Tiến Sĩ Nghiên cứu tỷ lệ pha trộn hợp lý giữa dầu dừa và dầu diesel dùng làm nhiên liệu cho động cơ Diesel n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu tỷ lệ pha trộn hợp lý giữa dầu dừa và dầu diesel dùng làm nhiên liệu cho động cơ Diesel nhằm cải thiện các chỉ tiêu kinh tế và môi trường

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan;
    Lời cảm tạ
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữviết tắt;
    Danh mục các bảng;
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1-TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC
    CHO ĐỘNG CƠ DIESEL
    6
    1.1. Sử dụng nhiên liệu biodiesel.
    6
    1.2. Sử dụng trực tiếp dầu thực vật làm nhiên liệu (SVO).
    9
    Chương 2-CƠ SỞ LÝ THUYẾT SỬ DỤNG HỖN HỢP DẦU DỪA
    VÀ DẦU DIESEL LÀM NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ DIESEL
    17
    2.1. Nhiên liệu dùng cho động cơ diesel
    19
    2.2. Lý thuyết quá trình phun nhiên liệu và cấu trúc tia phun nhiên liệu dầu
    dừa trong động cơ diesel
    23
    2.3. Các vấn đề cần giải quyết khi sử dụng dầu dừa làm nhiên liệu cho động
    cơ diesel
    46
    2.4. Giải pháp sử dụng hỗn hợp dầu dừa và dầu diesel làm nhiên liệu cho
    động cơ diesel.
    54
    Chương 3- ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHA DẦU DỪA
    VÀO DẦU DIESEL ĐẾN CHỈ TIÊU KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG BẰNG
    PHẦN MỀM MÔ PHỎNG.
    59
    3.1. Quá trình cháy trong động cơ diesel và mô hình của nó.
    60
    3.2. Giới thiệu phần mềm và quá trình mô phỏng
    85
    3.3. Phân tích quá trình cháy và đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn hợp đến chỉ
    tiêu kinh tế, môi trường bằng phần mềm mô phỏng KIVA-3V.
    106
    Chương 4-NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ
    LỆ PHA DẦU DỪA VÀO DẦU DIESELĐẾN CHỈ TIÊU KINH TẾ VÀ
    MÔI TRƯỜNG.
    123
    4.1. Sơ đồbốtrí và thiết b ịthực nghiệm AVL
    123
    4.2. Phương pháp thực nghiệm
    124
    4.3. Kết quả thực nghiệm và bàn luận
    126
    Chương 5- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 145
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
    PHỤ LỤC
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Từ những năm 1970, trước áp lực của các cuộc khủng hoảng dầu mỏ và vấn
    đề giảm thải các chất gây ô nhiễmmôi trường, nhiều nước trên thế giới đã hoạch
    định những chính sách nghiên cứu sử dụng nhiên liệu sinh học (biofuels) thay thế
    dần cho nguồn nhiên liệu gốc dầu mỏ trên các động cơ diesel. Bắt đầu từ Châu Âu,
    đến nay việc sử dụng nhiên liệu sinh học đã được ứng dụng khắp các châu lục.
    Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các hợp chất có nguồn gốc động hoặc
    thực vật. Ví dụ, nhiên liệu chế xuất từ chất béocủa động hoặc thực vật (mỡ động
    vật, dầu dừa, .), ngũ cốc(lúa mì, ngô, đậu tương .), chất thảitrong nông nghiệp
    (rơm, cây bắp, .), sản phẩm thải trong công nghiệp(mùn cưa, sản phẩm gỗ
    thải .), .
    Nhiên liệu sinh học có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu
    truyền thống (dầu mỏ, khíđốt, than đá, .) như:
    -Thân thiện với môi trường, hàm lượng khí gây ô nhiễmvà hiệu ứng nhà
    kínhtrong khí thải của động cơ ít.
    -Nguồn nhiên liệu có khả năng tái sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,
    do vậy cho phép giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu không tái sinh
    truyền thống.
    Tuỳ thuộc vào phương thức sản xuất và sử dụng, nhiên liệu sinh học có thể
    phân làm 4 nhóm chính như sau:
    NHIÊN LIỆU SINH HỌC
    BIOFUELS
    DIESEL
    SINH HỌC
    Biodiesel
    NHIÊN LIỆU
    SINH KHỐI
    Biomass
    DẦU THỰC VẬT
    NGUYÊN GỐC -SVO
    Straight Vegetable Oil
    ETHANOL
    2
    Hiện nay có thể chia công nghệ sử dụng mỡ động vật và dầu thực vật làm
    nhiên liệu (với tỷ lệ thích hợp) cho động cơ diesel thành hai hướng chính:
    (1). Xử lý về mặt hoá học để mỡ động vật vàdầu thực vật có được những
    tính chất tương đương với diesel dầu mỏ (DO). Dầu qua xử lý như vậy gọi là
    biodiesel.
    (2). Xử lývề mặt cơ -lý để dầu thực vật đạt được một số yêu cầu cơ bản của
    nhiên liệu DO. Theo hướng này, công nghệ chủ yếu theo 2 nhánh sau:
    -Thứ nhất, chế tạo bộ chuyển đổi thành hệ thống nhiên liệu képhoặc chế tạo
    bộ phun nhiên liệu chuyên dùng cho SVO thành hệ thống nhiên liệu đơn.
    -Thứ hai, tạo hỗn hợp dầu thực vậtvới dung môicó độ nhớt thấp (như:dầu
    hỏa, ethnol, dầu diesel .), và chất phụ gia đạt tiêu chuẩn nhiên liệu dùng cho động
    cơ diesel.
    Trong đề tài này, NCS chọngiải pháp tạo hỗn hợp vì:
    -Việc chế tạo, lắp đặt thêm bộ chuyển đổi hoặc bộ phun chuyên dùng SVO
    có khả năng sử dụng đến 100% dầu thực vật nguyên chất nhưng sẽ làm đội giá
    thành hệ thống nhiên liệu, gây phức tạp trong sử dụng.
    -Không cần có nhà máy xử lý với quy mô công nghiệp như Biodiesel, hiện
    giá thành thiết bị còn rất cao (30.000 EU cho thiết bị có năng suất 50lít/ mẻ).
    Mặt khác, biodiesel dễ bị nhiễm khuẩn làm giảm sút chất lượng trong bảo
    quản, thời gian bảo quản được khuyến cáo là dưới 1 năm với chế độ nghiêm ngặt,
    điều này chưa phù hợp với trình độ kỹ thuật ở nước ta. Trong khi đó dầu thực vật
    được bảo quản trong điều kiện thông thường. Ở một số động cơ, dầu biodiesel làm
    hư hỏng vật liệu cơ bản tổng hợp PVC, các ống dẫn cao su, vòng đệm. Chưa tìm
    thấy công trình nào công bố tác hại tương tự khi sử dụng công nghệ tạo hỗn hợp.
    -Sử dụng trực tiếp dầu thực vật từ các cơ sở sản xuất dầu hiện có, đặc biệt là
    dầu không ăn được, tạo hỗn hợp với chất phụ gia và nhiên liệu DO sẽ hạ giá đầu
    vào nhiên liệu. Giải pháp này không đòi hỏi người sử dụng trình độ cao, rất phù hợp
    với điều kiện nước ta.
    3
    Trong lĩnh vực Nông -Lâm -Ngư và giao thông ở Việt Nam, động cơ diesel
    được sử dụng rất phổ biến(trên 90%). Đến tháng 10/2011 cả nước có gần 500.000
    máy kéo các loại sử dụng trong nông nghiệp, với tổng công suất trên 5 triệu mã lực
    (CV); 580.000 máy tuốt đập lúa; 17.992 máy gặt lúa các loại .Đến cuối năm 2008,
    số lượng tàu cá Việt Nam lên đến 128.000 chiếc với tổng công suất trên 6.784.000
    cv (bình quân 53 cv/chiếc). Ngoài ra, tàu giao thông vận tải đường sông, dịch vụ du
    lịch . cũng có số lượng rất lớn. Như vậy, nếu dùng dầu thực vật làm nhiên liệu thay
    thế cho động cơ diesel sẽ tiết kiệm được một lượng ngoại tệ lớncho quốc gia vàhạn
    chế ô nhiễmmôi trường.
    Dầu thực vật Việt Nam được chế biến từ các nguyên liệu có nguồn gốc thực
    vật gồm: đậu nành, đậu tương, đậu phụng (lạc), vừng, dừa, cám gạo trong đó phổ
    biến nhất là dầu dừa [2]. Dầu dừa có độ nhớt, khối lượng riêng, điểm chớp lửa thấp
    nhất, chỉ số cetan cao nhất. Đây là lợiđiểm đáng kể khi sử dụng làm nhiên liệu thay
    thế, hơn nữa sản lượng dầu dừa đứng đầu trong 3 loại dầu thực vật phổ biến ở Việt
    Nam. Gần đây xuất hiện thêm một số loại dầu không ăn được như: dầu cây cọc rào
    (jatropha), dầu cây rong tảo, đầy tiềm năng nhưngchưa thành thương phẩm.
    Từ những luận cứ trên, thấy rằng: “Nghiên cứu tỷ lệ pha trộn hợp lý giữa
    dầu dừa và dầu diesel dùng làm nhiên liệu cho động cơ Diesel nhằm cải thiện các
    chỉ tiêu kinh tế và môi trường” là rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ pha
    dầu dừavào dầu dieselđến các chỉ tiêu kinh tế và môi trường trên động cơ diesel,
    từ đó xác định công thức hỗn hợplàm tham số đầu vào cho việc thiết kế Hệ thống
    nhiên liệu chuyển đổi. Để giải quyết mục tiêu của đề tài, NCS đặt ra giả thuyết:
    -Động cơ diesel có thể hoạt động được nếu sử dụng nhiên liệu mới có đặc
    tính (chủ yếu là độ nhớtvà chỉ số cetan) tương đương nhiên liệu truyền thống.
    -Chỉ tiêu kinh tế và môi trường của động cơsẽ thay đổi theo tính chất nhiên
    liệu.
    3. Đối tượngnghiên cứu: Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ diesel
    4. Phạm vi nghiên cứu: Hỗn hợp dầu dừa, chất phụ gia và dầu diesellàm
    nhiên liệu cho động cơ diesel.
    4
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
    1. Về khoa học
    -Xây dựng cơ sở lý thuyết sử dụng hỗn hợp dầu dừa, dầu diesel làm nhiên
    liệu cho động cơ diesel;
    -Xác định các điều kiện mô phỏng (điều kiện ban đầu và điều kiện biên) khi
    sử dụng hỗn hợp nhiên liệu dầu dừa với dầu diesel;
    -Xác định yếu tố điều chỉnh chính của nhiên liệu hỗn hợp cho quá trình mô
    phỏng là thời gian phun và thời gian cháy trễ thông qua tính chất nhiên liệu là độ
    nhớt và chỉ số cetan;
    - Xác lậpcông thức tính và xây dựng các thông số nhiệt động cho nhiên liệu
    hỗn hợp: dầu dừa, dầu dieselvà chất phụ gia làm nhiên liệu cho động cơ diesel;
    - Dẫn liệu khoa học về kết quả chạy thử nghiệm nhiên liệu hỗn hợp từ dầu
    dừa, dầu diesel và chất phụ gia trên cụm thử nghiệm chuyên dùng AVL.
    2.Về thực tiễn
    -Đề xuất giải pháp sử dụng nhiên liệu hỗn hợp cho các động cơ diesel;
    -Chuyển đổi hệ thống nhiên liệu động cơ diesel sang sử dụng nhiên liệu hỗn
    hợp dầu dừa, chất phụ gia và dầu diesel. Góp phần khai thác nhiên liệu sinh học cho
    động cơ diesel để thay thế một phần nguồn nhiên liệu truyền thống đang ngày càng
    khan hiếm và giảm ô nhiễm môi trường.
    Các đóng góp này có thể vận dụng trong nghiên cứu nhiên liệu thay thế từ
    các loại dầu thực vật khác nhau, giúp giảm thời gian và chi phí thực hiện.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    1.Nghiên cứu lýthuyết:
    - Nghiên cứu tài liệuvề những lý thuyết hiện đại đã và đang được phát triển
    trên thế giới về các quá trình phun nhiên liệu, hình thành hỗn hợp và cháy trong
    động cơ diesel khi sử dụng nhiên liệu thay thế.
    - Phân tíchlựa chọn mô hình toán hợp lýtrong ứng dụng xác định thông số
    của tia phun nhiên liệu dầu dừa so với nhiên liệu diesel làm cơ sởcho giải pháp sử
    dụng nhiên liệu hỗn hợp.
    5
    - Mô phỏngbằng phần mềm ảnh hưởng của tỷlệpha dầu dừa vào dầu diesel
    đến quá trình cháy trong động cơ diesellàm cơ sởchọn sốmẫu nhiên liệu thực
    nghiệm.
    2.Nghiên cứu thực nghiệm:
    - Xác địnhtương quan nhiệt -nhớt của các mẫu nhiên liệu hỗn hợp ứng với
    các tỷ lệ pha khác nhau, từ đó xác định khoảng tỷ lệ pha hợp lý
    - So sánh và kiểm chứng đặc tính công suất, đặc điểm quá trình cháy; Khảo
    sát chỉtiêu kinh tếvà môi trường của động cơ khi sửdụng dầu diesel và các mẫu
    nhiên liệu hỗn hợptrên băng thửchuyên dùng; Kiểm chứng với kết quảmô phỏng.
    7. Nội dung nghiên cứu
    1. Tổng luận và nghiên cứu cơ sở lý thuyết sử dụng hỗn hợp dầu dừa và dầu
    diesellàm nhiên liệu cho động cơ diesel;
    2. Lựa chọn mô hình toán và mô phỏng quá trình phun và cháy nhiên liệu
    hỗn hợp dầu dừa - dầu dieseltrong động cơ diesel;
    3. Đánh giá chỉ tiêu kinh tế và môi trường khi thay đổi tỷlệpha dầu dừavào
    dầu diesel trên động cơ diesel.
    8. Kết cấu Luận án
    Luận án được kết cấu thành 5chương:
    1. Tổng quan về sử dụng nhiên liệu sinh học cho động cơ diesel.
    2. Cơ sở lý thuyết sử dụng hỗn hợp dầu dừavà dầu diesellàm nhiên liệu cho
    động cơ diesel.
    3. Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ pha dầu dừa vào dầu diesel đến chỉ tiêu kinh
    tế và môi trường của động cơ diesel bằng phần mềm mô phỏng.
    4.Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ pha dầu dừa vào dầu diesel
    đến chỉ tiêu kinh tế và môi trườngcủa động cơ diesel.
    5. Kết luận và kiến nghị.
    9. Hạn chế của Luận án
    Luận án chưa nghiên cứu giải quyết được các vấn đề có liên quan như: Công
    thức phân tử của nhiên liệu hỗn hợp; Độ ổn định của nhiên liệu hỗn hợp theo thời
    gian và điều kiện bảo quản.
    6
    Chương 1-TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU
    SINH HỌC CHO ĐỘNG CƠ DIESEL
    Hiện nay có nhiều ứng dụng nhiên liệu thay thế cho các động cơ, ví dụ
    Brazin là nước đi đầu trong việc phát triển các loại nhiên liệu sạch từ mía, Brazin
    hiện có tới 90% ô tô sử dụng nhiên liệu sạch và nhiên liệu sạch pha với nhiên liệu
    có nguồn gốc dầu mỏ, với 5 nhà máy cung cấp sản lượng khoảng 49 triệu lít/năm.
    Thị trường châu Âu cũng không nhỏ khi nghị định Kyoto được đưa vào thực hiện,
    các quy chế ngặt nghèo về khí thải, gầnđây là chỉ thị 2003/30/EC, theo đó từ ngày
    31/12/2005 có ít nhất 2% và đến 31/12/2010 ít nhất 5,75% nhiên liệu dùng trong
    vận tải phải có nguồn gốc tái tạo. Tại Đức chỉ thị trên đã được thực hiện sớm hơn,
    tiếp theo là Áo và Pháp với nhiên liệu chứa 5% có nguồn gốc tái tạo đã được bán. Ở
    Mỹ, Áo đã cho động cơ diesel ôtô chạy bằng dầu thực vật từ nhiên liệu là dầu ăn
    thải ra từ trong các nhà hàng. Achentina đã tìm cách phát triển công nghệ sản xuất
    năng lượng thay thế từ đậu nành với chi phí sản xuất chỉ bằng ½ so với dầu diesel
    truyền thống (DO). Nước Anh cũng đã sản xuất nhiên liệu thay thế từ hạt hướng
    dương, hạt thầu dầu và hạt cọ, sản xuất ethanol từ lúa mì và mía. Gần đây, đã có
    một số công trình bắt đầu nghiên cứu và công bố sản xuất nhiên liệu sinh học từ
    rong tảo.
    Như vậy, khái niệm cũng như công nghệ chế biến và sử dụng nhiên liệu sinh
    học cho động cơ diesellà khá rộng. Phạm vi của đề tài này chỉ đề cập đến nhiên
    liệu lỏng:biodiesel và SVO.
    1.1. Sử dụng nhiên liệu biodiesel
    Biodiesel là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu
    diesel nhưng được sản xuất từ dầu thực vật hay mỡ động vật. Về phương diện hóa
    học thì Biodiesel là methyl ester của những axít béo. Nguyên liệu sản xuất biodiesel
    từ động vật là mỡ cá tra, cá basa, mỡ gà, còn từ thực vật: dầu dừa, dầu đậu nành,
    dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu mè, dầu lạc,
    Biodiesel có tiềm năng lớn để làm nhiên liệu tái tạo trong các động cơ diesel.
    Hiện nay, công nghệ sản suất Biodiesel từ các cây có dầu đang được sử dụng rộng
    rãi ở châu Âu, châu Mỹ để thay thế một phần nhiên liệu DO (Diesel Oil). Có được

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    [1] Bùi Văn Ga (2006), Ô tô và ô nhiễm môi trường, Đại học ĐàNẵng.
    [2] Phùng Minh Lộc (2008),Nghiên cứu thửnghiệm dầu thực vật Việt
    Nam làm nhiên liệu cho động cơ diesel tàu cá cỡ nhỏ, Đề tài NCKH cấp bộ
    B2006-13-09.
    [3] Phùng Minh Lộc (2009), “Xác định suất tiêu thụnhiên liệu của động cơ
    D12 chạy bằng nhiên liệu dầu dừa có phụgia Nano fuel bosster”, Tạp chí
    Khoa học – Công nghệThủy sản, sốđặc biệt -2009, Nha Trang.
    [4] Lê Viết Lượng (2000), Lý thuyết động cơ diesel, NXB Giáo dục.
    [5] Nguyễn Văn Nhận (2001), Lý thuyết động cơ đốt trong, ĐH Nha Trang.
    [6] Nguyễn Văn Nhận (2005), Nhiên liệu và chất bôi trơn, ĐH Nha Trang.
    [7] Nguyễn Thạch (2009), “Phân tích các chỉ tiêu về nhiên liệu của dầu jatropha và
    dầu dừa và khả năng sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel ở Việt
    Nam”, Báo cáo chuyên đề của đề tài NCKH cấp Nhà nước.
    [8] Nguyễn Thạch (2009), “Nghiên cứu bộ chuyển đổi sử dụng trực tiếp dầu thực
    vật làm nhiên liệu cho động cơ diesel”, Tạp Chí Cơ Khí Việt Nam(ISSN
    0866 –7056), Hà Nội.
    [9] Nguyễn Thạch (2009), “Nghiên cứu máy đồng thể tạo nhũ tương nhiên liệu dầu
    thực vật-nước cho cho động cơ diesel”, Tạp Chí Cơ Khí Việt Nam(ISSN
    0866 –7056, Hà Nội.
    [10] Hồng Đức Thông (2004), Nghiên cứu khả năng ứng dụng nhiên liệu và năng
    lượng mới trên ô tô Việt Nam, Đại học Bách Khoa, TP. HCM.
    [11] Bùi Minh Trí (2005), Xác suất thống kê và qui hoạch thực nghiệm, NXB
    Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    [12] Nguyễn Doãn Ý (2009), Xử lý số liệu thực nghiệm trong kỹ thuật,NXB Khoa
    học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    147
    Tiếng Anh
    [13] A. A. Amsden (1999), KIVA-3V release 2 improvements to KIVA-3V, Los
    Alamos LA-UR-99-915.
    [14]A. Kazakov and D. E. Foster (1998) , Modeling of Soot Formation During DI
    Diesel Combustion Usign a Multi-step Phenomenological Model, SAE paper
    No. 982463.
    [15]A. B. Liu, D. Mather, and R. D. Reitz (1993), Modeling the Effects of Drop
    Drag and Breakup on Fuel Sprays, SAE paper No. 930072.
    [16]Bialkowski, M.T., et al. (2004), Experimental analysis of rapeseed oil
    atomisation characteristics in a common-rail fuel injection system.
    Proceedings of the International Conference on Vehicles Alternative Fuel
    Systems and Environmental Protection (VAFSEP2004), Dublin, 6-9 July.
    [17] Carten Baumgarten, 2006.Mixture formation in internal cobustion engines,
    Germany.
    [18]C. Y. Choi, G. R. Bower, and R. D. Reitz (1997), Mechanisms of Emissions
    Reduction Using Biodiesel Fuels, Final Report For The National Biodiesel
    Board, Engine Research Center, University of Wisconsin –Madison.
    [19]DavidRochaya (2007),Numerical Simulation of Spray Combustion using Bio-mass DerivedLiquidFuels, School Of Mechanical Engineering, PhD
    Thesis, Cranfield University.
    [20]Hiroyuki Hiroyasu (2007), Diesel Engine Combustion and Its Modeling.
    University of Hiroshima. Shitami, Saijocho,Higashi Hiroshima 724.
    [21]Michael J. Holst (1992), Notes on the KIVA-II Software and Chemically
    Reactive Fluid Mechanics, Lawrence Livermore National Laboratory,
    August.
    [22] M. Halstead, L. Kirsh, and C. Quinn (1977), The Autoignition od Hydrocarbon
    Fuels at High Temperatures and Pressures –Fitting of a Mathematical
    Model”, Combustion and Flame, Vol. 30, pp 45-60
    148
    [23]Michael Allen, Visiting Professor 2002), Prince of Songkla University,
    Thailand. Straighter-than-straight vegetable oils as diesel fuels. Message to
    the Biofuels-biz mailing list.
    [24] Nguyen Ngoc Dung, Rey Sopheak (2009)
    The Study of Combustion of Jatropha Curcas L.Oil (Crude;Degummed;
    Fatty Acid Methyl Ester) as a Fuel on a DirectInjection Diesel Engine (DI)
    Kyoto University, Honmachi, Yoshida, Sakyo-ku, Kyoto-shi, Japan
    [25]Nguyen Thach (2008), Homogenization -a solution for Straight Vegetable
    Oils (SVO) as diesel fuel replacements in Vietnam, International Workshop
    on Automotive Technology, Engine and Alternative Fuels.
    Faculty of Transport Engineering HCM City University of Technology
    [26]J. D. Ramshaw, P. J. O’Rourke, and L. R. Stein (1985), Pressure Gradient
    Scaling Method for Fluid Flow with Nearly Uniform Pressure, Journal of
    Computational Physics, Vol. 58, pp 361 -376.
    [27]J. Abraham, F. V. Bracco, and R. D. Reitz (1985), Comparison of Computed
    and Measured Premixed Charged Engine Combustion, Combustion and
    Flame, Vol. 60, pp 309-322.
    [28]J. B. Heywood (1988), Internal Combustion Engine Fundamentals, McGraw-Hill, NewYork.
    [29]J. Nagle and R. F. Strickland-Constable (1962), Oxidation of Carbon Between
    1000-2000
    o
    C, the 5
    th
    Carbon Conference.
    [30]S. Kong and R. Reitz (1993), Multidimensional Modeling of Diesel Ignition
    and Combustion Using a Multistep Kinetics Model, ASME Transactions,
    Journal of Engineering for Gas Turbines and Power, Vol. 115, No. 4, pp.
    781-789.
    [31]S. Kong and R. Reitz (1995), Multidimensional Modeling of Diesel Ignition
    and Combustion Using a Multistep Kinetics Model, ASME Transactions.
    [32]Z. Han and R. D. Reitz (1995), Turbulence Modeling of Internal Combustion
    Engines Using RNG k - models, Combustion Science and Technology, Vol.
    106, pp 267-295.
    149
    Website
    [33] http://www.nanotechxxl.com
    [34]http:// www.Elsbett.de
    [35] http://beta.technologyreview.com/energy/22766/
    [36] http://uk.reuters.com/article/oilRpt/idUKHKG7593720070912
    [37] http://www.d1plc.com/agronomyEnergy.php
    [38] http://plants.usda.gov/java/profile?symbol=JACU2
    [39] http://www.theoildrum.com/node/5475
    [40] http://www.biodieseltoday.com
    [41] http://thepanelist.com/Hot_Topics/Alternative_Energy/_20070820524/
    [42] http://e360.yale.edu/content/feature.msp?id=2147
    [43] http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/6278140.stm
    [44] http://www2.greenpowerconferences.co.uk/v8-12/Prospectus/Index.php?sEventCode=BF0906ID
    [45] http://www.carboncommentary.com/2008/11/13/175
    [46] http://titanarum.uconn.edu/198700232.html
    [47] http://www.floridata.com/ref/J/jatr_mul.cfm
    [48] http://www.inchem.org/documents/pims/plant/jcurc.htm
    [49] http://www.grain.org/seedling/?id=480
    [50] http://www.flickr.com/photos/jurvetson/2213996356/
    [51 http://theenergycollective.com/TheEnergyCollective/42546
    [52]http://www.worldchanging.com/archives/006814.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...