Tiến Sĩ Nghiên cứu tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    3
    1.1. Tổng quan về hội chứng chuyển hóa 3
    1.2. Tình hình thừa cân béo phì 12
    1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì 20
    1.4. Các phương pháp đo mỡ cơ thể 23
    1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng với hội chứng chuyển hóa 25
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
    2.3. Các phương pháp xử lý số liệu 34
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
    3.1. Đặc điểm thành tố hội chứng chuyển hóa 35
    3.2. Đặc điểm thành tố ngoài hội chứng chuyển hóa 38
    3.3. Kết quả chỉ số mỡ 42
    3.4. Mối liên quan chỉ số mỡ với các thành tố của hội chứng chuyển hóa 48
    3.5. Tương quan giữa chỉ số lượng mỡ và các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng 52
    Chương 4. BÀN LUẬN 64
    4.1. Kết quả chỉ số mỡ của đối tương nghiên cứu 65
    4.2. Mối liên quan chỉ số mỡ với các thành tố của hội chứng chuyển hóa 73
    4.3. Mối liên quan chỉ số mỡ với các thành tố ngoài hội chứng chuyển hóa 82
    KẾT LUẬN 88
    KIẾN NGHỊ 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp những yếu tố nguy cơ quan trọng mà mẫu số chung là sự bất thường đề kháng Insulin, tăng Insulin máu trung ương, bao gồm: Tăng huyết áp, thừa cân, HDL cholesteron thấp, Triglycerid máu tăng, tăng đường huyết và đề kháng Insulin. Các yếu tố nguy cơ này nếu kết hợp với nhau sẽ làm tăng bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ngay cả khi chúng chỉ mới hơi bất thường. Mặt khác LDL cao và tăng cholesteron toàn phần không phải là thành phần của HCCH và do đó HCCH có thể coi là dạng nguy cơ “không LDL” [24].
    Thừa cân - béo phì đang được Tổ chức Y tế thế giới xem xét dưới góc độ là một “nạn dịch toàn cầu” và người ta cho rằng béo phì xếp đầu tiên của một nhóm được gọi là “các căn bệnh của nền văn minh” [14], [18].
    Việt Nam là nước đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu hướng chung của các nước đang phát triển đó là suy dinh dưỡng cùng tồn tại song hành với béo phì. Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can thiệp cùng lúc cho hai mặt của một vấn đề dinh dưỡng như trong chiến lược của mỗi quốc gia về dinh dưỡng đề ra [8], [10], [11].
    Tích tụ mỡ nội tạng liên quan đến không chỉ cho sự phát triển của nguy cơ tim mạch, mà còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu của Matsuzawa, đã chứng minh rằng béo phì nội tạng xác định bằng chụp CT có liên quan đến bệnh động mạch vành ngay cả ở những người béo phì nhẹ. Tích tụ mỡ nội tạng cũng liên quan đến sự phát triển của rối loạn chức năng tim và hội chứng ngưng thở khi ngủ. Từ bằng chứng này, tác giả có thể kết luận rằng sự tích lũy chất béo nội tạng là một nguy cơ chính của bệnh tim mạch cũng như các bệnh chuyển hóa [74].
    Về phương diện lâm sàng gần đây người ta rất quan tâm đến tỷ lệ mỡ cơ thể (TLMCT) và chỉ số mức mỡ nội tạng (MMNT). Các chỉ số này được xem là một trong những chỉ số nhân trắc tương đương với chỉ số khối (BMI) và vòng bụng (VB) trong đánh giá nguy cơ tim mạch. Trong khi đó ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng và đặc biệt ở Phú Yên nói riêng chưa có nghiên cứu nào đánh giá về tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng.
    Hơn nữa với khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nói chung, kỹ thuật y tế nói riêng. Công nghệ độc quyền của Hãng OMRON Nhật bản đã ra đời cân HBF-372 có thể đo được lượng mỡ cơ thể (%) so với trọng lượng cơ thể, biết được lượng mỡ nội tạng (mỡ quanh gan, ruột) ở mức độ nào, biết được chính xác trọng lượng cơ thể bạn, biết được chỉ số khối cơ thể (BMI), biết được chỉ số chuyển hóa cơ bản (BMR) nhanh, gọn và khá chính xác.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóavới mục tiêu:
    1. Xác định tỷ lệ và phân loại chỉ số mỡ trên những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.
    2. Khảo sát mối tương quan giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng với các thành tố trong và ngoài hội chứng chuyển hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...