Luận Văn Nghiên cứu tỷ lệ và bệnh nguyên của thở rít ở các bệnh nhi bị viêm đường hô hấp dưới vào điều trị tạ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC Y DƯỢC
    NĂM 2012
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Viêm đường hô hấp dưới 3
    1.2. Thở rít 4
    1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của một số nguyên nhân
    thường gặp của thở rít ở trẻ bị viêm đường hô hấp dưới 5
    1.4. Cận lâm sàng 8
    1.5. Phân độ khó thở thanh quản và điều trị 9
    1.6. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thở rít 11
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 12
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 12
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 12
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
    3.1. Các nguyên nhân của thở rít ở trẻ bị viêm đường hô hấp dưới . 18
    3.2. Đặc điểm lâm sàng của một số nguyên nhân của thở rít ở trẻ bị viêm
    đường hô hấp dưới . 19
    3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của một số nguyên nhân của thở rít ở trẻ bị viêm
    đường hô hấp dưới . 27
    Chương 4: BÀN LUẬN . 29
    4.1. Phân tích về tỷ lệ và bệnh nguyên của thở rít ở trẻ bị viêm đường hô hấp
    dưới . 29
    4.2. Phân tích một số đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nghiên cứu . 30
    4.3. Phân tích một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nghiên cứu 37
    KẾT LUẬN 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một bệnh phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Trên thế giới có khoảng 3-5 triệu trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính mỗi năm và trong một năm trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần (3-5 lần), làm ảnh hưởng nhiều đến tính mạng và sức khỏe của trẻ, đồng thời làm giảm ngày công lao động của bố mẹ [13], [18], [22].
    Viêm đường hô hấp được chia thành viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới. Viêm đường hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa . Viêm đường hô hấp dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Do đó, cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu nặng, nguy hiểm để xử trí kịp thời [22].
    Một trong những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị viêm đường hô hấp dưới là thở rít. Thở rít là dấu hiệu tắc nghẽn của đường hô hấp, có âm sắc cao, nghe chói tai, nghe ở thì hít vào, được gây ra bởi cơ chế cơ học khi khí đi xuyên qua đường thở bị tắc nghẽn một phần, tạo nên luồng xoáy khi xuyên qua chỗ hẹp. Thở rít là hậu quả của sự tắc nghẽn đường dẫn khí lớn, thường là thanh quản hay khí quản.
    Sinh bệnh học của triệu chứng này tương đối đơn giản nhưng là dấu hiệu báo động tính mạng của trẻ sẽ bị đe dọa do sự tắc nghẽn đường thở. Theo L. D. Holinger năm 1980 [30], nguyên nhân gây thở rít có 81,3% là do bất thường bẩm sinh thanh khí phế quản, nguyên nhân do nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 5,5%, chấn thương 5,5%, nguyên nhân khác 6,8%, không xác định 0,9%. Còn trong nghiên cứu của tác giả S. D. John [31], viêm thanh khí phế quản chiếm tỷ lệ 35%, viêm nắp thanh môn 6,8%, hẹp khí quản 2,9%, và các nguyên nhân khác. Do đó, bệnh nhân bị viêm đường hô hấp dưới có thở rít thì không chỉ nghĩ là viêm thanh khí phế quản cấp mà thở rít còn có thể do các nguyên nhân khác.
    Trên thế giới và ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân thở rít và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các nguyên nhân này. Tuy nhiên nguyên nhân của thở rít ở trẻ bị viêm đường hô hấp dưới ở khu vực Thừa Thiên Huế có gì khác biệt với y văn đã công bố? Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các nguyên nhân gây thở rít này như thế nào?
    Từ những suy nghĩ trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ và bệnh nguyên của thở rít ở các bệnh nhi bị viêm đường hô hấp dưới vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế nhằm các mục tiêu sau đây:
    1. Xác định tỷ lệ thở rít và tỷ lệ bệnh nguyên của thở rít ở các bệnh nhi bị viêm đường hô hấp dưới.
    2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của một số bệnh nguyên thường gặp của thở rít ở các bệnh nhi bị viêm đường hô hấp dưới.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Nguyễn Văn Bàng (2000), “Viêm nắp thanh quản cấp tính ở trẻ em”, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị Nhi khoa Khu vực miền Trung lần thứ V, Bộ Y tế xuất bản, tr.164-166.
    2. Lê Thanh Bình (2009), “Sốt ở trẻ em”, Giáo trình Nhi khoa Đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.108-120.
    3. Bộ Y tế (2006), “Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em”, Nhà xuất bản Lao động xã hội, tr.30-65.
    4. Bạch Văn Cam (2009), “Sốt”, Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhà xuất bản Y học, tr.243-248.
    5. Bạch Văn Cam và Trần Anh Tuấn (2009), “Viêm thanh khí phế quản cấp”, Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhà xuất bản Y học, tr.467-471.
    6. Lê Thị Cúc (2011), “Khám hô hấp và chẩn đoán viêm phổi trẻ em”, Bài giảng lâm sàng Nhi khoa, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế, tr.131-134.
    7. Lê Thị Cúc (2009), “Viêm thanh quản cấp”, Giáo trình Nhi khoa sau Đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 315-320.
    8. Lê Thị Cúc (2011), “Định hướng chẩn đoán và xử trí hội chứng khó thở thanh quản (croup syndrome)”, Bài giảng thực hành lâm sàng Nhi khoa, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 135-137.
    9. Nguyễn Thị Cự (2011), “Bài giảng thực hành lâm sàng Nhi khoa”, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế, tr.27.
    10. Nguyễn Lân Đính (2003), “Các rối loạn của hệ hô hấp”, Toàn tập triệu chứng và điều trị bệnh trẻ em, Nhà xuất bản phụ nữ, tr.148-155.
    11. Phạm Thị Minh Hồng (2006), “Đặc điểm giải phẫu, sinh lý hệ hô hấp trẻ em”, Giáo trình Nhi khoa Đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản y học, tr.257-262.
    12. Đinh Thanh Huề (2004), “Xử lý và phân tích số liệu”, Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, Bộ môn dịch tễ học Trường Đại học Y Dược Huế, tr.49-57.
    13. Nguyễn Đình Hường (1994), "Dịch tễ học nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em", Chương trình ARI, Bộ Y tế.
    14. Hoàng Trung Kiên (2011), "Mất cân bằng giới tính khi sinh: thực trạng và giải pháp", Tạp chí ban tuyên giáo, nguồn: http://tuyengiao.vn/Home/khoagiao/khoagiao/2011/6/33065.aspx.
    15. Nguyễn Công Khanh (2005), “Thở rít”, Tiếp cận chẩn đoán Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.190-195.
    16. Nguyễn Công Khanh và Đinh Thị Bích Thu (2001), “Đặc điểm sự tạo máu và máu ngoại biên trẻ em”, Bài giảng Nhi khoa, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản y học, tr.95.
    17. Từ Thị Mai Linh (2007), “Nguyên nhân thở rít ở trẻ từ 2 tháng-15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 10/2006-5/2007”, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
    18. Nguyễn Thanh Long (2009), “Viêm đường hô hấp dưới do virus”, Giáo trình Nhi sau Đại học, Bộ môn Nhi trường Đại học Y Dược Huế, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.224-230.
    19. Nguyễn Thanh Long (2009), “Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em”, Giáo trình Nhi khoa Đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.33.
    20. Hồ Thị Phương (2007), “Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế”, Trường Đại học Y Dược Huế.
    21. Trần Quỵ (2006), “Đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ phận hô hấp trẻ em”, Giáo trình Nhi khoa Đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr.274-279.
    22. Trần Quỵ (2006), “Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính”, Giáo trình Nhi khoa Đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, tr.321-329.
    23. Bùi Bỉnh Bảo Sơn (2009), “Các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em”, Giáo trình Nhi khoa Đại học, Bộ môn Nhi trường Đại học Y Dược Huế, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.251-268.
    24. Nguyễn Tư Thế (2003), “Đánh giá dịch tễ và đặc điểm lâm sàng cấp cứu khó thở thanh quản vào khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị Nhi khoa khu vực miền Trung lần thứ IV, tr.203-207.
    TIẾNG ANH
    25. Clases J, Boudewyns A và Deron P (2005), "Management of stridor in neonates and infants", Deparment of Otorhinolaryngology, Head and Neck, Surgery, Antwerp University Hospital, Belgium. [email protected].
    26. Draper Richard (2010), "Stridor", Nguồn: http://www.patient.co.uk/doctor/Stridor.htm.
    27. Heyning An Boudewyns, Jozef Claes, Paul Van de (2009), "Clinical practice: An approach to stridor in infant and children", Eur J Pediatr, tr.169: 135-141.
    28. Jr. Robert Ferry (2010), "Fever in Children ", Emedicine health. (Nguồn: http://www.emedicinehealth.com/fever_in_children/article_em.htm).
    29. Kroger-L, Korppi-M (1993), "C-reactive protein in viral and bacterial infection in children", Scand-J-Infect-Dis, tr. 25(2): 207-13.
    30. L.D.Holinger (1980), “Etiology of stridor in the neonate, infant and child”, Ann Otol Rhinol Laryngol (89): 397-400.
    31. L.E.Swiscbuk, S.D.John (1992), “Stridor and upper airway obstruction in infants and children”, Radio Graphics 1992, RSNA, vol.12 No14.
    32. Laura J L Halpin, Claire L Anderson và Corriette Nicole (2010), "Practice stridor in children", Nguồn: hinari-gw.who.int/whalecom.
    33. Li L, Xian ZX và YJ Zheng (2009), "Etiology of inspiratory laryngeal stridor in children", Deparment of Otorhinolaryngology,Shenzhen Children's Hospital, Shenzhen 518026, China. [email protected].
    34. Amisha Malhotra, Leonard R. Krilov (2001), "Viral croup", Pediatrics in Review, 22:5-12; doi:10.1542/pir.22-1-5
    35. Regina H. G. Martin, Norimar H. Dias và Emanuel C. Castilbo (2006), "Endoscopic findings in children with stridor",Brazilian Journal of Otorhinolaryngology 72 (5), nguồn: www.rborl.org.br.
    36. Oreinstein DM (2000), “Acute inflamatory upper airway obstructions”, Nelson text book of Pediatrics 16[SUP]th[/SUP], Philadenphia: Saunders 2000.
    37. Perlstein David (2011), "Croup", Emedicine health. (Nguồn: http://www.emedicinehealth.com/croup-health).
    38. Thornton AJ và cs. (1999), “Symtoms in 298 infants under 6 months old, seen at home”, Arch Dis Child 65:280-285.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...