tổng cộng 85 công cụ đã được sử dụng, trung bình có khoảng 14 công cụ/ quốc gia. Khoảng 50% số này là phí/ thuế, 30% là trợ giá, số còn lại là các khoản khác như hệ thống ký thác - hoàn trả và các chương trình chuyển nhượng. Trong đó, những công cụ khuyến khích kinh tế thành công nhất là phí ô nhiễm tại Hà Lan, một số kinh nghiệm của Mỹ trong chuyển nhượng giấy phép phát thải và một số hệ thống ký thác – hoàn trả ở Thụy Điển.
    v Trước tình hình đó, Chính phủ đã đặt ra một số các Nghị định và Bộ luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là ban hành ra các công cụ kinh tế trong đó có công cụ Phí bảo vệ môi trường, Thuế tài nguyên là một trong những công cụ hữu hiệu và quan trọng của Nhà nước trong việc kiểm soát môi trường là vấn đề đang được quan tâm được quy định chính thức và được quốc hội thông qua trong Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 1994.
    Cho đến nay ở Việt Nam đã có rất nhiều người nghiên cứu về các công cụ kinh tế nay và đã soạn thảo thành những tài liệu bổ ích như:
    1. TS Trần Thanh Tâm có biên soạn quyển “ Quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế”, năm 2004
    2. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển với “ Kinh tế môi trường”, năm 2005
    3. PGS.TS Hoàng Xuân Cơ với “ Giáo trình kinh tế môi trường” – Nhà xuất bản Giáo Dục, năm 2005.
    4. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, “Quản lý môi trường và đô thị” Đại học kinh tế quốc dân, năm 2004
    Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu và các tác giả khác cũng đã nghiên cứu về vấn đề này
    1.6 Giới hạn đề tài:
    - Phạm vi không gian: địa bàn TP. HCM.
    - Phạm vi thời gian: tháng 7 – tháng 12 năm 2007.
    - Vấn đề: Ứng dụng đối với nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. HCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...