Luận Văn Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính hay ARI (Acute Respiratory Infection) là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hầu hết các nước đang phát triển. Tại hội nghị Tham khảo Quốc tế về chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) lần thứ nhất tổ chức tại Washington năm 1991, cho biết hàng năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em <5 tuổi đã chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trong đó chủ yếu do viêm phổi. Đến tháng 7 năm 1997, hội nghị quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tại Canberra đã tổng kết là tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới chiếm 19% tử vong ở trẻ em <5 tuổi [4], [7].
    Do vậy, từ năm 1982 Tổ chức Y tế thế giới đã có một chương trình toàn cầu về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, năm 1983 nhóm tư vấn chuyên môn kỹ thuật của chương trình đã được thành lập tại Geneva [32]
    Tại Việt Nam, chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Quốc gia bắt đầu thực hiện năm 1984 nhằm mục tiêu chủ yếu là giảm tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó đặc biệt là viêm phổi [7].
    Sau một thời gian nghiên cứu và triển khai, tỷ lệ tử vong từ 1 đến 5 tuổi có giảm rõ rệt. Tuy vậy, tỷ lệ tử vong dưới 1 tuổi vẫn còn cao kể cả khu vực cộng đồng và bệnh viện [2], [9]
    Với sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao và chất lượng cuộc sống được cải thiện, dịch vụ Y tế có nhiều tiến bộ và mở rộng, kỷ năng chẩn đoán và xử trí các bệnh cấp tính ở trẻ em các tuyến Y tế đặc biệt là Y tế cơ sở đã được nâng cao do chương trình được triển khai mở rộng, nguồn thuốc phong phú và cung cầu tương đối đầy đủ, nhưng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em vẫn là nguyên nhân có số mắc và tử vong cao nhất ở nhóm dưới 5 tuổi, nhất là những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa [7].
    Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi còn cao năm 2009 là 19,50 %, trong đó có huyện A Lưới là một huyện miền núi nghèo của tỉnh, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi chiếm rất cao năm 2009 là 35.00 %, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi vẫn là một vấn đề sức khỏe cần được ưu tiên [16].
    Để góp phần đánh giá thêm tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và các yếu tố nguy cơ sau nhiều năm thực hiên chương trình phòng chồng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Quốc gia, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm mục tiêu sau
    1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
    2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em dưới 5 tuổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...